Đề thi thử THPT QG phân tích hình tượng Đất Nước trong hai đoạn thơ

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT A THANH LIÊM
ĐỀ THAM KHẢO THI THPTQG
Nộp về SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NAM
Phần Làm văn – câu Nghị luận văn học

 
THIẾT LẬP MA TRẬN


Mức độ
 
 
Tên Chủ đề

 
Nhận biết
 
Thông hiểu
 
Vận dụng
 
Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
 Làm văn          
Nghị luận văn học Nhận biết kiểu, dạng bài: Cảm nhận về hai chi tiết – Hiểu được vấn đề cần nghị luận, các thao tác, nội dung có liên quan đến vấn đề cần nghị luận Vận dụng các thao tác, làm rõ nội dung cần nghị luận Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản, kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài Nghị luận văn học  
Số câu
Số điểm    
 Tỉ lệ %
      Số câu: 1
Số điểm :10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm :10
Tỉ lệ: 100%

Trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” ), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận về Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích:
 “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”

Sau đó, nhà thơ cũng thể hiện một cảm nhận khác:
 “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ tư tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
……………HẾT………..
 
 

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT A THANH LIÊM
ĐỀ THAM KHẢO THI THPTQG
Phần Làm văn – câu Nghị luận văn học

 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 

Phần Câu (ý) Nội dung Điểm
  a,  Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết triển khai liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức, cảm xúc của cá nhân.
0,5
  b,  Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận hai đoạn thơ. Từ đó làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân 0,5
  c,  Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động 3,5
    Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm và đoạn trích; thí sinh đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm, và đoạn trích
– Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ; với phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
– Đất nước thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
– Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
– Hai đoạn thơ :
+ Đoạn một thuộc phần đầu của bài Đất nước” nói lên nững phát hiện mới mẻ của nhà thơ về Đất nước
+ Đoạn hai thuộc phần hai của bài Đất nước là cao điểm hội tụ của cảm xúc trữ tình với tư tưởng Đất nước của nhân dân
* Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất       
Nội dung
– Đất nước có từ rất xa xưa, thật dung dị, đời thường:
+  Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể – có từ rất xưa rồi
+ Đất Nước gắn liền với  miếng trầu bà ăn – gắn với thuần phong mĩ tục.
+  Đất nước gắn với những dãy tre làng – gắn với truyền thống yêu nước
+ Đất Nước gắn với “bới” tóc của mẹ – thói quen hàng ngày của những người phụ nữ VN ngày xưa.
+ Đất Nước gắn với  gừng cay, muối mặn – những gia vị hàng ngày rất quen thuộc nhưng cũng là lối sống tình nghĩa thủy chung của con người.
+ Đất Nước hiện hình trong  những sự vật gần gũi: cái kèo, cái cột
+ Đất nước gắn với truyền thống lao động cần cù: hạt gạo một nắng hai sương.
– So sánh  để làm nổi bật sự khác biệt trong cách cảm nhận về Đất Nước:
 Sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện:
Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân gian quen thuộc.
    Tóm lại, đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước : không siêu hình trừu tượng mà gắn bó thân thuộc với mỗi người, Đất Nước của nhân dân. Lời thơ giàu chất lạêu văn hoá dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng, sâu xa.
* Cảm nhận đoạn thơ thứ hai
 Nội dung
Đoạn thơ tác giả đã biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử, sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
– Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc:
+ Cách dung từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân – những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng
+ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy… được sử dụng đan dày trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. Nhân dân, bằng những việc làm cụ thể, bé nhỏ,rất đỗi bình dị mà thiết thực, ý nghĩa đã làm nên Đất Nước.
+ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ… một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá; mặt khác còn khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn. lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động – đó là những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của Đất Nước. Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ.
– Trong cuộc đấu tranh giữ nước cũng chính là nhân dân chứ không ai khác viết lên trang sử bi tráng. Nhân dân, những con người “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ có nội thù thì vùng lên đánh bại” khẳng định đầy tự hào và sức mạnh lớn lao của nhân dân chống thù trong, giặc ngoài. Chính nhân dân đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất. Đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của một dân tộc.
 Đoạn thơ này, để chuyền tải tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại, người viết đã tìm đến nguồn chất liệu dồi dào và vô cùng thích hợp: nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
– Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hàng loạt truyện cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sang tạo. Người viết có khi chỉ trích nguyên văn một câu ca dao: yêu em từ thuở trong nôi, song phần lớn chỉ sử dụng ý, hình ảnh ca dao: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội; biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
Đặc sắc về nghệ thuật
Với thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian; giọng điệu thơ có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, đoạn thơ đã thể hiện được những nét riêng, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi biểu dương tôn vinh vai trò lịch sử, sức mạnh kì diệu của nhân dân trong suốt trường kì lịch sử.
* Đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất nước: 
– Tư tưởng của Khoa Điềm về Đất nước đó là :  Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước. Trong 2 đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng của tác giả tuy phóng túng, đa dạng nhưng vẫn quy về điểm cốt lõi, đó là : Đất Nước của Nhân dân.
– Thành công nghệ thuật của cả 2 đoạn thơ này chính là là sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng : vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của thơ NKĐ.
Kết thúc vấn đề:
Qua đoạn trích Đất Nước, chúng ta phần nào nhận thấy đặc điểm của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình, giữa suy tưởng với cảm xúc, bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng, yêu quý đối với mỗi hình ảnh, chi tiết về Đất Nước gắn liền với Nhân dân được miêu tả và đề cập đến trong đoạn trích.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  d Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
  e Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo theo quy tắc. 0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *