Đề bài : Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học
Hướng dẫn :
Đặt vấn đề :
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
1.Giải thích các khái niệm :
+Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
+Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
2. Bình luận về tự học :
a. Vai trò của tự học :
+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức 1 cách chủ động, toàn diện, hứng thú
+Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống . Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
+Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực .
+Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b .Tự học như thế nào cho có hiệu quả :
+ Khi nghe giảng ,đọc sách hay làm bài tập , cần tích cực suy nghĩ , ghi chép , sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân .
+Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
+Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
+Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
->>Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực : lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng : Bài học cuộc sống
+Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê , ham học, ham hiểu biết , giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức .
+Mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo , độc lập trong học tập . Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình .
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
E cảm ơn cô nhiều ạ, chúc cô mạnh khỏe, thành công, luôn tâm huyết với nghề! <3 <3
chúc em học tốt, Vân Anh
cô ơi con đang bối rối về việc lập dàn bài nghị luận về hiện tượng rạch dao lam ở giới trẻ cô giúp con với
đây là bài văn nghị luận về hiện tượng tiêu cực, dàn bài gồm các bước :
-Nêu thực trạng vấn đề
– Nguyên nhân
– Tác hại
– Giải pháp
Bài học cuộc sống
cô ơi giúp em lập dàn bài: Tinh thần tự học ạ.
co oi giup em lap dan y bai {duc tinh trungthuc voi } ak
Cô ơi dạng bài này là nghị luận tư tưởng đạo lí phải ko cô? Bài này ko có dẫn chứng hả cô?
co ơi co muốn làm một bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí thì thân bài gồm những phần nào thưa co mong co sẽ sớm giải đáp ảm ơn co
co ơi muốn lập dàn ý bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí thì thân bài gồm những phần nào thưa co mong co sớm giải đáp
cô giúp e lập dàn bài tinh thần tự hx ạ
Cô ơi cô giúp em lập dàn ý về hiện tượng học tủ học lệch của học sinh hiện nay được k ạ? Em cảm ơn cô nha
Mở bài : giới thiệu hiện tượng : trong một bộ phận học sinh chúng ta hiện nay vẫn tồn tại tình trạng học tủ, học lệch.
Thân bài : nêu thực trạng :Cách “học tủ”, “học lệch” trong một bộ phận học sinh hiện nay đã và đang là một vấn đề băn khoăn, khó khắc phục trong ngành giáo dục. Đó là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ
Giải thích :
“Học tủơ- học lệch” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi
Nguyên nhân:
Trước hết phải kể đến những nguyên nhân khác quan từ xã hội. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục của nước ta còn chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang, nên gây áp lực, khiến con em mình luôn phải “oằn” mình gánh lấy ước mơ lớn lao của cha mẹ.Mặt khác, do chương trình học của bộ giáo dục đề ra nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học chống đối bằng cách duy nhất là “học tủ” và “học lệch”.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân một phần cũng một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. Đồng thời cũng do một phần là chưa có ý thức tự giác trong học tập, học chống đối, thụ động.
Tác hại:
vì là học vẹt, học mà không tư duy cho nên không hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, vô bổ.Vì là học tủ, cho nên không nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện, phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, và trở thành những con người không trung thực
Giải pháp : Hãy học một cách tự giác, học đi đôi với hành, học đến đâu chắc đến đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới tránh được cách học tủ, học lệch.
Bài học rút ra cho bản thân