Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, Giảng dạy một số tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU.. 1
1.Lí do chọn đề tài: 1
2.Tình hình nghiên cứu: 2

  1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 2

3.1. Mục đích của đề tài: 2
3.2. Nhiệm vụ của đề tài: 3

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:: 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
PHẦN NỘI DUNG.. 4
Chương I: Những vấn đề lý luận. 5
Chương II. Những vấn đề thực tiễn. 6

  1. Nội dung khám phá của thơ Đường: 7
  2. Đặc trưng của thơ Đường: 7
  3. Ngôn ngữ thơ Đường: 8
  4. Luật thơ Đường: 8

Chương III. Thực hành: Giảng dạy một số tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại 12
PHẦN KẾT LUẬN.. 24
TÀI LIỆU 
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :

Những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại. Trong ba năm học ở bậc THPT, chúng ta sẽ học tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu cho các trung tâm văn hóa rực rỡ, các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng ba nghìn năm.
Chương trình học đã chú ý tới văn học các nước có quan hệ ảnh hưởng sâu rộng với văn học Việt Nam. Một trong số nước đó là Trung Quốc mà thơ Đường là một thành tựu độc đáo. Đời Đường (618 – 907) là thời kỳ toàn thịnh của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.Trong giai đoạn này văn học đời Đường đã phát triển hơn bất kỳ thời đại nào trước đó.Thơ Đường như một vườn hoa muôn màu muôn sắc nở rộ, nhiều nhà văn, nhà thơ xuất hiện, nhiều thể loại văn học phát triển, đã để lại những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong thơ ca.Giai đoạn này có nhiều tác giả đã đi vào lịch sử thơ ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị . . .
          Thơ Đường du nhập vào Việt Nam rất sớm, nó được Việt Nam chấp nhận như một nội sinh. Cho đến hôm nay, thơ Đường vẫn rất gần gũi với người Việt Nam, vì vậy, không gì khó hiểu khi ta thấy trong chương trình môn văn ở trường phổ thông, thơ Đường có một vị trí đặc biệt. Số lượng không quá lớn nhưng quả đã đặt người giáo viên văn trước một thử thách lớn, đòi hỏi họ phải tìm cách vượt qua.
Để dạy văn học Trung Quốc tốt cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là cách cảm thụ thơ văn và thi pháp. Nói cách cảm thụ là nhằm cái chủ thể người tiếp nhận và con đường tiếp nhận. Nói thi pháp là nhằm vào khách thể sáng tạo tức là người sáng tác, tìm xem họ dùng những phương thức, phương tiện gì để thể hiện cảm hứng, để chuyển tải tư tưởng, để xây dựng hình tượng.

2. Tình hình nghiên cứu:

Ở trường phổ thông hiện nay, tình hình dạy thơ nhìn chung chưa đạt hiểu quả cao. Riêng đối với thơ Đường, chưa có nhiều giáo viên giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó. Phần lớn giáo viên mới chỉ phân tích được nội dung tác phẩm mà chưa làm nổi bật các thủ pháp nghệ thuật cùng đặc trưng thi pháp thơ Đường, nhiều giáo viên chỉ biết thuyết giảng, ít đối thoại với học sinh vì sợ thiếu thời gian. Cách làm ấy vô hình dung đã đi ngược lại cái “phép” của thơ Đường là “nói ít gợi nhiều”. Mặt khác, việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao còn do việc cung cấp tri thức lý thuyết về thơ Đường còn thiếu nên tri thức làm nền tảng cho học sinh tiếp nhận còn nghèo nàn. Vậy nên khi học thơ Đường, học sinh có ấn tượng thơ Đường khó tiếp nhận.
          Xuất phát từ thực tế này, tôi thấy vấn đề nghiên cứu cách dạy học thơ Đường ở trường học phổ thông là rất quan trọng. Thực hiện đề tài này tôi hy vọng đưa ra cách hiểu khoa học về thơ Đường nhằm góp phần nhỏ bé vào việc cải tiến chất lượng dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông.
          Tuy nhiên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, tôi rất mong được sự góp ý từ phía các đồng nghiệp, những đồng chí quan tâm đến vấn đề này.
 Do khả năng của bản thân và khuôn khổ của đề tài, tôi xin đưa ra kinh nghiệm của bản thân về cách tiếp cận thơ Đường ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại ( thi pháp ).

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

3.1. Mục đích của đề tài:

– Nêu lên kinh nghiệm của bản thân về cách tiếp cận một tác phẩm thơ Đường để cùng trao đổi với đồng nghiệp của mình, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay.
– Nhằm nâng cao hiệu quả giờ học văn trong trường trung học phổ thông.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài:

– Xác định cơ sở lý luận của việc giảng dạy và học tập thơ Đường ở trường trung học phổ thông trong nhiều năm qua.
– Tình hình thực tiễn về phương hướng đổi mới dạy học thơ Đường theo đặc trưng thể loại.
– Thực hành soạn giảng một tiết dạy cụ thể: Tiết 44 và 47 trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT. 

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

– Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc cảm thụ thơ.
– Nghiên cứu văn bản: Hoàng Hạc lâu tổng Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch và Thu hứng của Đỗ Phủ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 THPT.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài sáng kiến gồm những nội dung chính sau:

  1. Thơ Đường nhằm khám phá sự tự nhiên mà chủ yếu sự tự nhiên giữa con người với thiên nhiên.
  2. Đặc trưng của thơ Đường.
  3. Thơ Đường xét về mặt ngôn ngữ.
  4. Luật thơ.

 

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lý luận.

 
Thơ Đường giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử thơ ca cổ đại Trung Quốc. Trong tập Toàn Đường thi soạn năm 1705 có 4.8900 bài thơ Đường. Về sau nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số lượng của thơ Đường không phải chỉ có thế. Nhưng dù sao con số đó cũng nói lên phần nào cái hùng vĩ, đồ sộ của dãy núi thơ Đường.
Tại sao đến đời Đường thì thơ ca cổ đại Trung Quốc đạt đến đỉnh cao như vậy? Có thể nói rằng thơ ca phát triển là do nhiều điều kiện và yếu tố hợp thành như hoàn cảnh lịch sử, cơ sở xã hội, đời sống nhân dân, truyền thống văn học và sự phát triển nội tại của nó… Đời sống nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mâu thuẫn chính trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ. Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt và dai dẳng này chính là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên, cũng là điều kiện để thơ ca phát triển. Tác phẩm văn học không thể không phán ánh những mâu thuẫn đó trên những mức độ khác nhau hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc công khai hay bí mật, hoặc hoàn chỉnh hay phiến đoạn.
Khi lên nắm chính quyền, giai cấp thống trị nhà Đường áp dụng hàng loạt chính sách nhượng bộ nông dân. Kinh tế phồn vinh, xã hội thái bình, cục diện chính trị ổn định tạo điều kiện cho nhà thơ đi đây đi đó tận hưởng cảnh đẹp của non sông đất nước, bồi dưỡng khí chất lãng mạn và năng khiếu nghệ thuật, viết lên những lời thơ giàu sức sống thời đại. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là khi một nền kinh tế phong kiến suy đồi, trật tự xã hội hỗn loạn là không xuất hiện những nhà thơ lớn. Những bài thơ giàu tính hiện thực và thấm sâu lòng nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ ra đời sau vụ biến An Lộc Sơn là những bằng chứng cụ thể.
Vả lại, cho dù những năm tháng đầu khi nền kinh tế xã hội nhà Đường phồn vinh, ổn định thì mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại, phát triển. Lúc này, do sự va chạm giữa cuộc sống riêng tây và tinh thần phản nghịch vốn có của nhà thơ mà bật ra những tia lửa phản kháng không thể dập tắt được. Sáng tác của Lí Bạch trong giai đoạn đầu cũng đủ sức chứng minh hiện thực đó. Mặt khác sau loạn An Lộc Sơn, tuy sức sản xuất vật chất của xã hội bị phá hoại nghiêm trọng, nhưng những vùng như lưu vực sộng Trường Giang và phía nam Trường Giang vì không trực tiếp chịu ảnh hưởng của chiến tranh và do của cải vật chất đưa từ miền Bắc xuống nên nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở những khu vực này phát đạt, tạo điều kiện vật chất cho sự phát triển của thơ ca giữa đời Đường và thời kì sau.
Chế độ khoa cử “ dĩ thi thủ sĩ” ( lấy thơ ca để chọn người tài ) đời Đường tuy không phải là nguyên nhân chính của sự phát triển thơ ca, nhưng không thể phủ nhận một điều là việc “dĩ thi thủ sĩ” đã góp phần làm giàu kho tàng thơ ca vốn có đời Đường.
Ngoài ra sự phồn vinh của các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ đạo đặc biệt là hội họa cũng ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của văn học. Hội họa, điêu khắc đời Đường đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, sản sinh những nhân tài như Ngô Đạo Từ chuyên vẽ người, Vương Duy chuyên vẽ sông núi, Dương Huệ Chi nổi tiếng về điêu khắc…
Ngoài những điều kiện lịch sử và xã hội nói trên thì sự phát triển của bản thân nền văn học nói riêng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thơ Đường phát triển. Kể từ khi Kinh Thi, tập thơ đầu tiên của Trung Quốc ra đời, cho đến thơ Đường, thơ ca Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài. Hơn một nghìn năm qua, thơ ca là thể loại chủ yếu của nền văn học Trung Quốc. Từ loại thơ bốn chữ trong Kinh Thi cho đến hình thức “ Tao thể” của sở từ và loại thơ năm chữ hoặc bảy chữ đời Hán cũng tích lũy những kinh nghiệm phong phú cho sự sáng tác thơ ca đời Đường.
 

Chương II. Những vấn đề thực tiễn.

1. Nội dungkhám phá của thơ Đường:

Thơ Đường nhằm khám phá sự tự nhiên mà chủ yếu là sự tự nhiên giữa con người với thiên nhiên, gợi lên những giao cảm, đưa đến cho người đọc người bạn tri âm tri kỉ: một con sông, một vầng trăng, một cánh chim… Cách cấu tứ nhằm khai phá sự tự nhiên, sự giao cảm giữa tự nhiên với con người ấy đã xóa đi mọi gianh giới, mọi sự ngăn cách, tạo ra âm hưởng vang vọng trong tâm hồn.
Lý Bạch là một người đi du ngoạn nhiều nơi nhất. Hầu như khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều in dấu chân ông. Thơ viết về thiên nhiên của ông là những bức tranh hùng vĩ, tráng lệ ẩn giấu một vẻ đẹp sâu xa thầm kín: Thác nước Hương Lô trong bài Vọng Lư sơn bộc bố hùng vĩ lạ thường.
“ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
   Xa trông dòng thác trước sông này
        Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước
     Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”
( Tương Như dịch)
Thực tế Hương Lô bắt nguồn từ núi cao chảy xuống, nhưng dưới ngòi bút Lý Bạch nó không còn là thác nước bình thường nữa. Nó chảy từ độ cao ba nghìn thước, lại chảy như bay, đứng xa mà nhìn ngỡ tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
Thiên nhiên còn là người bạn an ủi, động viên, chia sẻ nỗi đau khổ, dằn vặt trong lòng ông.
“ Chim bay vút bay hết
                                           Mây lẻ đi một mình
          Nhìn nhau không thấy chán
     Chỉ còn núi Kính Đình”
                      ( Độc tọa Kính Đình sơn – Phạm Lệ Duyên dịch)
Hình như núi Kính Đình cũng hiểu được sự cô độc lẻ loi, hiu quạnh của nhà thơ.

2. Đặc trưng của thơ Đường:

Để hiểu hết cái cảm hứng của nghệ thuật thơ Đường lại cần nắm được đặc trưng của thơ Đường, chung quy có thể thấy được mấy đặc điểm sau:
Trong cách cấu tứ thường tìm hiểu sự giao cảm giữa con người và thiên nhiên, trong cách biểu hiện thường cái tôi trữ tình hòa lẫn vào ngữ cảnh, trong cách diễn đạt thường ý thức đến sự quấn quyện ba yếu tố thi- nhạc- họa.
Khi đọc thơ Lý Bạch mọi người đễ dàng nhận thấy sức tưởng tượng lớn lao của ông. Ông đưa tình cảm nồng cháy, khát vọng mãnh liệt vào đối tượng miêu tả. Để việc khoa trương có được bề rộng lẫn bề sâu, ông nhân cách hóa các đối tượng được miêu tả: Núi Kính Đình là người bạn tâm tình có thể hiểu được cảnh cô độc và nỗi buồn của nhà thơ, hoặc gió xuân cũng hiểu được nỗi đau khổ, nỗi tái tê của con người trong cảnh biệt ly.
“Gió xuân như cũng thấu hay
Không cho cành liễu điểm đầy xanh non”
(Lao lao đình – Trúc Khê dịch)
Trăng và bóng cũng trở thành bạn tâm đầu ý hợp cùng nhà thơ nâng cốc để làm dịu bớt sự lẻ loi đơn chiếc:
“Cất chén mời trăng sáng,
                                          Mình với bóng là ba”
(Nguyệt hạ độc chước – Tương Như dịch)

3. Ngôn ngữ thơ Đường:

Ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung trong sáng, tinh luyện. Các tác giả thơ Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình. Như Đỗ Phủ rất chú trọng đến ngôn ngữ thơ ca, ngoài việc dùng phương ngôn, khẩu ngữ, ông cũng tốn nhiều công phu gọt giũa từng lời, từng ý đạt mức “ ý tại ngôn ngoại “ ( ý nằm ở ngoài lời ). Khái quát và chính xác là đặc điểm là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thi ca của Đỗ Phủ. Trong bài Đăng cao, Đỗ Phủ viết:
“Vạn lí bi thu thường tác khách
                Bách liên đa bệnh độc đăng đài”
                        (Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não
                                            Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn – Nam Trân dịch)
Chỉ mười bốn chữ nhưng làm rõ bảy tầng ý đau thương: Sống nơi đất khách quê người ( tác khách), xa nhà vạn dặm ( vận lí), mà nào có phải chỉ một đôi lần ( thường tác khách), lại phải xa nhà vào những ngày thu ảm đạm ( bi thu), chỉ một thân một mình ( độc đăng đài), cả đời người ( bách niên) hay ốm đau mà nào chỉ có vài bệnh ( đa bệnh). Bảy ý đó quyện vào nhau, mỗi chữ một ý, ý này bổ sung ý kia, làm nổi bật hình ảnh cô độc, lẻ loi của con người chịu lắm nỗi gian truân, thống khổ của cuộc đời. Lời thơ cô đọng, hàm súc, cảnh, ý, tình lồng vào nhau tô đậm thêm phong cách trầm uất của thơ ông.

4. Luật thơ Đường:

Thơ Đường luật là thể thơ chủ đạo có tác động chi phối thể thơ khác, thường dùng như một hệ quy chiếu để xem xét đặc điểm các thể thơ khác ( cổ phong và từ). Đó là một thể thơ có niêm luật chặt chẽ, niêm luật đó lấy việc xen kẽ các thanh trắc và bằng làm nguyên tắc, tuy nhiên nguyên tắc đó không phải là tuyệt đối, có phần gần như tuyệt đối. Đó là vị trí của các thanh ở chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong thơ thất ngôn, thường được khái quát thành công thức “ nhị tứ lục phân minh”, với hàm nghĩa: thanh của chữ thứ tư phải ngược thanh với chữ thứ hai và thứ sáu, có thể là trắc-bằng-trắc hoặc bằng-trắc-bằng, viết tắt là TBT và BTB.
Ví dụ: “Phong cấp thiên cao viên khiếu ai”
                                                          (Đăng cao- Đỗ Phủ)
Hoặc “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”
                                       (Thu hứng – Đỗ Phủ)
Một câu thơ viết không đúng công thức đó gọi là thất luật hay phá luật (cố tình làm thất luật để nhấn mạnh một ý nào đó) như:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu”
(Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch).
Phần có thể linh động là các chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 thường quy thành công thức “Nhất tam ngũ bất luận”.Thật ra chỉ chữ thứ nhất là hoàn toàn linh động. Chữ thứ năm nói chung là ngược thanh với chữ thứ bảy, tuy linh động cũng không bị coi là thất luật. Chữ thứ ba nếu ở câu có vần, không được chuyển thanh “bằng” thành “trắc”. Thơ Đường luật có 3 dạng chính: bát cú( 8 câu), tuyệt cú (có khi gọi là tứ tuyệt, 4 câu), bài luật (còn gọi là trường luật, nghĩa là một bài thơ luật kéo dài).
Một bài bát cú được chia thành 4 cặp câu (còn gọi là 4 liên thơ) đề, thực, luận, kết (còn gọi là liên đầu, liền cằm, liên cổ, liên đuôi, cũng có khi gọi bằng số: cặp câu thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư ). Đã có xu hướng quy các chức năng xác định cho mỗi cặp câu như tên gọi của nó( đề là “ vào đề”), thực là “ nói thực”, luận là “ bàn rộng ra”, kết là “ kết luận” ). Song thực tiễn thơ Đường luật, đặc biệt là thơ từ đời Minh trở về trước lại cho ta thấy không phải bao giờ cũng vậy. Một tỷ lệ không nhỏ các bài thơ Đường như Hoàng Hạc lâu của Thôi hiệu, Đăng cao của Đỗ Phủ chỉ có thể được lí giải đúng đắn nếu chỉ chia chúng thành hai phần, tức nửa trên và nửa dưới như nhà phê bình Kim Thánh Thán ( nhà phê bình nổi tiếng cuối đời Minh, sinh 1608) thường gọi.
Mô hình thơ thất ngôn bát cú vần bằng ( luật bằng)


B                     T      T      T     B                               
Liên 1
T         T       B        B     T      T
 
T       T        B        B     B      T       T
 Liên 2
B       B        T        T     T      B               
 
B       B        T        T     B      B       T
Liên 3
T       T      B         B     T      T
 
T       T      B        B      B     T        T
 Liên  4    
          B         B     B        T       T     T              
 Thất ngôn bát cú vần trắc ( luật trắc)
 
T                     B      B      B      T                    
Liên 1
B       B         T        T     B      B
 
B       B         T        T     T      B        B
Liên 2
T       T         B        B      B     T               
 
T       T         B        B      T     T        B
 Liên 3
B       B       T         T      B      B
 
B       B       T         T     T     T        B
 Liên 4
T       T       B         B     B     T     
Luật thơ được căn cứ từ chữ thứ hai của câu thứ nhất nếu là thanh trắc thì bài thơ ấy làm theo luật trắc và nếu là thanh bằng thì bài thơ ấy làm theo luật bằng. Còn niêm (đính vào nhau theo nghĩa đen): luật của âm thanh cốt điệu đi của câu thơ không trở nên đơn điệu, do đó về cơ bản giữa các cặp câu thơ thì thanh phải đối nhau trừ chữ thứ 5 và chữ thứ 7 trong câu đầu. Muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên thơ trên phải cùng thanh với chữ hai của câu lẻ thuộc liên thơ dưới, tuy nhiên người ta cũng đề ra những ngoại lệ.
Hệ thống vần trong thơ Đường luật chủ yếu gieo vần bằng, thỉnh thoảng có vần trắc, vần gieo ở cuối câu 1 và cuối tất cả các câu chẵn 2,4,6,8 (riêng những chữ cuối câu 1 có thể không gieo vần).

Chương III. Thực hành: Giảng dạy một tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại.

 Tiết 45 CẢM XÚC MÙA THU
                                                                                                            Đỗ Phủ
  Ngày soạn:      Ngày giảng:
 

  1. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng, giúp HS
Cảm thông với tám lòng Đỗ Phủ, cảm nhận lòng yêu nước tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ trước cảnh chiều thu buồn nơi đất khách
Thấy được tính chất đặc biệt hàm súc của bài thơ qua việc khai thác các tầng ý nghĩa của các từ ngữ, câu, hình ảnh tiêu biểu trong việc biểu hiện tình cảm
Qua đó hiểu thêm về đặc điểm của thơ Đường
Phương tiện thực hiện
– Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
– SGK, SGV
– Thiết kế bài giảng
– Thơ Đỗ Phủ
Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp: đọc hiểu, đàm thoại phát vấn, thuyết giảng
Tiến trình giờ giảng
ổn định
 Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về những dòng thơ lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường của những con người thuộc tầng lớp dưới của xả hội. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” đã thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của con người xa xứ.
 

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ( 6/ ). * Đọc tiểu dẫn và cho biết vài nét về tác giả Đỗ Phủ?* Nội dung chủ yếu trong thơ Đỗ Phủ là gì?  
 
* Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 
 
 
 
 
Hoạt động 3: Đọc văn bản ( 8/ ).
* GV hướng dẫn đọc và giải thích từ khó.
 
 
 
 
* Nhận xét thể thơ, bố cục và cho biết chủ đề của bài thơ?
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 4. Đọc hiểu văn bản ( 20/ )  
 
* Bốn câu thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh hiện ra trước mắt như thế nào?
 
 
 
 
 
* Nghệ thuật nào đã được sử dụng ở hai câu thực?
 
* Hãy nhận xét về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng  của tác giả trong 4 câu thơ đầu?
 
 
 
 
 
* Hai câu thơ 5,6 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 
* Hình ảnh” hoa cúc”, ” con thuyền” mang ý nghĩa gì?
 
 
 
 
* Các động từ Lưỡng khai, nhất hệ, cố viên tâm có ý nghĩa như thế nào ? (Chú ý bản dịch nghĩa).
 
 
 
* Em có nhận xét gì về cách tả cảnh của tác giả ?
 
 
* Không khí và âm thanh trong sinh hoạt của người dân như thế nào?
 
 
* Không khí và âm thanh ấy có tác động thế nào đến nỗi lòng người xa quê?
 
* Em hãy nhận xét về tấm lòng của nhà thơ thể hiện ở những câu thơ trên?
 
 
 
Hoạt động 5: Tổng kết ( 2/ )
 
* Nhận xét giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của bài thơ?
 
* Qua bài thơ em cảm nhận được gì về tình cảm của bản thân với quê hương mình?
. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:Đỗ Phủ ( 712- 770), quª Hµ Nam- Trung Quèc.– Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc khắp nơi. Có chí lớn phò vua, giúp nước nhưng không thành.– Là nhà thơ hiện thực lớn nhất của Trung Quốc.Được mệnh danh là ” Thi Thánh”.
– Nội dung thơ Đỗ Phủ: Phong phú, sâu sắc. Lịch sử bằng thơ chứa chan tình yêu nước và nhân đạo. Nghệ thuật điêu luyện, giọng thơ trầm uất.
2. Văn bản:
Sáng tác khi đất nước kiệt quệ và chiến tranh loạn lạc. Đỗ Phủ cùng gia đình đi lánh nạn ở Tứ Xuyên. Năm 766 ở nơi núi non hiểm trở thuộc Quỳ Châu, xa cách quê hương đã khơi nguồn cảm hứng cho tác giả viết chùm thơ thu gồm 8 bài.
– Thu hứng là bài thứ nhất.
II. Đọc văn bản:
1. Giọng đọc:
     Trầm hùng ở đoạn đầu, da diết ở đoạn sau.
2. Giải nghĩa từ khó:
(SGK)
3. Thể thơ và bố cục:
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Bố cục:
 + 4 câu đầu: Cảnh thu.
 + 4 câu sau: Nỗi lòng của tác giả.
4. Chủ đề:
     Bài thơ thể hiện bức tranh thu hùng vĩ nhưng buồn hiu hắt và tâm trạng buồn nhớ quê hương của tác giả.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Bốn câu đầu:
– Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu, nơi thượng nguồn sông Trường Giang.
– Cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở, âm u:
+ Những hạt sương rơi trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong
+ Núi Vu, Kẽm Vu mờ mịt trong sương hiu quạnh
+ Những đợt sóng tràng giang dữ dội
+ Những đám mây đùn nơi cửa ải xa xôi.
– Sử dụng nghệ thuật đối:
 + Sóng rợn  ><  Mây đùn.
 + Lưng trời  ><  Mặt đất.
=> Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở trong một không khí hiu hắt, ảm đạm. Tâm trạng buồn lo của nhà thơ: Xót xa cho bản thân, buồn nhớ quê hương và lo cho đất nước.
2. Bốn câu cuối:
* Câu 5 – 6:
Sử dụng phép đối ngẫu vừa là cảnh thu cũng là tình thu.
– Hình ảnh: 
+ “Hoa cúc” ->  Mùa thu.
+ “Con thuyền” -> Cuộc đời nổi trôi, lưu lạc.
=> Hai hình ảnh đó không chỉ  tiêu biểu cho mùa thu mà còn hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng sâu sắc.
– Các động  từ:
+ Lưỡng khai: 2 lần mở – hai năm xa quê.
+ Nhất hệ: một mối ràng buộc duy nhất -quê hương.
+ Cố viên tâm: tấm lòng nhớ nơi vườn cũ, quê nhà.
=> Hai câu thơ tình và cảnh đã hoà làm một với giọng thơ nghe ai oán, bi thương với tâm trạng buồn, cô đơn nơi đất khách quê người.
 * Câu 7 – 8:
– Không khí nhộn nhịp nô nức của mọi người đang may áo rét trong cảnh gia đình đầm ấm.
– Âm thanh  rộn ràng của dao thước và tiếng chày đập áo chuẩn bị cho mùa đông.
-> Chạnh lòng  nhớ tới quê nhà, hoàn cảnh của mình – một kẻ xa quê không được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
=> Từ âm thanh này, tâm trạng nhà thơ  chuyển từ nỗi u buồn bản thân đến nỗi lo âu thời cuộc, biên giới vẫn chưa yên. Tấm lòng của tác giả luôn hướng về nhân dân, đất nước.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
     Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, hình ảnh ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn
2. Nội dung:
     Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan niềm yêu nước thương đời của tác giả.
 

 
Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn học bài ( 2/ ).
– Củng cố:
+ Nội dung: Bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội mà vẫn chan chứa tình đời và có giá trị hiện thực sâu sắc. Chiến tranh phong kiến liên miên đã đẩy tác giả vốn là ông quan của triều đình về tận góc trời Tây nam của đất nước và con người ấy ngày đêm chỉ còn ôm ấp một hy vọng mong manh được trở về quê cũ. Hẳn đó cũng là ước mơ của bao người dân nghèo đau khổ đời Đường..
+ Nghệ thuật: Xét riêng về luật thơ: Bài thơ gieo vần bằng, vần gieo ở cuối câu 1 và cuối tất cả các câu chẵn 2,4,6,8; luật trắc, vì tiếng thứ 2 của câu 1 mang thanh trắc ( lộ). Niêm luật chặt chẽ theo công thức “ nhị tứ lục phân minh”, tuy nhiên nghệ thuật đối trong bài thơ thuộc loại khoan đối ( đối không nghiêm chỉnh lắm) thể hiện ở hai câu luận ( liên 3) “ tùng, cô” cùng thanh với nhau.
– Hướng dẫn học bài:
+ Học thuộc phần phiên âm, dịch nghĩa và phân tích được bài thơ.
+ Chuẩn bị tiết 48: Đọc thêm- Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu.

  1. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
  2. Kết quả :
  3. Làm bài khảo sát 5 phút.

– Câu hỏi: Nội dung và ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ ?
– Yêu cầu:
+ Không khí nhộn nhịp nô nức của mọi người đang may áo rét trong cảnh gia đình đầm ấm.
+ Âm thanh  rộn ràng của dao thước và tiếng chày đập áo chuẩn bị cho mùa đông.
-> Chạnh lòng  nhớ tới quê nhà, hoàn cảnh của mình – một kẻ xa quê không được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
=> Từ âm thanh này, tâm trạng nhà thơ  chuyển từ nỗi u buồn bản thân đến nỗi lo âu thời cuộc, biên giới vẫn chưa yên. Tấm lòng của tác giả luôn hướng về nhân dân, đất nước.

  1. Kết quả ( %).

 

Lớp sĩ số giỏi Khá Tb yếu
10A 43 20% 75% 5% 0%

 PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
 
Thơ Đường không chỉ là thành tựu độc đáo của thơ Trung Quốc mà còn là thành tựu nổi bật trong nền thơ ca của nhân loại. Đối với Việt Nam thơ Đường còn có mối quan hệ mật thiết về phương diện đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tạo tứ thơ hay sử dụng ngôn ngữ … thơ Đường đều đã cung cấp cho các nhà thơ Việt Nam chất liệu sống động, những gợi ý quý báu. Truyền thống hiện thực nhân đạo của thơ Đường đã tác động tích cực đến nhiều bài thơ phản đối chiến tranh, trước hết là của Vương Xương Linh, của Lý Bạch… Trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn có thể tìm thấy âm vang của Tì bà hành. Không chỉ trong thơ ca cổ điển Việt nam mà cả trong phong trào thơ mới 1930 – 1945. Nguyễn Du đã tôn Đỗ Phủ là “ bậc thầy thiên cổ của văn chương thiên cổ ” .
Tóm lại: Muốn giảng dạy thơ Đường phải cảm thụ đúng mà muốn thế phải hiểu nguyên tắc cảm hứng một chiều và song song với nó phải hiểu thi pháp mà nhà thơ đã vận dụng để triển khai cảm hứng ấy
 
                                                              Ngày 21 Tháng 3 năm 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 

  1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 – Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 1.

                                                Phan Trọng Luận – Tổng chủ biên

  1. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương.

                                                Phan Trọng Luận- Tổng chủ biên

  1. Văn học Trung Quốc – NXB Giáo dục. 1995

                                                               Đỗ Bình Trị – Tổng chủ biên

  1. Thơ Đỗ Phủ – NXB Giáo dục. 1998

                                                               Trần Gia Linh – tuyển chọn và biên soạn

  1. Lý luận văn học.

                                                                Phương Lựu – Chủ biên

  1. Giảng văn văn học nước ngoài – NXB Giáo dục. 1996

                                                                 Hoàng Tiến Tựu – Chủ biên
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Xem thêm : Sáng kiến kinh nghiệm môn văn
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *