Phân tích hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ

Phân tích hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Bài làm:
Vợ chồng A Phủ là một chuyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài. Ông là một nhà văn chuyên viết những tác phẩm dành cho người nông dân, truyện ngắn vợ chồng A Phủ đã được giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam. Qua đó phản ánh được sâu sắc số phận của họ. Đặc biệt ta ấn tượng với chi tiết Mị cắt dây trói cho A Phủ, thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm.
Chuyện của Mị bắt đầu bằng một dẫn chứng rất giàu sức gợi: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa” cô vốn được xem là một cô con dâu nhà giàu, trong mắt người khác phải là một cô gái có cuộc sống sung sướng, sung túc đủ đầy.. ai ngờ, cô lại bị coi như một con dâu gạt nợ, cuộc sống cứ lầm lũi không lối thoát.. và đã khiến cho cô từ một cô gái trẻ đẹp yêu đời phơi phới, trở thành một người con gái bị mất dần cả về những khát khao sống…
Ở nhà thống lí chẳng khác nào địa ngục trần gian, nơi đây Mị đã trải qua biết bao những vất vả, cực nhục. Mấy năm sau khi bố mị qua đời, Mị dường như cũng mất dần việc không còn muốn ăn nắm lá ngón – nghĩa là trái tim yêu thích khát khao tự do của Mị đã bị ăn mòn theo thời gian mất rồi. Với Mị sống hay chết giờ cũng vậy cả thôi, Mị chẳng nghĩ gì, cứ lầm lũi sống, lầm lũi ngày qua ngày một cách đáng thương…
Không chỉ dừng ở đó, ở một tầng sâu hơn, Tô Hoài đã cho ta thấy số phận của một người con gái bị áp bức nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng Mị sẽ có ngày bị tê liệt cả tinh thần phản kháng. Thật không ở đâu, con người ta lại mất dần đi khát vọng sống nhưu thế, con ngưởi bị áp bức đến nỗi coi rẻ chính mạng sống của mình. “đến bao giờ chết thì thôi” đúng vậy, Mị, trái tim cô đã chết mất rồi.
Từ suy nghĩ và tiếng sáo đã giúp Mị tỉnh lại giữa cơn say dài, cô tìm thấy mình qua tiếng sáo. Tiếng sáo gọi bạn gọi tình yêu đã thúc dục một trái tim như cô được nổi dậy. Cô nhận ra “Mị còn trẻ” cô thấy mình còn thanh xuân phơi phới, Mị muốn đi chơi, Mị quấn lại tóc, Mị thắp lửa thắp lên bóng tối trong căn phòng. Đêm tình mùa xuân đã là một chất xúc tác khiến cho sự phản kháng của Mị được thổi bùng lên cuối truyện.
Ta ấn tượng với chi tiết Mị cắt dây trói cho A Phủ. Vì trước hết Mị thấy đồng cảm với A Phủ, tháy giọt nước mắt nơi A Phủ thật đau đớn. Mị “chợt nhớ lại” thì ra A Sử nó cũng từng trói Mị như này, rồi đến một lúc A Phủ cũng sẽ bị chết đói, chết rét mất thôi.. chúng quá độc ác “chúng thật đọc ác” Mị đã thấy vậy.. Và cuối cùng dẫn đến việc Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ. Mị mà cởi trói, có nghĩa là Mị cũng sẽ bị chúng nó ép chết trên cái cọc này…
Nhưng, cuối cùng Mị cắt dây trói cho A Phủ, cũng là cắt dây trói buộc số phận của chính mình. Đó là quá trình tự nhận thúc nhận thức được thực tại cuộc sống, nhận thức được sự lạnh lùng tàn nhẫn. Hành động của Mị rất đáng ca ngợi và là một điều đúng đắn, giải phóng cho số phận của con người bị trói buộc nơi này.
Tô Hoài đã tìm thấy lối ra cho nhân vật, cũng thể hiện một niềm hi vọng dành cho người nông dân ta lúc bấy giờ. Hiện thực cuộc sống tuy tàn khốc, hóa ra cũng không thể dập tắt được khát khao cuộc sống tự do của những người trẻ khát khao sống hạnh phúc, tự do.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *