Vận dụng kiến thức về từ loại và câu trong tiếng Việt để làm tốt phần đọc hiểu văn bản
Bài viết hệ thống hóa kiến thức về từ và câu, phân loại , cách nhận diện từ và các kiểu câu trong tiếng Việt, Giúp làm tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn
Các kiến thức về từ:
Từ xét về cấu tạo: Đặc điểm các từ: từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy.
* Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa tạo thành.
Có 2 loại từ đơn: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.
Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú
VD: nhà, cửa, bàn, ghế, xe…
* Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
Từ phức được chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy:
– Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật
+ Căn cứ vào quan hệ về mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: Anh em, bố mẹ, nhà cửa, bàn ghế, quần áo… (từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, cây cối, đường xá (từ ghép chính phụ)
– Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.
Phân loại từ láy: Láy bộ phận (láy âm và láy vần) và láy toàn bộ; láy đôi, láy ba, láy bốn.
VD: lúng la lúng liếng, sạch sành sanh, long lanh, …
Tác dụng: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm.
Từ xét về nguồn gốc
– Từ mượn: gồm từ Hán Việt và từ mượn các nước khác
VD: + Từ Hán Việt: hoàng hôn, nhân dân, quốc kì, quốc lộ…
+ Từ mượn các nước khác: gác ba ga, ba đờ xuy, ra đi ô, facebook, email…
– Từ địa phương (phương ngữ): là từ dùng ở một địa phương nào đó (có từ toàn dân tương ứng).
VD: Tía, mế, mô, rứa, mần răng, ni, nớ…
– Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: Cớm, chõm, dân hai ngón, …
Từ xét về nghĩa
* Khái niệm:
– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ..) mà từ biểu thị.
– Một từ có thể có thể có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa từ.
Phân loại từ tiếng Việt
– Xét về từ loại:
+ Danh từ: là những từ chỉ người, vật; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.
– Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật; thường dùng làm vị ngữ trong câu.
+ Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái; có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
+ Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
+ Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+ Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
+ Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
+ Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
+ Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi, đáp.
+ Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
– Các loại từ xét về nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.
+ Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
+ Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
+ Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.
+ Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.
2. Các kiến thức về câu:
Các thành phần cấu tạo câu
* Thành phần chính: – Chủ ngữ:
– Vị ngữ:
* Thành phần phụ:
– Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức… diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú), bao gồm:
+ Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
+ Phần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).
+ Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
+ Thành phần gọi đáp: được dùng để tọa lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Các thành phần nghĩa của câu:
* Nghĩa sự việc:
– Câu biểu thị hành động.
– Câu biểu thị tư thế.
– Câu biểu thị sự tồn tại.
– Câu biểu thị trạng thái, tính chất, đặc điểm.
– Câu biểu thị quá trình.
– Câu biểu thị quan hệ.
* Nghĩa tình thái.
– Tình cảm thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu.
– Tình cảm thái độ của người nói với người nghe.
Phân loại câu
* Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đặc biệt, câu đơn, câu phức, câu ghép.
– Câu đặc biệt: là câu không xác định được thành phần chủ ngữ – vị ngữ của câu.
VD: Mưa. Nắng. Gió. Sương.
– Câu đơn: là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ vị ngữ.
VD: Hoa nở.
– Câu ghép là câu có kết câu từ 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ làm nòng cốt trở lên.
VD: Gió thổi, mây bay.
Có nhiều loại câu ghép: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có quan hệ từ, câu ghép không có quan hệ từ.
– Câu phức là câu có kết cấu từ 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ trở lên nhưng trong đó chỉ có một cụm chủ vị làm nòng cốt còn các cụm chủ vị khác bị bao trong cụm chủ vị nòng cốt.
VD: + Cái xe này, lốp bị hỏng.
+ Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
* Câu phân loại theo mục đích nói
– Câu trần thuật: được dùng để miêu tả, kể, nhận xét sự vật. Cuối câu trần thuật người viết đặt dấu chấm.
– Câu nghi vấn: được dùng trước hết với mục đích nêu lên điều chưa rõ (chưa biết còn hoài nghi) và cần được giải đáp. Cuối câu nghi vấn, người viết dùng dấu chấm hỏi.
– Câu cầu khiến: Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…đối với người tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thường được dùng như những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, thôi, nào….Cuối câu cầu khiến người viết đặt dấu chấm hay dấu chấm than.
– Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người nói …
– Câu phủ định, câu khẳng định.
( Lược trích sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Mai Thị Thu Hà )
Xem thêm :
Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn, bí kíp đạt điểm tuyệt đối