Đáp án đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 11 năm 2019 Lê Quý Đôn Quảng Trị

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ ĐỀ XUẤT

 
 
 

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm: 01 trang, 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)
    “Nếu bạn khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn, nước mắt sẽ ngăn bạn thấy được những vì sao.”
(Tagore)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (12 điểm)
“Nước mắt lăn trên má nhà thơ
Giọt niềm vui má phải
Giọt đau buồn má trái
Hai giọt căm thù và tình yêu
Hai giọt hiền từ, long lanh
Khi chưa  gặp nhau, rất nhỏ
Nhưng gặp nhau, thành mưa giông, bão tố
Căm thù gặp tình yêu là thơ.”
(Thơ Raxun Gamzatov – Thái Bá Tân dịch,  NXB Lao động, 2015)
Bằng các tác phẩm thơ mới đã học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
———— Hết———-
Thísinh không đượcsử dụng tàiliệu.Cán bộ coithikhông giảithíchgìthêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………………………; Số báo danh:…………………….
Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Xoan

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN
 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
I Giải thích 1,0
  – “Khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn”: thái độ bi quan, buông xuôi trước những đau khổ, thất bại.
“Nước mắt sẽ ngăn bạn thấy được những vì sao”: Buồn đau sẽ khiến bạn mất hết niềm tin, hi vọng, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ và tăm tối.
-> Bằng cách đặt ra lối nói giả thiết  (Nếu…thì) , Tagore đã gửi một thông điệp ý nghĩa về cuộc đời: Con người cần luôn lạc quan trước những buồn đau bởi chính sự lạc quan sẽ giúp bạn tìm ra những niềm vui, những may mắn trong đời.
 
II Bàn luận: 6,0
  – Tại sao phải sống lạc quan?
– Cần phải làm gì để sống lạc quan?
– Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
– Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng nên tránh cách sống “lạc quan chủ nghĩa”: dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế.
(Lưu ý: Học sinh cần có dẫn chứng để phù hợp với các luận điểm)
 
III Bài học nhận thức và hành động 1,0
– Nhận thức: Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước trong cuộc đời. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
– Hành động: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi chúng ta phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó khăn thử thách…

Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học: hiểu và giải quyết một vấn đề lí luận về đặc trưng của thơ ca, nhà văn và quá trình sáng tác; chứng minh qua một số bài thơ mới cụ thể (có những cảm nhận, đánh giá mang màu sắc cá nhân).
– Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn chương.
– Trình bày sạch sẽ, khoa học.

  1. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
I Giải thích 1,0đ
“Nước mắt lăn trên má nhà thơ”: Nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm, dễ dàng rung động trước cuộc sống bởi lẽ thơ ca bắt nguồn từ những cảm xúc mãnh liệt.
“Khi chưa gặp nhau, rất nhỏ”: Những cảm xúc còn tản mạn, nhỏ lẻ, chưa thống nhất, chưa lắng đọng thì chưa tạo thành cảm hứng sáng tạo thơ ca.
“gặp nhau, thành mưa giông, bão tố” / “Căm thù gặp tình yêu là thơ”: những cảm xúc đa dạng phức tạp khi thống nhất trong một tình cảm lớn lao hơn, cao đẹp hơn và được soi sáng từ một tư tưởng, một điểm nhìn tiến bộ sẽ tạo thành cảm hứng, sự thôi thúc mãnh liệt (mưa giông, bão tố) dẫn đến sự ra đời của thơ ca.
-> Nhận định của Gamzatov đã khái quát quy luật của quá trình sáng tác thơ ca, từ đó giúp ta nhận ra bản chất trữ tình của thơ và những yêu cầu cần có của một nhà thơ.
II Bàn luận: 3,0đ
  Học sinh vận dụng những kiến thức lí luận về đặc trưng thơ ca (tiếng nói của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt), những yêu cầu cần có của một nhà thơ (nhạy cảm, tài năng…) và mối quan hệ chặt chẽ giữa cảm xúc, chiều sâu tư tưởng và tài năng ngôn ngữ…để làm sáng tỏ vấn đề.
III Phân tích, chứng minh 6,0đ
  – Học sinh chọn lựa được những tác phẩm đắt, phân tích, làm sáng tỏ:
+ Cảm hứng sáng tạo thơ ca bắt đầu từ những cảm xúc mãnh liệt, đa dạng, phức tạp.
+ Cảm xúc trở thành cảm hứng sáng tạo khi gắn bó, hài hòa và thống nhất với những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp.
(VD những tác phẩm thơ mới tiêu biểu: Vội vàng của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận… ).
 
IV Đánh giá, tổng kết 2,0
-Đoạn thơ đã nhận định đúng đắn đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca: yếu tố cảm xúc.Tuy nhiên bên trong những cảm xúc mãnh liệt ấy là chiều sâu tư tưởng, là cái nhìn mới mẻ về cuộc sống con người.  Ngoài ra sức mạnh của thơ ca còn bắt nguồn từ những sáng tạo nghệ thuật ngôn từ độc đáo.
– Yêu cầu đối với nhà thơ
– Yêu cầu đối với bạn đọc

 
Lưu ý khi chấm bài:

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫnchấm.
  • Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sángrõ,…
  • Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *