Nghị luận xã hội về Chí khí anh hùng (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Đề bài : cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Từ hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” ( trích truyện Kiều-Nguyễn Du) .Em học tập được gì từ phẩm chất của người anh hùng Từ hải?
Hướng dẫn:
Đây là dạng đề nghị luận xã hội kết hợp với nghị luận văn học. bài viết sẽ có 2 phần: phần 1 nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Từ Hải, phần 2 là những suy ngẫm, bài học rút ra từ phẩm chất của Từ hải.
Dàn ý :
Mở bài:
-Giới thiệu đoạn trích ” chí khí anh hùng”
-Giới thiệu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp nhân vật Từ Hải
Thân bài:

Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) để làm nổi bật hình ảnh Từ hải:

+Một người có chí khí, có khát vọng, có hoài bão lớn lao
+ Có tầm vóc phi thường, có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, sóng gió để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình
+Dám nghĩ dám làm, quyết tâm ra đi vì sự nghiệp lớn
Bài viết tham khảo:
Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở
Trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đâ trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.
Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát cùa chàng. Bôn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).
Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyếu luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi… tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải – nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

 Em học tập được gì từ phẩm chất của người anh hùng Từ Hải?

+Đánh giá về nhân vật
+Bài học rút ra:
Học sinh có thể tự do trình bày cảm nhận cá nhân nhưng phải bám sát chân dung nhân vật Từ Hải. Sau đây là 1 số gợi ý:
-Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
-Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
-Dám nghĩ dám làm
– Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực…của một bộ phận người trong xã hội ngày nay
Kết bài: khẳng định phẩm chất nhân vật Từ Hải, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân…
Xem thêm : Trao duyên
Chí khí anh hùng

,

7 bình luận trong “Nghị luận xã hội về Chí khí anh hùng (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *