HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
(Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang) |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 Ngày thi: 20/04/2019 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1. (8,0 điểm)
Pawel Kuczynski – nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan, được nhận hàng trăm giải thưởng về những bức tranh châm biếm, trào phúng thể hiện những mặt xấu xa của thế giới. Mỗi bức tranh của ông đều đánh thức con người bằng một thông điệp “nhỏ mà không nhỏ”. Theo em thông điệp nào được tác giả gợi ra từ bức tranh dưới đây?
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều đó.
Câu 2. (12,0 điểm)
Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng một tác giả trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
——————————————————————————————————————-
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) |
HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 Ngày thi: 20/04/2019 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Trình bày suy nghĩ về bức tranh của Pawel Kuczynski – nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan. | 8.0 | |
Yêu cầu về kĩ năng | |||
– Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội. – Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt. – Bố cục mạch lạc, lập lập chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn có cảm xúc. |
|||
Yêu cầu về kiến thức | |||
a | Giải thích ý nghĩa bức tranh | 1.0 | |
– Hình ảnh một con người đang ở dưới cái hố sâu biểu tượng cho hoàn cảnh khó khăn, những tình huống đầy thử thách đòi hỏi con người phải có bản lĩnh để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. – Chiếc thang biểu tượng cho thời cơ, cơ hội tốt có thể giúp con người thoát khỏi tình thế khó khăn. – Hình ảnh con người chặt những thanh gỗ trên thang để làm củi đốt xua đi giá lạnh cho thấy hành động nông cạn, thiếu tính toán chỉ vì cái lợi nhỏ tức thời mà tự hủy hoại tương lai tốt đẹp. => Kết nối các hình ảnh với nhau ta hiểu được ý nghĩa của bức tranh: Trước tình thế khó khăn con người cần tính toán suy nghĩ cẩn trọng để tránh vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi lợi ích lâu dài. Đây chính là bài học, kinh nghiệm cho sự thành công. |
|||
b | Bàn luận | 4.0 | |
– Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của thông điệp gợi ra từ bức tranh – Lý giải: + Lợi ích trước mắt chính là những cám dỗ, hấp dẫn có thể đem lại cho con người sự thỏa mãn trong tức thời vì thế thường làm con người nảy sinh lòng tham và mất sự tỉnh táo, sáng suốt đi lầm đường lạc lối không nhìn ra những cơ hội trong tương lai. + Hơn thế đời người là hữu hạn, vì thế cần có một kế hoạch lâu dài mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt. + Nếu con người biết buông bỏ những cái lợi trước mắt tức là từ bỏ những thứ hấp dẫn, cám dỗ để tính toán kĩ lưỡng hơn cho những mục tiêu lâu dài thì có thể con đường đi đến thành công sẽ xa hơn, dài hơn nhưng chắc chắn đó là thành công lâu bền hơn. – Dẫn chứng: + Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà quên mất tương lai lâu dài khi họ tham lợi nhuận chế biến đồ giả, tẩm thuốc hóa chất, lừa lọc người khác mà không nghĩ đến hậu quả sau này chính họ phải lĩnh nhận khi bản thân họ cũng phải mua những sản phẩm tương tự có thể gây bệnh nguy hiểm bất cứ lúc nào. + Những bậc cha mẹ yêu thương chiểu chuộng con những tưởng đó là cách yêu thương đúng cách mà không biết rằng đó là sai lầm nguy hại trong cách giáo dục con. |
|||
c | Mở rộng, lật lại vấn đề | 2.0 | |
– Phê phán những người bị cám dỗ bởi cái lợi tức thời mà bán rẻ lương tâm không nghĩ đến tương lai lâu dài chính mình sẽ bị ảnh hưởng. – Tuy nhiên cần phân biệt giữa cái lợi trước mắt với những cơ hội đến với mình, cần có một cái lý trí tỉnh táo để suy xét và đưa ra quyết định đúng đắn. |
|||
d | Bài học liên hệ | 1.0 | |
– Nhận thức được việc không nên ham cái lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội lâu dài – Hành động: Trước mỗi cơ hội gõ cửa mình, bạn nên cân nhắc, tính toán thật kỹ không nên nông nổi vội vàng có thể dẫn đến sự sai lầm đáng tiếc tự đánh mất cơ hội của chính mình. |
|||
2 | Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống. | 12.0 | |
Yêu cầu về kĩ năng | |||
– HS nhận thức được yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục ba phần của bài viết: Mở – Thân- Kết. – Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong quá trình viết bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. – HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm sáng tỏ yêu cầu của đề, phần lý luận và chứng minh cần thống nhất chặt chẽ. |
|||
Yêu cầu về kiến thức | |||
a | Giải thích | 2.0 | |
– Nhà văn chương đích thực: là nhà văn chân chính, sáng tạo nên được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động tích cực đến con người và cuộc sống của con người. – Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống: Cách nói hình ảnh “bức tranh treo trên tường… khi tháo nó ra… để lại khoảng trống„ về vị trí của những nhà văn lớn, nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc và chiếm được tình cảm yêu quý ở người đọc. Ý cả câu: Một nhà văn đích thực phải là nhà văn tạo nên được dấu ấn riêng đậm nét trong sự nghiệp sáng tác để từ đó hình thành nên phong cách nghệ thuật nổi bật, có một vị trí vững chắc trong lòng độc giả. |
|||
b | Bàn luận: Dựa trên cơ sở | 4.0 | |
* Tư chất của người nghệ sĩ: – Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Đó là bản sắc sáng tác của nghệ sĩ. – Cá tính sáng tạo là tư chất vô cùng quan trọng, quan trọng tới mức nó là tiêu chuẩn về sự sống còn của nghệ sĩ. Vì vậy, người nghệ sĩ phải tìm cho được cái bản sắc của mình. * Phong cách nghệ thuật: – Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Chính sự độc đáo đó tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. – Căn cứ vào PCNT, người đọc có thể xác định tác phẩm của nhà văn này mà không thể của nhà văn kia. Đồng thời cũng căn cứ vào đó, người đọc hiểu thêm về con người với toàn bộ năng lực, mối quan tâm, sở trường,.. của người nghệ sĩ. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm và hứng thú cho người đọc. PCNT là sự trưởng thành của một nhà văn: nhà văn nào cũng có nét riêng, chỉ ở những nhà văn thực sự tài năng mới có phong cách. Sự nở rộ của PCNT vì thế cũng là dấu hiệu về sự trưởng thành của một nền văn học. Như vậy, một nhà văn đích thực là phải có phong cách như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống. |
|||
c | Chứng minh (HS tự do lựa chọn tác giả trong phạm vi đề định hướng) | 5.0 | |
– Yêu cầu HS chọn được một tác giả có phong cách nghệ thuật nổi bật, tiêu biểu của một giai đoạn, trào lưu, thời đại, dân tộc (cả những tác giả văn học nước ngoài). – Phân tích một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả đó trên hai bình diện: nội dung, hình thức để xác định được những nét tiêu biểu, độc đáo của tác giả đó, khẳng định được phong cách riêng, một nghệ sĩ chân chính, tạo được vị trí trong nền văn học, giai đoạn văn học (ưu tiên những bài viết có sự mở rộng tác phẩm của tác giả được HS lựa chọn). – Bài viết phải xác định rõ nhưng biểu hiện riêng, độc đáo trong tác phẩm để làm nên “khuôn mặt sáng tạo, tiếng nói, giọng nói riêng”. Phân biệt với những bài viết chỉ đi phân tích tác phẩm một cách chung chung, không nắm vững lí luận, không biết cách triển khai phần chứng minh. |
|||
d | Bình luận, liên hệ – mở rộng | 1.0 | |
– Với nhà văn – người sáng tạo: Phải luôn ý thức để tạo nên được phong cách riêng độc đáo bằng tài năng và tâm huyết của mình. – Với bạn đọc – người tiếp nhận: Phải cảm nhận được cái độc đáo, cái riêng có giá trị nghệ thuật cao trong tác phẩm của nhà văn, đánh giá được vị trí của những nhà văn có phong cách. |