Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn khối 10

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

ĐỀ CHÍNH THỨC
 

 
 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn – Khối: 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy làm bài)

I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (1), (2), (3), (4).
Thế gian hiếm bạn nhiều bè
Tìm người tri kỉ sao nghe xa vời.
Bạn thân rất hiếm trên đời
Muốn tìm người bạn chơi vơi tháng ngày.
Bạn thân thông cảm đắng cay
Chia bùi sẻ ngọt tương lai đường dài.
Không cần đen trắng giống ai
Chỉ cần thông cảm bởi hai tình người.
Trao nhau những chuyện vui cười
Bên nhau những lúc cuộc đời khó khăn.
Chia nhau giây phút bâng khuâng
Là người bạn tốt ta cần cho nhau.
Bạn thân không hỏi tại sao?
Bạn thân trao hết ngọt ngào yêu thương.
Bạn thân tư tưởng chung đường
Giàu nghèo cũng vậy vẫn thương bạn mình.
(Tình bạn, Trần Kim Thoa)
Câu 1. Nội dung chính của bài thơ trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên. (1,0 điểm)
II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”.
Câu 2. (5 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai…”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,  Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục).
—— Hết ——Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
 
GỢI Ý CHẤM ĐIỂM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ Văn – Khối: 10
Thời gian làm bài: 90 phút

 

Phần Câu Nội dung Điểm Điểm
Chấm dành cho HS hòa nhập
I. Đọc
Hiểu
Câu 1 Nội dung chính của bài thơ trên nói về tình bạn chân thành 0,5 Đạt được ½ nội dung
Câu 2 1.      Thể thơ lục bát (6/8) 0,5 Theo khung điểm chung
Câu 3 2.      Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
3.       
1,0 Theo khung điểm chung
Câu 4 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên: biểu cảm 1,0 Theo khung điểm chung
II.
Làm văn
Câu 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”. 2,0  
a.      Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận 0,25  
b.      Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói 0,25 Theo khung điểm chung
c.      Giải thích:
+ Câu nói trong đề bài muốn khẳng định tầm ảnh hưởng sâu sắc của mối quan hệ bạn bè đối với mỗi người.
+Qua cách nói mang ý nghĩa gián tiếp, câu nói trên đã chọn một góc nhìn rất đẹp khi đề cập đến tình bạn: khi anh nói về người bạn của anh cũng là khi anh bộc lộ chính bản thân mình.
0,5 Đạt được ½ nội dung
d.      Bàn luận đánh giá:
– Câu nói trên nhằm khẳng định ý nghĩa của một tình bạn chân thành, đó phải là sự đồng điệu, gắn kết về sở thích, tính cách, tâm hồn, sự hiểu biết, chia sẻ những tâm tư, tình cảm, khát vọng.
Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người như thế nào, có nghĩa là qua việc anh nói về người bạn, có thể nhận ra quan niệm của anh về tình bạn, cách chọn bạn của anh, tính cách và cách ứng xử của chính anh.
– Vì vậy, mỗi người cần lựa chọn cho mình một người bạn để cùng giúp nhau hoàn thiện bản thân, bổ sung cho nhau những gì còn thiếu, gắn bó với nhau trong mọi vui buồn.
0,75 Đạt được ½ nội dung
e. Liên hệ bản thân:
– Nhận thức của cá nhân về ý nghĩa của tình bạn trong đời sống học đường.
– Những việc cần làm để có được một tình bạn đẹp, một người bạn tốt.
0,25 Đạt được ½ nội dung
Câu 2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ… 5,0  
a.      a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Theo khung điểm chung
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b.      b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,25 Theo khung điểm chung
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 0,25  
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 
 
0,5
Đạt được ½ nội dung
*Nội dung: Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên
– Kiều mở lời đặc biệt
+ Lời nói: cậy, chịu lời
+ Hành động: lạy, thưa
→Thái độ: vừa nhờ,vừa tin tưởng, nài nỉ; thiết tha, khẩn khoản hạ mình để đền đáp sự hi sinh cao cả của em.
→Tạo không khí trang nghiêm chứng tỏ vấn đề sắp nói rất quan trọng.
2,0
 
 
 
 
– Kiều tâm sự với em để tạo sự cảm thông
+ Trông cậy tất cả vào em (mặc em) sẽ chắp mối tơ thừa.
+ Kể ngắn gọn về mối tình với Kim Trọng: Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, nồng thắm (Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề) giờ đã dang dở (giữa đường đứt gánh).
+ Kể về gia cảnh: gia đình gặp nạn (sóng gió bất kì), Kiều hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Đó cũng là lý do để nàng nhờ em thay lời hẹn ước cùng Kim Trọng.
→ Cách nói khéo léo vừa gợi sự cảm thông, vừa đặt Vân vào tình huống không thể từ chối lời trao duyên.
   
*Nghệ thuật
– Đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật lựa chọn ngôn từ.
– Các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, câu hỏi tu từ, những từ ngữ mang tính ước lệ…
 
0,5
 
 
Đạt được ½ nội dung
 
 
*Khẳng định vấn đề
-Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Kiểu nói bằng ngôn ngữ lí trí, vừa thuyết phục vừa khẩn cầu.
Nhân cách Kiều: vẹn hiếu, vẹn tình giàu đức hi sinh.
0,5  
d. Sáng tạo 0,25 Đạt được ½ nội dung
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận
e.      Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *