Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 10 năm 2019 Vùng cao Việt Bắc

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV
TRƯỜNG PTTH VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

                  
 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
Năm học 2018 -2019
(Đề thi gồm: 01trang, 02 câu)

 
Câu 1 ( 8 điểm )
Trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay  con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này      là của con.
Trình bày suy nghĩ của Anh ( Chị ) về ý kiến trên.
 
Câu 2 (12,0 điểm).
  
  “Có thể xem quá trình sáng tạo là quá trình luyện ngọc. Tác phẩm được hình thành, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của ngọc quý. Nhưng nếu tinh ý, ta có thể nhìn thấy máu, thấy nước mắt, thấy niềm vui và nỗi đau của người thợ kì tài”  (Nguyễn Khải).
 
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên, làm sáng tỏ vấn đề qua một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10
…………………Hết ………………………
 
Họ tên: Nguyễn Thị Vân Anh
 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
HƯỚNG DẪN CHẤM
——————-
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN        KHỐI  10
Năm học 2018 –  2019
(Đáp án gồm có 05 trang)

 
YÊU CẦU CHUNG 
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
YÊU CẦU CỤ THỂ
 
Câu 1 (8,0 điểm)
Về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau
  b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 

Câu 1 Nghị luận xã hội
   
I. Yêu cầu về kĩ năng:
– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội
– Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng
– Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
 
II. Yêu cầu về kiến thức:
 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
 
 
 
1. Giải thích
-“ Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con
-“ buông tay” để con được tính tự lâp, tự làm việc , học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân mà không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.
-“thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập
> Để có thể tự đứng vững trên đường đời lắm chông chênh, ngày một trưởng thành và sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì chúng ta cần có đức tính tự lập và lối sống chủ động hoà nhập với cộng đồng ngay từ nhỏ.
 
2. Bàn luận
Câu nói  đặt ra những vấn đề đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc:
a. Vì sao cần có tính tự lập
– Khi tự lập , bạn sẽ rèn luyện cho mình khả năng tự giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo. Tính tự lập giúp chúng ta dễ thích nghi được với mọi hoàn cảnh, ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân. Tính tự lập góp phần khẳng định bản thân trong mọi việc giúp ta vươn tới thành công. ( HS lấy dẫn chứng )
– Tính tự lập là đức tính cần phải có , là yếu tố quyết định để chúng ta vượt qua khó khăn , có những suy nghĩ độc lập. Đó là chìa khó cho mọi thành công của bạn
b. Vì sao phải chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh :
– Sống chủ động hòa nhập với cộng đồng giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hôi
– Sự chủ động sẽ giúp ta vươn lên thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước hoàn cảnh
– Trong xã hội ngày càng phát triển , con người sẽ có cơ hội khẳng định mình khi được hòa nhập với cộng đồng và xã hội, niềm vui sẽ được nhân lên trong mối quan hệ hòa giữa cá nhân và cộng đồng
c- Để sống tự lập và chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh chúng ta cần có bản lĩnh, sống có trách nhiệm với bản thân , gia đình , xã hội. Chúng ta phải tự đứng vững và đi lên phía trước bằng chính con người, tinh thần và trí tuệ của bản thân tự lập, kiên cường trong cuộc sống, biết yêu sẽ được nhận tình yêu.
(Học sinh nêu các dẫn chứng phù hợp . Có thể lấy dẫn chứng  về thần đồng Đỗ Nhật Nam)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề
     – Tự lập và chủ động  trong công việc không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ , xa rời mọi người  mà ngược lại cần xây dựng tập thể vững mạnh
–  Phê phán lối sống ích kỷ, hẹp hòi không quan tâm đến thế giới xung quanh
 
4. Bài học:
– Rèn luyện bản lĩnh, sức mạnh, dũng khí;  Hãy sống hết mình , tự lực cánh sinh, tự chủ từ suy nghĩ đến hành động , từ phẩm chất đến bản lĩnh để xây dựng cuộc tốt đẹp
– Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân hoàn thiện mình và phát triển
 
 III. Biểu điểm
7 – 8 điểm: Đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, dẫn chứng chọn lọc, phù hợp, diễn đạt có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
5 – 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu ; nghị luận tương đối có sức thuyết phục, dẫn chứng chưa thật phong phú, không có sai sót lớn về diễn đạt.
3 – 4 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách làm bài nghị luận xã hội, tuy vậy bài viết còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi, liên hệ thực tế kém
1 – 2 điểm: Hiểu vấn đề lơ mơ; mắc quá nhiều lỗi.

 
 
Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 
 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận : Công phu sáng tạo của người nghệ sỹ , sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật. 1,0
2 Giải thích ý kiến. 2,0
  – Quá trình sáng tạo là quá trình nhà văn rung động , suy nghĩ, là ý tưởng, cảm hứng để rồi hình thành ý đồ sáng tác và thể hiện nó ra bằng tác phẩm
– Quá trình luyện ngọc là quá trình làm ra tác phẩm
– Tác phẩm, hình tượng được tạo ra lung linh ánh sáng của viên    ngọc quý: vẻ đẹp sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật.
– Máu: chất làm nên sự sống còn- toàn bộ sự hiểu biết, sự sống của người nghệ sĩ
– Nước mắt, nỗi đau, niềm vui: Những cung bậc cảm xúc phong phú .
– Ý nghĩa: Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình công phu khó nhọc, chỉ khi người nghệ sĩ đem toàn bộ sự hiểu biết và tâm hồn mình vào tác phẩm thì mới tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn. Tác phẩm kết tinh tư tưởng và tình cảm của người nghệ sĩ về con người và cuộc đời.
3 Bàn luận về ý kiến 3,0
  – Bản chất của lao động nghệ thuật là lao động sáng tạo, đó là lao động tạo ra cái mới. Đây là một quá trình công phu, khó nhọc.
– Lao dộng nghệ thuật có tính chất cá thể. Không ai có thể thay thế người nghệ sĩ trong quá trình làm ra tác phẩm. Khi người nghệ sĩ có cảm hứng hình thành ý đồ thì tác phẩm mới chỉ hình thành ở dạng thai nghén. Để viết được người nghệ sĩ phải huy động vốn sống và sự hiểu biết và thể hiện ra bằng những hình tượng và diễn đạt ra bằng ngôn từ. Người nghệ sĩ là “người phu chữ”.
– Chỉ khi đem toàn bộ sự hiểu biết vào tác phẩm thì mới tạo ra được những hình tượng có ý nghĩa, có sức truyền cảm mãnh liệt khi ấy tác phẩm mới có khả năng tác động to lớn đến con người và cuộc đời.
– Khi nghệ sĩ đem sự sống và tâm hồn mình vào tác phẩm, tác phẩm không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là tấm gương phản chiếu tâm hồn nghệ sĩ.
4 Chọn một vài tác phẩm và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. 5,0
  Yêu cầu thí sinh chọn dẫn chứng  phù hợp và phân tích để làm rõ các phương diện sau đây:
– Những hình tượng nghệ thuật được khắc họa bằng sự hiểu biết, tình cảm thôi thúc mãnh liệt, thể hiện sự tài hoa của người nghệ sĩ và đạt đến độ độc đáo.
– Sự hiểu biết của tác giả về hiện thực.
– Tư tưởng và những cung bậc tình cảm của người cầm bút.
 
 
 
 
 
5 Đánh giá, mở rộng 1,0
  – Người nghệ sĩ cần có tài và có tâm, phải công phu trong sáng tạo và sống sâu sắc với cuộc đời, có những tình cảm mãnh liệt, trong sáng.
– Người đọc: Cảm nhận về hiện thực, thông điệp tinh thần trong tác phẩm văn chương, tìm hiểu một tác phẩm là tiếp xúc với một con người, hiểu thêm một nhân cách.

 
Họ tên: Nguyễn Thị Vân Anh.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *