Nghị luận xã hội về bài thơ Từ ấy-Tố Hữu
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
(“Từ ấy”- Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập II)
Cảm nhận của anh (chị) khổ thơ trên, từ đó bàn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Định hướng: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ
-Trích dẫn khổ thơ
-Giới thiệu vấn đề nghị luận: lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Thân bài:
1. Phân tích ý nghĩa khổ thơ
– Những nhận thức mới về lẽ sống :Tôi buộc lòng tôi với mọi người (chú ý phân tích từ buộc )
Ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người, đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh con người cụ thể.
– Quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.Điệp từ “để” tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương – tình hữu ái giai cấp Sức mạnh của tình đoàn kết
– Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới bằng nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim.
– Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản, nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.
– Từ ấy rất tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu: nhà thơ của lý tưởng cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa, sôi nổi.
(Tài liệu sưu tầm )
2. Từ bài thơ, bàn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. Phần này các em tham khảo bài viết cùng chủ đề nhé
Qua Bài Lưu biệt khi xuất dương , Phan Bội Châu, Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay?
Bấm và đây để xem bài viết:
http://vanhay.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-bai-luu-biet-khi-xuat-duong-phan-boi-chau
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
từ ấy tố hữu