SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT HƯNG ĐẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) |
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 12 -NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) |
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Chuyện xe buýt … nhường khách
Một buổi chiều chập choạng tối mới đây, tôi đón xe buýt số150 (bến xe Chợ Lớn- ngã ba Tân Vạn) để về nhà. Trễ rồi nên đường phố hối hả, ai cũng có vẻ vội vàng hơn. Lên xe ngồi ghế trống gần cửa trước, nên tôi nghe được câu chuyện thủng thẳng trên một đoạn đường dài giữa bác tài chừng năm mươi và anh lơ xe còn trẻ.
Xe chạy qua trạm chỗ trường đại học Kinh Tế. Bác tài dòm khách vẫy xe là một nhóm sinh viên khá đông, rồi nói anh lơ: “Mày nói với mấy đứa nhỏ đang ngoắt đó là có xe sau đang lên. Tụi mình bỏ trạm này nghe. Mình mà đón hết tụi nhỏ đó thì thằng H. bữa nay đói.Tao biết xe nó đang trống lốc à. Để cho nó đón mười mấy khách đó đi, để nó kiếm cơm”. Anh lơ xe có vẻ tần ngần. Nhưng bác tài giục: “Nói liền đi, xe thằng H. sắp lên rồi”.
Xe chạy, bác tài lại thủng thẳng nói với anh lơ: “Mày mới chạy với tao, để từ từ tao chỉ. Mỗi ngày mình giữ số lượng, bán được chừng bốn trăm rưỡi, năm trăm vé là êm rồi. Làm cái nghề xe buýt này lượm bạc cắc sống cắc củm vậy thôi. Mong giàu thì không có làm được. Mà mày thấy ông bà già đón xe thì đừng có giục. Già cả thì ai cũng phải chậm thôi. Giục lên vội, họ té mang tội. Nói chuyện với khách nào thì cũng từ từ, đừng có gắt. Mình sống bằng tiền mua vé của người ta nên đừng có lớn lối, kì cục lắm”.
Anh lơ có vẻ chưa thông: “Rồi nếu có bữa không được bốn, năm trăm vé thì sao anh? Có ai bỏ trạm nhường khách lại cho mình không?”. Bác tài vẫn nói chầm chậm: “Mày cứ đàng hoàng đi rồi trời thương. Tao chạy lâu rồi, thấy đều đều vậy à. Bữa nào mình đủ số rồi thì nhắm xe nào chạy sau trống khách thì nhường. Chỉ nếu trời tối hay mưa nắng thì để khách đứng trạm chờ lâu cũng tội, đón cho người ta đi cho lẹ. Còn nếu tà tà, có phần rồi thì mình chia cho người khác. Mình có cơm thì cũng để người ta ít ra có cháo, giành ăn hết tức bụng chứ sướng gì. Đời có trước có sau, chuyện đâu còn có đó, cũng không lo đói. Mày đi với tao thì giành phần hơn với ai, tao ghét”.
Xuống xe, chợt thấy lòng người cũng rộng và ấm như Sài Gòn vậy.
(Báo Tuổi Trẻ, ngày 20/11/2017)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Ở câu: “Xuống xe, chợt thấy lòng người cũng rộng và ấm như Sài Gòn vậy.”, người viết sử dụng biện pháp tu từ gì? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó . (1.0 điểm)
Câu 3: Cho biết thông điệp của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 4: Bác tài nói với anh lơ xe: “Mày cứ đàng hoàng đi rồi trời thương”. “Đàng hoàng”. Câu nói gợi nhắc quan niệm gì của người Việt Nam ta? (1.0 điểm)
LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung của “Lời khuyên cuộc sống”, anh / chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của mình về tình người trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5.0 điểm) .
Trongvở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Anh/chị hãy phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên.
——— HẾT ——–
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: …………………..
Họ và tên giám thị: ….……………………………………..Chữ ký: …………………………..
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KI II – NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA : – Căn cứ vào bài kiểm tra để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của của học sinh ở ba mức độ :nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở phần đọc hiểu, tạo lập văn bản, thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA – Hình thức đề kiểm tra tự luận gồm 2 phần : đọc hiểu văn bản và làm văn – Thời gian làm bài : 120 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN : |
||||||
Mức độ Chủ đề |
Mức độ nhận thức | Điểm | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp |
Vận dụng cao | |||
I.Đọc hiểu văn bản | Nhận diện phong cách ngôn ngữ của văn bản | Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ | Nêu thông điệp của văn bản | Câu hỏi mở | ||
Số câu : 4 câu Số điểm : 3 điểm Tỉ lệ : 30% |
2 câu 1.0 điểm 10 % |
1 câu 1.0 điểm 10 % |
1 câu 1.0 điểm 10 % |
4 câu 3 điểm = 30% |
||
II. Làm văn Viết văn bản NLXH: Viết văn bản NLVH: |
|
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của văn bản Học sinh vận dụng kiến thức về đoạn trích của vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” để viết bài NLVH |
2 câu 2 điểm = 20% 5 điểm = 50% |
|||
Số câu : 2 câu | 2 câu 7 điểm 70% |
câu 7 điểm 70% |
||||
CỘNG | 1.0 10% |
1.0 10% |
1.0 10% |
7.0 70% |
10 điểm 100% |
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
NỘI DUNG | ĐIỂM | |
I. ĐỌC HIỂU Câu 1 |
– Văn bản vận dụngphong cách ngôn ngữ : Báo chí |
0.5 |
Câu 2 | – Biện pháp tu từ so sánh “lòng người cũng rộng và ấm như Sài Gòn.” Câu văngiàu sức gợi tả, gợi cảm, đề cao tấm chân tình bao dung, rộng rãi và ấm áp của người Sài Gòn. |
0.5 |
Câu 3 | – Thông điệp của văn bản : Từ câu chuyện giữa bác tài xế và anh lơ xe về việc nhường khách cho xe sau và cách đối xử với hành khách, Văn bàn đề cao lối sống có tình có nghĩa trong cuộc sống. | 1.0 |
Câu 4 | – – Quan niệm của người Việt Nam: HS có nhiều cách thể hiện Ví dụ: + Nhường cơm sẻ áo + Ở hiền gặp lành. |
1.0 |
II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1 Câu 2 |
– Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình ngườitrong cuộc sống hôm naycần có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng : * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân đoạn: Giải thích và phân tích để làm rõ ý kiến của bản thân . * Kết đoạn: Nêu bài học, phương hướng hành động của cá nhân. * Yêu cầu về kĩ năng : – Biết cách làm bài văn nghị luận :Phân tích để chứng minh một ý kiến.trong tác phẩm văn học. . – Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ,ngữ pháp… * Yêu cầu về kiến thức : A.MỞ BÀI: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Giới thiệu luận đề – Trích dẫn lời thoại B.THÂN BÀI: 1. Giới thiệu chung : – Tóm tắt ngắn gọn tình huống kịch. – Giải thích lời thoại :“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” . 2. Phân tích ,chứng minh : 2.1. Hồn Trương Ba rơi vào bi kịch : “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. – Ngụ trong thân xác hàng thịt , hồn Trương Ba dần bị tha hoá. – Hồn Trương Ba dằn vặt , đau khổ khi ẩn trong xác hàng thịt . 2.2.Hồn Trương Ba có khát vọng được sống là chính mình: “ Tôi muốnđược là tôi toàn vẹn”. – Hồn Trương Ba đấu tranh quyết liệt để được sống là chính mình. – Hồn Trương Ba là hiện thân của của tâm hồn nhân hậu.. 3. Nhận xét, đánh giá : * Nội dung : – Được sống làm người đáng quý song được sống là chính mình.còn quý giá hơn . Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, – Con người phải luôn biết cuộc đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân , chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. *Nghệ thuật: – Tác giả xây dựng thành công nhân vật , với tình huống truyện độc đáo , dựng cảnh linh hoạt. – Ngôn ngữ nhân vật sinh động, gắn liền với tình cảnh, tâm trạng cụ thể, qua lời đối thoại và độc thoại nội tâm sâu sắc, giàu chất triết lý. – Đoạn trích có sự kết hợp hài hoà giữa kịch bản văn học và sân khấu , giữa truyền thống và hiện đại, giữa triết lí và trữ tình . III.KẾT BÀI : – Giá trị của lời thoại, vở kịch, và vị trí của tác giả . – Bài học thực tiễn. |
2.0 0.5 0.5 1.5 |