TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5. Năm học 2017 – 2018
(Đề kiểm tra có 01 trang) Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
MỤC ĐÍCH.
Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức, hiểu biết của HS về kiến thức đọc hiểu, hiểu biết về đời sống xã hội và kiến thức văn bản các TP Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân) và Chí Phèo (Nam Cao).
Kĩ năng và năng lực:
– Năng lực đọc – hiểu văn bản ở 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
– Tạo lập văn bản: Viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài nghị luận văn học.
- Thái độ: HS nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu của đề.
- HÌNH THỨC KIỂM TRA.
– Thời gian: 120 phút; – Hình thức: Tự luận. Làm bài tại lớp vào buổi sáng thứ 7, ngày 27/1/2018.
- THIẾT LẬP MA TRẬN.
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
I.Đọc hiểu |
– Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản |
– Hiểu được ý nghĩa, nội dung văn bản để trả lời các câu hỏi |
-Có khả năng trình bày và lí giải ý kiến của bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản | ||
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
1 0.5 5 % |
2 1.5 15 % |
1 1.0 10% |
4 3.0 30% |
|
II. Làm văn 1.Nghị luận xã hội. 2. Nghị luận văn học |
– Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra từ văn bản | Vận dụng kiến thức tác phẩm và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận so sánh văn học | |||
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
1 2.0 20% |
1 5 50% |
2 7 70% |
||
Tổng số câu Số điểm Tỷ lệ |
1 1 10% |
3 2.0 20 % |
1 2.0 20% |
1 5 20% |
6 10 100% |
- ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5. LỚP 12A5
Thời gian làm bài: 120 phút
- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải sự thông minh
Các nhà khoa học đã chứng minh : Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lí học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc.
Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ không phải là chỉ số IQ.
Thái độ của con người thuộc một trong hai trạng thái cốt lõi : nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind)
Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.
Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn. Họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.
Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lí những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại.
Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại ?
Bà cho biết: Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng : “Cách làm này không được. Và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn.”
(Theo www.v ietnamnet.vn, 18/9/2015)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2 : Theo bài viết, đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công ? (0.5 điểm)
Câu 3 : Theo nhà tâm lí học Carol Dweck, thái độ nhìn nhận cuộc sống của người có nhận thức cố định và người có nhận thức phát triển khác nhau ra sao ? (1.0 điểm)
Câu 4 : Ạnh/chị có đồng tình với ý kiến của Carol Dweck khi bà cho rằng : “sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại” hay không ? Vì sao ? (1.0 điểm)
- LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 : (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực.
Câu 2 : (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về những chi tiết khép lại truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Liên hệ với những chi tiết khép lại truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về cách nhìn hiện thực cuộc sống của các nhà văn qua hai tác phẩm.
HẾT
- ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Phần I | Đọc hiểu | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận | 0.5 | |
2 | Theo bài viết, yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công là thái độ làm việc chứ không phải là mức độ thông minh. | 0.5 |
|
3 | Theo Carol Dweck, sự khác nhau trong thái độ nhìn nhận cuộc sống của người có nhận thức cố định và người có nhận thức phát triển: -Người có nhận thức cố định tin rằng mình không thể thay đổi, do đó khi đối mặt với những thử thách mới sẽ cảm thấy mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bản thân, từ đó dẫn đến cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp. (0.5) – Người có nhận thức phát triển tin rằng họ có thể cải thiện bản thân bằng sự nỗ lực, do đó họ làm việc hiệu quả hơn, họ chủ động nắm bắt thử thách, xem đó như một cơ hội để học hỏi. (0.5) |
1.0 |
|
4 | – HS trình bày ý kiến của bản thân về quan điểm của Carol Dweck “sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại” (Phải lí giải được lí do đồng ý hoặc không đồng ý bằng lập luận có sức thuyết phục) Một số gợi ý cho quan điểm: ý kiến trên là đúng, vì: – Thất bại là mẹ của thành công (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần). Trong cuộc sống, có rất ít trường hợp thành công mà không phải trải qua những thất bại. – Khi đối mặt với thất bại, những người biết nỗ lực đứng dậy và đi tiếp, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thất bại thì mới có thể đi đến thành công. – Tuy nhiên, để đến được thành công còn cần có nhiều yếu tố khác nữa (kiến thức, kĩ năng, sự năng động sáng tạo…) HS có thể đưa ra quan điểm khác, nếu trình bày hợp lí và có sức thuyết phục thì vẫn được chấp nhận. |
1.0 |
|
Phần II | Làm văn | 7,00 | |
1 | Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự nỗ lực 1. Yêu cầu chung – Đoạn văn có h×nh thøc rõ ràng; lập luận thuyết phục, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… – Có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của bản thân một cách đúng đắn, tích cực. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mở đoạn phải nêu được luận đề; thân đoạn trình bày các ý, liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ yêu cầu của đề; kết đoạn phải chốt lại được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. – Giải thích: Sự nỗ lực là gì ? Nỗ lực là cố gắng hết sức mình để theo đuổi, thực hiện một công việc, một mục tiêu nào đó, kể cả khi gặp nhiều khó khăn thử thách vẫn không từ bỏ. – Phân tích: Vai trò, tác dụng, ý nghĩa của sự nỗ lực. + Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, nếu không có sự nỗ lực sẽ dễ dàng buông xuôi từ bỏ và như vậy sẽ không thể nào đi đến thành công. + Sự nỗ lực giúp con người không chỉ có khả năng chiến thắng nghịch cảnh mà còn chiến thắng bản thân mình, trở nên cứng cáp và mau chóng trưởng thành hơn + Sự nỗ lực là minh chứng của ý chí kiên cường và lòng quyết tâm, không chỉ đem đến thành công mà còn là cách tự khẳng định bản thân mình – Bình luận. Liên hệ thực tế và nêu dẫn chứng về biểu hiện tích cực và tiêu cực + Trong cuộc sống, đã có rất nhiều người nhờ có sự nỗ lực mà gặt hái được thành công, trở thành những tấm gương và truyền cảm hứng tích cực cho người khác(chẳng hạn những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn, hay đội tuyển U23 Việt Nam với những nỗ lực tuyệt vời đã đem về chiến thắng) + Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có không ít người đã không có sự nỗ lực, gặp khó khăn thử thách sẵn sàng bỏ cuộc hoặc đầu hàng, những người đó không thể có được thành công (nêu ví dụ trong cuộc sống, trong học tập…) – Bài học: Nỗ lực là tên gọi khác của thành công, muốn có thành công thì phải luôn nỗ lực từng ngày, từng khoảnh khắc chứ không thể phó mặc cho số phận hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: – Về nội dung: có những suy nghĩ riêng mới mẻ hoặc sâu sắc. – Về diễn đạt: có cách diễn đạt riêng, không sáo rỗng, biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận tạo sức thuyết phục. |
2,00 0.25 0.25 1.0 0.25 0.25 |
|
2 | 1. Yêu cầu chung: – Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận so sánh văn học, đáp ứng yêu cầu cuả luận đề. – Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; hệ thống lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB; MB phải nêu được vấn đề cần nghị luận; TB phải tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; KB phải khái quát được vấn đề b. Xác định vấn đề cần nghị luận: So sánh cách kết thúc truyện của hai tác giả Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt và Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo; bình luận về cách nhìn c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt là thao tác lập luận so sánh; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể. *Mở bài: Dẫn dắt và nêu luận đề.(Viết về nông thôn và cuộc sống của người nông dân Bắc bộ trước CMT8 là một đề tài quen thuộc, tuy nhiên mỗi nhà văn ở mỗi thời điểm sáng tác lại có cách cảm nhận và lí giải về hiện thực cuộc sống không giống nhau. Chẳng hạn như ở hai truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và Chí Phèo của Nam Cao. Ta có thể cảm nhận điều đó qua nhiều phương diện, mà rõ nhất là ở những chi tiết khép lại hai tác phẩm) * Thân bài: Triển khai hệ thống ý để làm sáng tỏ luận đề. 1. Phân tích những chi tiết khép lại từng TP theo định hướng của luận đề (2.0 điểm) a. Vợ nhặt: – Giới thiệu vài nét về bối cảnh nạn đói và tình huống truyện: nạn đói diễn ra khắp nơi, không khí chết chóc thê thảm và đầy ám ảnh. Giữa khung cảnh đó, Tràng nhặt một người phụ nữ rách rưới tả tơi về làm vợ. Hàng xóm và mẹ Tràng vừa lo lắng ái ngại, vừa mừng cho Tràng. Bữa cơm ngày đói diễn ra trong nỗi tủi hờn và tiếng trống thúc thuế dồn dập, và nỗi lo lắng của mẹ Trangfveef sự sống của cả gia đình. – Phân tích các chi tiết khép lại tác phẩm: + Khi nghe tiếng trống thúc thuế, vợ Tràng kể về việc trên Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa và Việt Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo Đây chính là chi tiết phản ánh không khí của CMT8 + Tràng nhớ lại hôm gặp Việt Minh đi cướp thóc, vì sợ quá nên Tràng đã kéo xe thóc tắt cánh đồng đi lối khác, bỗng cảm thấy tiếc rẻ vẩn vơ khó hiểu. Những thay đổi trong nhận thức của Tràng về Việt Minh, hối tiếc vì đã không đi theo họ, nếu không thì có thể hiện tại đã không phải chịu cảnh bên bờ vực thẳm của cái chết vì quá đói như thế. + Chi tiết cuối cùng của TP: Trong óc Tràng xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới Chi tiết mang tính dự báo trong tương lai không xa , Tràng và gia đình sẽ đi theo Việt Minh, đi theo cách mạng để được đổi đời. b. Chí Phèo: – Giới thiệu vài nét về bối cảnh xã hội và diễn biến cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở dẫn đến sự hồi sinh tâm hồn và nhân cách, thức dậy những khao khát được trở về làm người lương thiện trong tâm hồn Chí Phèo. Nhưng định kiến xã hội đã khiến Chí Phèo không thể trở về làm người lương thiện nữa Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. – Những chi tiết khép lại tác phẩm: + Chí Phèo xuất hiện ở nhà Bá Kiến với câu nói đầy ám ảnh “Tao muốn làm người lương thiện…Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho hết những vết mảnh chai trên mặt này ?” Nhận thức đầy xót xa, bế tắc và bi kịch + Chí Phèo giết Bá Kiến và sau đó tự sát Bi kịch chỉ có thể được giải quyết bằng cái chết , không còn con đường nào khác. + Sau khi Chí Phèo chết, người dân làng Vũ Đại cho rằng sẽ lại xuất hiện những nhân vật như Bá Kiến và Chí Phèo khác ; Thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ đến một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua Chi tiết mang tính dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời và tiếp tục vòng đời luẩn quẩn của bố. 2. Nhận xét về cách nhìn hiện thực cuộc sống của các nhà văn qua hai TP (1 điểm ) – So sánh: Điểm giống nhau : cả hai TP đều phản ánh về cuộc sống khốn khổ đầy bi đát của người nông dân trước CMT8, gợi lên nhiều ám ảnh xót thương ở người đọc + Điểm khác: Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng những chi tiết mang tính dự báo về một tương lai tươi sáng cho số phận của các nhân vật. Trong tương lai đó, sự sống sẽ tốt đẹp hơn, con người sẽ thoát khỏi cảnh khốn cùng, cuộc đời sẽ sang trang mới đầy hi vọng. Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng những chi tiết mang tính dự báo về một tương lai không có gì thay đổi, số phận con người không có gì thay đổi, vẫn sẽ luẩn quẩn và bế tắc như thế, bi kịch sẽ lại bắt đầu Cùng một hiện thực cuộc sống nhưng mỗi nhà văn có cách nhìn và đánh giá khác nhau. Nam Cao có cái nhìn bi quan đầy bế tắc, Kim Lân có cái nhìn tươi sáng, lạc quan hơn. – Lí giải: + Chí Phèo được Nam Cao sáng tác năm 1941, lúc này nhà văn chưa giác ngộ cách mạng nên có cái nhìn bi quan có phần bế tắc về cuộc sống (liên hệ một số TP văn học hiện thực phê phán thời bấy giờ : Tắt đèn, Bước đường cùng, Lão Hạc…đều bị chi phối bởi cách nhìn hiện thực cuộc sống như vậy) + Vợ nhặt được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, tuy phản ánh một hiện thực bi đát song cũng đã phản ánh được sự vận động theo chiều hướng tích cực tiến bộ hơn của bức tranh đời sống lúc bấy giờ (liên hệ các TP cùng thời như Vợ chồng A Phủ..) Kết bài: Chính những nhận thức về xu thế vận động của cuộc sống sẽ chi phối cách nhìn đối với hiện thực của nhà văn. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt riêng; thể hiện được quan điểm riêngcủa người viết. |
5,00 0.5 0.5 3.0 |
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11
CHÍ PHÈO , VỢ NHẶT