Đề thi về tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những đứa con trong gia đình
Cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong thời kì chống Mĩ qua nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”( Nguyễn Thi). Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của lòng yêu nước được thể hiện trong tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
* Yêu cầu chung:
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận(0,5 điểm):

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm):

– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận vẻ đẹp nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”( Nguyễn Thi). Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của lòng yêu nước được thể hiện trong tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
 

  1. Nội dung: 3,0 điểm

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

 c1. * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Thi là là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam, được mệnh danh: nhà văn của người dân Nam Bộ.

–  “Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc  nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng“. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.
c2. * Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ qua nhân vật Việt, Chiến:
@ Vẻ đẹp chung:
– Căm thù giặc sâu sắc: xuất phát từ nỗi đau của gia đình khi người thân bị giết bởi kẻ thù.
+ Chiến: kiên quyết đi bộ đội để trả thù cho ba má với câu nói chắc nịch: “giặc còn thì tao mất, vậy à!”.
+ Việt: tranh với chị để được tòng quân bởi “mối thù …còn nặng trên vai”.
– Giàu tình cảm, yêu thương gia đình, đồng đội:
+ Chiến: thương em, luôn nhường nhịn em, chăm lo em thay má.
+ Việt: thương má, thương chị, yêu quý đồng đội.
– Bất khuất, kiên cường trong đấu tranh chống giặc:
+  Việt dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch, bị thương nặng nhưng tay lúc nào cũng đặt lên cò súng, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.
+ Lập được nhiều chiến công nhưng luôn cảm thấy nhỏ bé so với nhiến công của đồng đội.
@  Vẻ đẹp riêng:
– Chiến mang vẻ đẹp được thừa hưởng từ má: gan góc, chăm chỉ, đảm đang, khéo lo toan thu vén việc gia đình dẫu vẫn mang những nét tính cách trẻ con của một cô gái mới lớn.
– Việt lại mang tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư, trong sáng.
@ Đánh giá: Nhân vật Việt và Chiến là những hình ảnh tiêu biểu của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở hai nhân vật đều thể hiện vẻ đẹp của lòng yêu nước, của lý tưởng sẳn sàng chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao cả. Đây là một trong những vẻ đẹp cao cả của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
* Liên hệ với vẻ đẹp của lòng yêu nước được thể hiện trong tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
– Vẻ đẹp của lòng yêu nước thể hiện trong vẻ đẹp của con người cá nhân – người con trai thời Trần: Bảo vệ đất nước bằng tư thế hiên ngang, bền bỉ vượt cả không gian, thời gian “ Hoành sóc gian sơn kháp kỉ thu”
– Vẻ đẹp của lòng yêu nước kết tinh bằng sức mạnh  của tập thể – sức mạnh kiên cường, bất khuất “Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”
– Vẻ đẹp của lòng yêu nước được khẳng định bằng nhân cách, vẻ đẹp cao cả của lý tưởng: luôn chưa bằng lòng với những gì mình cống hiến “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
@ Nhận định khái quát chung:
– Hai tác phẩm ở hai thời đại khác nhau nhưng cùng thể hiện vẻ đẹp của dân tộc – vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước.
– Tuy nhiên, hai tác phẩm được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau nên có sự khác biệt rõ trong cảm nhận ở phương diện nghệ thuật ( Thể loại, phong cách, hoàn cảnh thời đại…)

  1. Sáng tạo: 0,5

– Điểm 0,5: Bài viết thể hiện được cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề có chính kiến riêng một cách hợp lý.
– Điểm 0: Bài viết nói chung chung, mơ hồ, không nêu được chính kiến.

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

– Điểm 0,5: Ít sai lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp.
– Điểm 0: Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt rối rắm, nhiều câu tối nghĩa.
—–Hết—
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *