CHỦ ĐỀ: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Đơn vị: Trường THPT Ninh Giang
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Từ kĩ năng đọc hiểu “Một số thể loại văn học”, hình thành kĩ năng đọc hiểu một số thể loại văn học như thơ, truyện, kịch, nghị luận.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề dạy học
Chủ đề bao gồm 4 tiết:
– Tiết 48 – 49: Một số thể loại văn học thơ truyện
+ Tiết 48: Thể loại thơ
+ Tiết 49: Thể loại truyện
– Tiết 120 – 121: Một số thể loại văn học kịch – nghị luận
+ Tiết 120: Thể loại kịch
+ Tiết 121: Thể loại nghị luận
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Kiến thức
– Hiểu được một số đặc điểm của các thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, nghị luận.
– Cảm nhận được văn bản thơ, truyện, kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
Kĩ năng
– Nhận biết đặc trưng của các thể loại.
– Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện, kịch, nghị luận theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
Giúp học sinh thêm yêu thích những tác phẩm văn học viết theo thể loại thơ, truyện, kịch, nghị luận.
Hình thành những năng lực
– Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học..
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao |
Xác định được thể loại của văn bản. | Hiểu được những đặc trưng cơ bản của từng thể loại. | Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. |
Các yêu cầu cơ bản khi đọc hiểu văn bản theo thể loại. | Hiểu được tác dụng khi vận dụng các yêu cầu vào đọc – hiểu văn bản theo thể loại. | – Vận dụng các bước vào đọc hiểu một số văn bản cụ thể. – Sáng tác được các tác phẩm thơ, truyện, kịch, nghị luận theo đặc trưng thể loại. – Biết đọc diễn cảm, ngâm thơ. Chuyển thể tác phẩm truyện, đoạn trích thành các văn bản kịch |
Bước 5: Biên soạn câu hỏi theo các mức độ
Bài: Một số thể loại văn học thơ truyện – thể loại thơ
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao |
– Theo em, “loại” là gì? Có mấy loại hình văn học? – Trình bày cách hiểu của em về “thể” Căn cứ để phân chia thể? |
||
|
Xưa nay, các nhà nghiên cứu, các nhà thơ quan niệm như thế nào về thơ? | Từ các quan niệm trên, em hãy cho biết thơ là gì? |
|
Hãy đọc lời nhận định về thơ của một tác giả cụ thể và cho biết: trong tác phẩm của mình, tác giả nhấn mạnh dấu hiệu đặc trưng của thơ là gi? Điều đó được thể hiện qua từ ngữ nào? | |
Nêu những căn cứ, tiêu chí để phân loại thơ? Dựa theo những tiêu chí đó, thơ được chia thánh những dạng nào? Ví dụ minh họa? |
– Thơ trữ tình là gì? Thơ tự sự là gì? Sự khác biệt giữa thơ trữ tình và thơ tự sự ? Thơ tự sự và thơ trào phúng có giống nhau không ? Vì sao ? – Thơ tự do là gì ? Thơ cách luật là gì? Điểm khác biệt lớn nhất giữa thơ tự do và thơ cách luật? |
Sắp xếp các bài thơ sau theo 3 nhóm tự sự, trào phúng và trữ tình : – Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến. – Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương. – Sang thu – Hữu Thỉnh. – Ánh trăng – Nguyễn Duy. – Quê hương – Tế Hanh. – Tự tình II – Hồ Xuân Hương. – Thương vợ – Tú Xương. Theo em, bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương là thơ cách luật hay thơ tự do ? |
– Trình bày những yêu cầu cơ bản khi đọc tác phẩm thơ? – Trong các tiết đọc văn, em có thực hiện những yêu cầu cơ bản trên không? Có bước nào bị bỏ qua hay không? |
Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung, tư tưởng của bài thơ? – Việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu cơ bản kho đọc một bài thơ có tác dụng như thế nào? |
– Vận dụng những yêu cầu đọc thơ vào đọc – hiểu văn bản Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến và Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi? |
– Đọc diễn cảm một bài thơ mà em thích? – Sáng tác một bài thơ theo chủ đề nhà trường – thầy cô. |
Bài: Một số thể loại văn học thơ truyện – thể loại truyện
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao |
Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về thể truyện? |
||
– Anh / chị hãy trình bày các đặc trưng của truyện? | Phân tích các đặc trưng của thể loại truyện qua tác phẩm Hai đứa trẻ – Thạch Lam | |
– Nêu các yêu cầu cơ bản khi đọc tác phẩm truyện? |
– Tại sao khi đọc truyện, ta cần lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? – Khi phân tích nhân vật cần chú ý tới những điểm gì? |
– Phân tích nhân vật Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? – Giá trị của tác phẩm Truyện Kiều? – Đọc – hiểu một văn bản truyện cụ thể theo yêu cầu. |
Sáng tác được một truyện ngắn theo đề tài tự chọn. |
Bài: Một số thể loại văn học kịch – nghị luận – thể loại kịch
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao |
– Em đã được học những tác phẩm kịch nào trong chương trình ngữ văn THPT? – Kịch là gì ? Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại kịch? – Đối tượng phản ánh của kịch? – Theo em có bao nhiêu loại hình kịch ? – Nêu ví dụ về các loại hình kịch? |
||
Em hãy trình bày các đặc trưng của kịch? | Mâu thuẫn, xung đột kịch có vai trò như thế nào với kịch? |
Phân tích các đặc trưng của kịch thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? |
Khi đọc và tìm hiểu kịch chúng ta phải đọc như thế nào? Nêu yêu cầu cơ bản khi đọc kịch bản kịch? |
Ý nghĩa của việc phân tích lời thoại khi đọc một tác phẩm kịch? | – Phân tích cuộc đối thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? – Qua việc xây dưng nhân vật Vũ Như Tô, tác giả muốn đặt ra những vấn đề gì? – Đọc – hiểu một tác phẩm kịch cụ thể theo yêu cầu. |
Chuyển thể một tác phẩm truyện sang kịch bản văn học. |
Bài: Một số thể loại văn học kịch – nghị luận – thể loại nghị luận
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao |
– Kể tên một số tác phẩm văn nghị luận mà em đã được học và được biết đến? – Thế nào là văn nghị luận? – Căn cứ vào thời gian xuất hiện, người ta chia văn nghị luận thành mấy loại? – Căn cứ vào đối tượng và vấn đề cần nghị luận, người ta chia văn nghị luận thành mấy loại? |
||
Chỉ ra các đặc trưng của văn nghị luận? |
Làm thế nào để phân biệt một tác phẩm văn nghị luận với một tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác? | |
Khi đọc văn nghị luận, cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? |
Hãy cho biết tác dụng của các yêu cầu khi đọc một tác phẩm nghị luận cụ thể? |
– Căn cứ vào các yêu cầu khi đọc văn nghị luận, hãy áp dụng vào đọc một bài văn nghị luận cụ thể? – Hãy phân tích nghệ thuật lập luận trong một tác phẩm nghị luận cụ thể? |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Tiết 48:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
Kết quả cần đạt
Kiến thức
– Khái niệm về loại, thể trong văn học.
– Hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn học: thơ.
– Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
Kĩ năng
– Nhận biết đặc trưng của các thể loại.
– Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
Giúp học sinh thêm yêu thích những tác phẩm văn học viết theo thể loại thơ, truyện.
Hình thành năng lực
– Năng lực đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực tạo lập văn bản thơ.
– Năng lực cảm thụ tác phẩm thơ.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
Chuẩn bị
Giáo viên
– Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và soạn bài.
– Một số tranh ảnh minh họa (nếu có)
– Bài giảng, máy chiếu.
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra.
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động GV tổ chức trò chơi: – Chia các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 10 theo hai thể loại Thơ – truyện? Đội nào trả lời chính xác và nhanh nhất là đội chiến thắng. – Trong hai thể loại, em thích thể loại nào hơn? Vì sao? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan niệm chung về loại, thể văn học Theo em, “loại” là gì? Có mấy loại hình văn học? Trình bày cách hiểu của em về “thể” Căn cứ để phân chia thể? Ví dụ minh họa? 2. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về thơ Nêu quan niệm của em về thơ? Xưa nay, các nhà nghiên cứu, các nhà thơ quan niệm như thế nào về thơ? Hãy đọc lời nhận định về thơ của một tác giả cụ thể mà em biết? GV cho HS trình bày, lựa chọn khoảng 2 – 3 quan niệm. GV chia nhóm thảo luận: Trong quan niệm của mình, tác giả nhấn mạnh dấu hiệu đặc trưng của thơ là gi? Điều đó được thể hiện qua từ ngữ nào? Trong các quan niệm trên, em tâm đắc với quan niệm nào nhất? Vì sao? Từ các quan niệm trên, em hãy trình bày các đặc trưng của thơ? Nêu những căn cứ, tiêu chí để phân loại thơ? Dựa theo những tiêu chí đó, thơ được chia thành những dạng nào? Ví dụ minh họa? – Thơ trữ tình là gì? Thơ tự sự là gì? Sự khác biệt giữa thơ trữ tình và thơ tự sự ? Thơ tự sự và thơ trào phúng có giống nhau không ? Vì sao ? Sắp xếp các tác phẩm thơ theo nhóm – phiếu học tập. – Thơ tự do là gì ? Thơ cách luật là gì? Điểm khác biệt lớn nhất giữa thơ tự do và thơ cách luật? Theo em, bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương là thơ cách luật hay thơ tự do ? 2. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu về đọc thơ Những yêu cầu khi đọc thơ? Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung, tư tưởng của bài thơ? – Trong các tiết đọc văn, em có thực hiện những yêu cầu cơ bản trên không? Có bước nào bị bỏ qua hay không? – Việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu cơ bản kho đọc một bài thơ có tác dụng như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập – HS làm bài tập – Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến? Hoạt động 4: Vận dụng Đọc hiểu bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi theo các bước. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng – Đọc diễn cảm một bài thơ mà em thích? – Sáng tác một bài thơ lục bát theo chủ đề nhà trường – thầy cô. Những bài thơ hay sẽ được chọn dán trên góc học tập của lớp. |
I. Quan niệm chung về loại, thể văn học Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm) của tác phẩm. 1. Loại Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. – Tác phẩm văn học chia làm 3 loại: + Trữ tinh + Tự sự + Kịch 2. Thể – Là sự hiện thực hóa của loại – Căn cứ phân chia rất đa dạng: có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn….. VD: – Tự sự chia thành các thể: truyện, ký – Kịch: là hài kịch, bi kịch, chính kịch Lưu ý: có một thể loại tồn tại độc lâp: văn nghị luận II. Thể loại thơ 1. Khái lược về thơ a. Một số quan niệm về thơ – Nhà thuyết học Platon: “Thơ là thần hứng”. – Vôn – te (Pháp): “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. – Lê Quý Đôn: “Thơ là sự phát khởi từ trong lòng người ta”. b. Đặc trưng của thơ – Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sau. – Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, là những rung động của trái tim trước cuộc đời => Yếu tố cốt lõi: trữ tình. – Chất trữ tình trong thơ được thể hiện trong một thế giới nghệ thuật ngôn từ độc đáo: kết cấu ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc; giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, âm thanh. c. Phân loại – Theo nội dung biểu hiện: + Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. + Thơ tự sự: cảm nghic vận động theo mạch kể chuyện. + Thơ trào phúng: phủ nhận những điều xấu bằng lối viết đùa cợt, mỉa mai, khôi hài. – Theo cách tổ chức: + Thơ cách luật: Viết theo luật đã định trước. + Thơ tự do: viết không theo luật. + Thơ văn xuôi: câu thơ gần như văn xuôi nhưng vẫn có nhịp điệu. 2. Yêu cầu về đọc thơ – Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác… – Đọc kĩ, cảm nhận ý thơ qua từng chữ, hình ảnh… – Lí giải, đánh giá bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Luyện tập Bài tập 1: sgk 136 Gợi ý: – Nghệ thuật tả cảnh: + Chọn điểm nhìn: Từ gần đến cao xa, từ cao xa đến gần. + Qua hình ảnh, màu sắc, đường nét, chuyển động => bức tranh thu của làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. + Lấy động tả tĩnh. – Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình. Qua cảnh thu ta thấy tình yêu kín đáo mà thiết tha của nhà thơ với quê hương, đất nước. – Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: + Giàu hình ảnh, màu sắc. + Gieo vần sáng tạo, độc đáo. |
PHIẾU HỌC TẬP
Sắp xếp các bài thơ sau theo 3 nhóm tự sự, trào phúng và trữ tình :
Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến, Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương., Sang thu – Hữu Thỉnh, Ánh trăng – Nguyễn Duy, Quê hương – Tế Hanh., Tự tình II – Hồ Xuân Hương., Thương vợ – Tú Xương.
Thơ tự sự | Thơ trữ tình | Thơ trào phúng |
|
Hướng dẫn học bài
Bài cũ
– Những đặc trưng cơ bản của thơ? Các loại thơ.
– Yêu cầu khi đọc thơ.
– Đọc hiểu bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử.
Bài mới
Chuẩn bị phần còn lại: thể loại truyện
Tiết 49:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN (tiếp)
Kết quả cần đạt
Kiến thức
– Hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn học: truyện.
– Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
Kĩ năng
– Nhận biết đặc trưng của các thể loại.
– Phân tích, bình giá tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
Giúp học sinh thêm yêu thích những tác phẩm văn học viết theo thể loại truyện.
Hình thành năng lực
– Năng lực đọc – hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực tạo lập văn bản truyện.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
Chuẩn bị
Giáo viên
– Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và soạn bài.
– Một số tranh ảnh minh họa (nếu có)
– Bài giảng, máy chiếu.
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Đọc hiểu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử theo yêu cầu đọc hiểu tác phẩm thơ?
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động Cho học sinh chơi trò chơi: Kể tên các tác phẩm tryện mà em đã học? Ai kể được nhiều, nhanh, đúng sẽ chiến thắng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về truyện Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về thể truyện? GV cho học sinh tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù : + tác phẩm có những nhân vật nào? + tác phẩm được kể bởi ai? + Hãy tóm tắt cốt truyện? Gv gọi hs trình bày và chốt lại Từ một tác phẩm truyện cụ thể gv yêu cầu học sinh nêu những đặc trưng cơ bản của thể loại này. 2. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu về đọc truyện Cho HS đọc SGK nêu các yêu cầu đọc hiểu? Tại sao khi đọc truyện, ta cần lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? GV nhận xét, chốt lại Phân tích các ví dụ minh họa Khi phân tích nhân vật cần chú ý tới những điểm gì? Cho HS phân tích ví dụ, trao đổi, thảo luận Xác định vấn đề đặt ra qua tác phẩm? Xác định giá trị của tác phẩm Truyện Kiều? Hoạt động 3: Luyện tập Đọc hiểu tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo các yêu cầu: + Bối cảnh xã hội của tác phẩm + Cốt truyện, nhận xét về cốt truyện của tác phẩm? + Nhân vật được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào? + Người kể chuyện là ai? + Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm? Hoạt động 4 -5: vận dụng – mở rộng (về nhà) Viết một truyện ngắn theo đề tài tự chọn. Yêu cầu HS nộp lại tác phẩm. Những tác phẩm hay sẽ được đọc trước lớp và dán ở bảng tin nhà trường. |
– Học sinh kể tên tác phẩm – Giáo viên khẳng định và chốt lại III. Truyện 1. Khái lược về truyện – Khái niệm: Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi 1 người kể chuyện * Đặc trưng của truyện – Có cốt truyện – Nhân vật được khắc họa trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động… – Không gò bó về không gian, thời gian, đi sâu vào tâm trạng con người – Nhiều hình thức ngôn ngữ gần với đời sống, truyện có nhiều thể loại – Ví dụ: + Hai đứa trẻ – Thạch Lam + Tấn trò đời – Ban Zắc → bức tranh về XH ½ thế kỉ 19 + Chiến tranh và hòa bình – Leptonxtoi … = > Phản ánh đời sống 1 cách toàn vẹn, sống động, đi sâu phản ánh sp cá nhân, sử dụng linh hoạt hư cấu, nhiều thủ pháp của các thể loại văn học 2.Yêu cầu về đọc truyện a. Tìm hiểu bối cảnh XH (Hoàn cảnh sáng tác) VD: bối cảnh XH thời Vũ Trọng Phụng viết Số Đỏ (1936) => Ta thấy được ý nghĩa thực sự, tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm b. Phân tích cốt truyện : mở đầu, vận động, kết thúc – Cốt truyện nói lên điều gì, phản ánh, khắc họa tính cách nhân vật như thế nào? – Điểm nhìn trần thuật … – Thủ pháp kể chuyện … c. Phân tích các nhân vật – Ngoại hình – Nội tâm – Hành động – Ngôn ngữ – Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác – Nghệ thuật xây dựng nhân vật VD: Truyện Kiều + Đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều + Đoạn miêu tả tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích d. Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật – Ý nghĩa tư tưởng – Các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ VD: qua nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du nêu lên vấn đề quyền sống của con người, đòi quyền sống cho con người Ghi nhớ SGK Gợi ý: – XHVN trước cách mạng – Cốt truyện : đơn giản, ít sự kiện. Nội dung chủ yếu : được kết cấu theo diễn biến tâm hồn nhân vật Liên – Nhân vật chủ yếu được miêu tả phương diện nội tâm – Ngôi thư 3, là tác giả. Lời kể lúc ở bên ngoài, lúc nhập vào nhân vật => lời kể có giai điệu đặc biệt, độc đáo, lối kể chuyện tâm tình, thủ thỉ – Giá trị hiện thưc: Bức tranh chân thực về cuộc sống của những con người ở một phố huyện nghèo: cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, bế tắc, buồn tẻ đơn điệu – Giá trị nhân đạo: tấm lòng đồng cảm, xót thương với cs của những con người nơi đây. Trân trọng ước mơ của những con người bé nhỏ |
Hướng dẫn học bài
Bài cũ
– Yêu cầu đọc truyện.
– Tìm lại tác phẩm truyện đã học – xác định đọc hiểu theo 4 bước
Bài mới
Chuẩn bị tiết sau: Chí Phèo – phần tác gia Nam Cao.
Tiết 120 :
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
Mục tiêu bài hoc
Mức độ cần đạt
– Hiểu một số đặc điểm của thể loại văn học kịch.
– Cảm nhận được tác phẩm kịch căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Kịch và yêu cầu về đọc – hiểu kịch bản văn học.
Kĩ năng
Đọc – hiểu kịch bản văn học.
Thái độ
Trân trọng, thêm yêu các tác phẩm kịch lớn của nền văn học nước nhà.
Hình thành năng lực
– Năng lực đọc – hiểu văn bản kịch theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực tạo lập văn bản kịch.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Không kiểm tra
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động. Theo em, nhà viết kịch nào được coi thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng? – Em hãy kể tên những vở kịch nổi tiếng của Sếch – xpia? Trong những vở kịch đó, em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao? GV cho HS xem một trích đoạn ngắn của vở kịch Rô mê ô và Giu – li – ét để tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về kịch Kịch là gì ? Nêu những đặc điểm cơ bản của thể loại kịch? Đối tượng phản ánh của kịch? Trình bày những đặc trưng của kịch? Mâu thuẫn, xung đột kịch có vai trò như thế nào với kịch? Phân tích các đặc trưng của kịch thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? Theo em có bao nhiêu loại hình kịch ? Nêu ví dụ về các loại hình kịch? 2. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu về đọc Khi đọc và tìm hiểu kịch chúng ta phải đọc như thế nào? Nêu yêu cầu cơ bản khi đọc kịch bản kịch? Ý nghĩa của việc phân tích lời thoại khi đọc một tác phẩm kịch? Phân tích cuộc đối thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? – Qua việc xây dưng nhân vật Vũ Như Tô, tác giả muốn đặt ra những vấn đề gì? HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1 – sgk 11 GV định hướng HS làm bài tập. HS phát hiện đặc điểm của kịch trong ngữ liệu Hoạt động 4 – 5: vận dụng mở rộng (về nhà) Chuyển thể một tác phẩm truyện mà em yêu thích thành một vở kịch ngắn. – Kịch bản nào đặc sắc sẽ được công diễn trong những buổi ngoại khoá “Sân khấu hoá các tác phẩm văn học”. |
– HS kể tên: Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Hămlét, Ôtenlô, Mácbét,…đặc biệt là Rômêô và Giuliét I. KỊCH 1. Khái lược về kịch. a. Khái niệm. – Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc công, vũ đạo, ca sĩ, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, ghi hình…(trong đó 3 đối tượng quan trọng nhất là kịch bản, đạo diễn và diễn viên). – Kịch bản: phần văn bản của tác phẩm kịch, thuộc lĩnh vực văn học. – Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống. b. Đặc trưng. – Xung đột kịch: những mâu thuẫn được dồn nén, quy tụ, phát triển căng thẳng, giúp bộc lộ bản chất của hiện thực. Có nhiều mức độ xung đột: + Xung đột trong nội tâm nhân vật. + Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh. + Xung đột giữa các quan niệm đại diện những lực lượng xã hội khác nhau trong cuộc sống. – Hành động kịch: gồm ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ giữa các nhân vật. Qua hành động kịch, chúng ta nắm được cốt truyện kịch. – Nhân vật kịch: bộc lộ tính cách qua ngôn ngữ, hành động. Có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. – Ngôn ngữ kịch: + Khắc hoạ tính cách nhân vật. + Có tính hành động và tính khẩu ngữ. + Gồm ba loại: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. c. Phân loại kịch: – Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX) , kịch hiện đại (từ XX). – Xét theo nội dung, ý nghĩa xung đột: Chính kịch, bi kịch, hài kịch. – Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: kịch nói, ca kịch, kịch thơ. 2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học. – Đọc toàn bộ tác phẩm, lời giới thiệu, những nét chính về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. – Đọc lời thoại để phát hiện: + Hành động, nội tâm, tính cách nhân vật. + Kịch tính của tác phẩm. + Tính triết lí trong các lời thoại đặc biệt. – Phát hiện và phân tích xung đột kịch, tính chất bi hài của các xung đột đó. – Khái quát chủ đề tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. * Ghi nhớ (sgk) Luyện tập Thực ra trong đoạn trích không hề có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu vượt lên trên thù hận mà thôi. Xung đột ở đoạn trích Tình yêu và thù hận là xung đột tâm trạng. 1. Với Giu-li-ét – Tại sao chàng lại tên là Rô-mê-ô nhỉ? – Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi. – Em không là con cháu của nhà Ca-piu-let nữa. – Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Chàng ơi hãy mang tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây. – Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp nơi đây. (lần lượt phân tích những độc thoại nội tâm này để thấy được sức mạnh của tình yêu đã vượt lên thù hận) 2. Với Rô-mê-ô: – Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét (lời thoại 1) – Sẵn sàng đổi tên họ (lời thoại 10) – Thể hiện sức mạnh của tình yêu (lời thoại 12, 14. |
Hướng dẫn học bài
Bài cũ
– Khái lược về kịch.
– Yêu cầu về đọc kịch.
– Hoàn thành bài tập.
Bài mới
Chuẩn bị phần nghị luận.
Tiết 121:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN ( tiếp theo)
Kết quả cần đạt
Kiến thức
Qua bài học, nhằm giúp HS:
– Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: nghị luận
– Cách đọc – hiểu nghị luận theođặc trưng thể loại
Kĩ năng
– Vận dụng những hiểu biết đã học vào việc đọc – hiểu văn nghị luận
Thái độ
– Yêu thích các tác phẩm nghị luận trong văn học Việt Nam
Hình thành năng lực
– Năng lực đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực tạo lập văn bản.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
Chuẩn bị
Giáo viên
– SGK, SGV Ngữ văn 11
– Thiết kế bài học
– Các tài liệu tham khảo khác
Học sinh
– Đọc bài và soạn bài trước ở nhà
Tiến trình giờ học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
– Đặc trưng của kịch là gì ?
– Những điều cần lưu ý khi đọc kịch bản văn học?
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò | Yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên gọi 2 học sinh tham gia trò chơi cùng trả lời một câu hỏi: Kể tên một số tác phẩm văn nghị luận mà em đã được học và được biết đến? Trong vòng 3 phút học sinh nào kể được nhiều tác phẩm hơn thì học sinh ấy thắng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức – Căn cứ vào các ví dụ đã nêu ở trên và sách giáo khoa, em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? – Làm thế nào để phân biệt một tác phẩm văn nghị luận với một tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác? – Căn cứ vào thời gian xuất hiện người ta chia văn nghị luận thành mấy loại? – Cho ví dụ từng loại? Căn cứ vào đối tượng và vấn đề cần nghị luận, có mấy loại văn nghị luận? Cho ví dụ? Cần chú ý những yêu cầu gì khi đọc văn nghị luận? Hãy cho biết tác dụng của các yêu cầu khi đọc một tác phẩm nghị luận cụ thể? Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 2: sgk – 111 – Hãy phân tích nghệ thuật lập luận trong một tác phẩm nghị luận cụ thể? Hoạt động 4 – 5 : Vận dụng và mở rộng HS thực hiện ở nhà Phân tích nghệ thuật lập luận của một tác phẩm hay một đoạn trích đã học trong chương trình hoặc ngoài chương trình mà em biết? |
– Một số tác phẩm văn nghị luận: + Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn ). + Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn ). + Về luân lí xã hội ở nước ta ( Phan Châu Trinh ) + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh ). + Ý nghĩa văn chương, Một thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh ). + Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen) II. Văn nghị luận 1. Khái lược về văn nghị luận a. Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học …) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra. b. Đặc trưng của văn nghị luận. – Chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người khác nhận ra chân lí, đồng tình với quan điểm của mình. – Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, tính thuyết phục của lập luận. – Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đồng thời cũng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. c. Phân loại – Căn cứ vào thời gian xuất hiện: + Nghị luận dân gian (tục ngữ), + Nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo) + Nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình…) – Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: + Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận) + Nghị luận văn học (phê bình,. nghiên cứu, bình giảng, phân tích…) 2. Yêu cầu đọc văn nghị luận – Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. – Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm. – Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm. – Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm. – Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. – Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết. 3. Luyện tập – Cấu trúc lập luận: Gồm 7 đoạn, phần mở đầu gồm 2 đoạn (1 và 2 ), phần nội dung chính gồm 4 đoạn (3,4,5,6), phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng. – Cách lập luận: + So sánh tăng tiến: nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ăng ghen đã tổng kết 3 cống hiến vĩ đại của Mác cho loài người: . Tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc . Phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa . Khẳng định phải biến lý thuyết thành hành động cách mạng. + Các vế câu của mỗi đầu đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tăng tiến: “ Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi ”; “Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu của Mác”… |
Hướng dẫn học bài
Bài cũ
– Khái lược về văn nghị luận.
– Yêu cầu về đọc văn nghị luận.
– Hoàn thành bài tập.
Bài mới
Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 7