Hướng dẫn ôn tập truyện ngắn Hai đứa trẻ Thạch Lam

HAI ĐỨA TRẺ ,THẠCH LAM

KIẾN THỨC CƠ BẢN

TÁC GIẢ

  • Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là một trong những thành viên chủ chô’t của nhóm Tự lực văn đoàn.
  • Thuở nhỏ Thạch Lam sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó theo cha chuyến sang tỉnh Thái Bình. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn.
  • Những tác phẩm tiêu biếu: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tập tiểu luận Theo dòng (1941); tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943)…
  • Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn, thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm.
  • Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ

Xuất xứ

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn (1938).

Tóm tắt tác  phẩm

(Hai đứa trẻ chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn, tâm trạng của nhân vật Liên  trước cảnh phố huyện nghèo lúc chiều tàn và khi thức đợi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc về đêm. Đây là kiểu truyện ngắn mang tính trữ tình, loại truyện không có chuyện nên không tóm tắt).

Phân tích truyện Hai đứa trẻ

Bức tranh thiên nhiên ở phố  huyện nghèo lúc chiều tàn được hiện lên với những âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng cót két, vói những hình ảnh, màu sắc của  “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mầy ánh hồng như hòn than sắp tàn”, dãy tre làng đen lại, với đường nét của dãy tre làng “cắt hình rõ rệt trẽn nên trời”. Đó là một bức tranh vốn quen thuộc, gần gũi và gợi cảm thường thây ở những làng quê Việt Nam thời trước Cách mạng.
Trên cái nền của bức tranh ấy là cuộc sống của những con người nghèo nơi phố huyện. Họ xuất hiện trong cảnh chợ tàn, người về hết, tiếng ổn ào cũng không còn, trên sân chi còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Ở đó, chi có mấy  đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, mẹ con chị Tí chuẩn bị dọn hàng ra bán buổi tối và bà cụ Thi điên… Những hình ảnh đó đã làm gợi lên sự tàn tạ đến thảm hại của những kiếp người nơi phố huyện này.
Khung cảnh phố huyện ấy như mang cái buồn của buổi chiều quê thấm thía  tâm hồn của cô bé Liên vốn nhạy cảm và tinh tế: “Liên không hiếu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Thời gian chuyển dần về đêm, phố huyện ngập chìm trong đêm  tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối, tối hết cả con đường  ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn  nữa. Ánh sáng của sự sống yếu ớt, nhỏ bé: một vài cửa hàng cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng, một “quầng sáng thân mật” quanh ngọn đèn chị Tí, một chấm lửa nhỏ từ bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Sự tương quan giữa bóng tối và ánh sáng (bóng tối ngập tràn, mênh mông – ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt) đã gợi lên một nỗi buồn đầy thương cảm về những kiếp sống nhỏ bé, những thân phận sống leo lét nơi ga xép phố huyện nghèo.
Trong bức tranh ngập đẩy bóng tối ấy hiện lên những kiếp người mòn mỏi,nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ. Cũng như mọi ngày,những hình ảnh quen thuộc cứ tái diễn: mẹ con chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, bác xẩm ngồi đàn với cái thau trước mặt,… tất cả buôn bán cũng ế ẩm như mọi khi. Họ như vẫn mong đợi một cái gì: “Chừng ấy người trong bóng tối  mong đợi  một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”Cảnh vật và con người cứ thế hòa quyện trong nỗi buồn đơn điệu, thật thâm thía, xót xa.
Và điều mà những con người nơi đây chờ đợi cũng đã đến. Đó là đoàn tàu. Đoàn tàu đi qua như mang đến một thế giới khác, một thế giới mà hoàn toàn tương phản với khung cảnh nơi phố huyện nghèo nàn này. Nó đem đến cho phố huyện chút hơi thở cuộc sống với những ánh đèn “sáng trưng” của thị thành, những âm thanh của tiếng còi làu, tiếng hành khách “ồn ào”,… Đặc biệt, với chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu ấy đã  đưa hai chị em về lại với thời tuổi thơ đẹp khi còn sống ở Hà Nội. Khi tàu đi qua, “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” và “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.Chính vì vậy mà ngày nào cũng vậy, dù “buồn ngủ ríu cả mắt”, hai chị em Liên vẫn cố thức đợi tàu. Nhưng con tàu đi qua quá nhanh, con tàu vụt qua như mang theo cả nỗi niềm nuối  tiếc của hai đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội. Phố huyện lại trở lại vói bóng tối bao quanh, Liên mới ý thức rõ hơn về cuộc sống tù túng của mình và những người dân nơi đây. Liên lại khao khát hơn nữa về một cuộc sống tốt đẹp hon dù nó hết sức mơ hồ, xa xôi.

Thông qua việc miêu tả sinh động cuộc sống và tâm trạng đợi tàu của người dân nghèo nơi phố huyện, nhất là tâm trạng của nhân vật Liên, nhà văn thể hiện sự trân trọng, nâng niu khát vọng vươn lên cuộc sông tươi sáng của những kiếp người nghèo tàn. Đồng thời, nhà văn cũng muôn gửi gắm một thông điệp là con người phải không ngừng khát khao vươn lên một cuộc sống có ý nghĩa và tươi sáng. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện.

Đặc Sắc nghệ thuật

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản. Bức tranh  nghệ thuật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với bút pháp hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện không có cốt truyện.
Bằng giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn dung dị mà sâu sắc, nhà văn đã lôi cuốn người đọc đi vào khám phá thế giới nội tầm của con người để từ đó khơi gợi tình cảm cảm thông, trân trọng đối với những kiếp người nhỏ bé.

Chủ để tư tường

Thông qua việc miêu tả tâm trạng đợi tàu của những người dân nghèo nơi phố huyện, truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những kiếp người nghèo tàn, đồng thòi đó còn là thái độ trân trọng những khát vọng sống của con người dù cuộc sông phía trước của họ rất mơ hồ, xa xôi.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

Câu 1. Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Thạch Lam.
Gợi ý trả lời: Tham khảo mục 1
Câu 2. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
Gợi ý trả lời
Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam muôn phát biểu tư tưởng: .
Thông qua bức tranh phố huyện nghèo buổi chiều tàn với những kiếp sông nhỏ nhoi trong thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn Thach Lam muốn thể hiện tư tưởng phản kháng đối với  xã hội  tù túng, ngột ngạt đã khiến cho cuộc sống con người mất hết ý nghĩa.
Tuy nhiên, tác giả cũng phát hiện những con người nơi phố huyện ấy vẫn có khát vọng vươn ới một cuộc sống tốt đẹp hon. Hằng đêm, họ trông chờ một đoàn tàu đi qua cùng “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền  lấp lánh, và các cửa kính sáng” như chờ đợi “một chút thế giới khác đi qua”. Qua đây, nhà văn muốn thể hiện và khẳng định khát vọng muôn được thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống xã hội trở nên ý nghĩa hơn.
Câu 3.  Hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Gợi ý trả lời
Những nét chính về tình cảm nhân đạo:
+ Tấm lòng thương cảm sâu xa đổi với những kiếp người nhỏ bé, sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mỏi nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.
+ Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời  âm thầm của họ.
-Những nét chính về bút pháp nghệ thuật:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn vói hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện không có cốt truyện.
Phối hợp nhuần nhị giữa tả cành với tả tình; sử dụng điêu luyện ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ.

 BỘ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ TRUYỆN HAI ĐỨA TRẺ

Để 1: Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
 
Đề 2: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn đượm buồn.
Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
– Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn; có tấm lòng đôn hậu và quan niệm văn chương tiến bộ; có biệt tài về truyện ngắn; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.
– Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hoà quyện các yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
2. Giải thích ý kiến
– Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện đơn giản, giàu sắc thái trữ tình, không khí, tâm trạng.
– Làm nên sắc thái trữ tình trong Hai đứa trẻ chủ yếu là cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha qua miêu tả khung cảnh, tâm trạng.
3. Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên
a. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ khung cảnh phố huyện
– Khung cảnh phố huyện khi chiều xuống, đêm về, lúc có chuyến tàu đi qua đều được lọc qua cái nhìn và tâm trạng, cảm giác của nhân vật Liên, nên cũng thấm đượm cảm xúc trữ tình.
+ Cảnh vật hiện lên có hồn, êm ả, thi vị mà đượm buồn.
+ Con người hiện lên với kiếp sống mòn mỏi, tăm tối; tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp đáng trân trọng: một tình người chân thật, một mơ ước nhỏ nhoi, hay một hi vọng mong manh, …
– Khung cảnh phố huyện có sự tương phản đậm nét giữa bóng tối và ánh sáng: Bóng tối dày đặc, bao trùm lên tất cả; còn ánh sáng thì leo lét lụi tàn, hoặc rực rỡ vụt qua. Khung cảnh ấy gắn liền với những cảm giác xen lẫn buồn vui khó tả, tạo nên nhiều sắc thái trữ tình.
b. Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
– Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn và trong đêm tối:
+ Cảm giác man mác buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người và nỗi buồn trong tâm hồn ngây thơ lan toả ra cảnh vật.
+ Niềm xót xa, thương cảm với những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối.
– Cảm xúc buồn vui khó tả trước, trong và sau khi chuyến tàu đêm đi qua:
+ Tàu chưa đến: khắc khoải, háo hức chờ mong.
+ Tàu đến: hân hoan, ngây ngất ngắm nhìn.
+ Tàu đi: bâng khuâng, ngậm ngùi, nuối tiếc.
4. Đánh giá chung
– Chất trữ tình đượm buồn mang lại cho Hai đứa trẻ một vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam.
– Ý kiến này đã đưa ra được một đánh giá sâu sắc, thoả đáng.

(Bài viết sưu tầm)

Xem thêm :
Đề 3 :  Bấm vào link để xem chi tiết : Đề đọc hiểu về Hai đứa trẻ Thạch Lam
Đề 4 :  Bấm vào link để xem chi tiết : Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Thạch Lam
Đề 5 :  Phân tích tình huống đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đề 6 : Đề thi học sinh giỏi về bài Hai đứa trẻ- Thạch Lam
Đề 7 :  Đề thi học sinh giỏi về Hai đứa trẻ- và Chiếc thuyền ngoài xa
Đề 8 : dành cho học sinh giỏi :  So sánh ánh sáng và bóng tối giữa Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù
Đề 9 :  Chứng minh Nhận định về Hai đứa trẻ Thạch Lam

Xem thêm :Giáo án bài Hai đứa trẻ Thạch Lam

Xem thêm : Hai đứa trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *