Nghị luận xã hội : suy nghĩ về lời dạy của PGS Văn Như Cương

Đề bài :
Trong buổi Lễ khai giảng năm học 2015 – 2016 tại trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), PGS Văn Như Cương đã có lời nhắn nhủ đầy tâm huyết đến các học sinh: “Thầy mong rằng những điều đã học – theo nghĩa rộng của từ này – sẽ giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. Các em có thể trở thành những người lao động chân chính… nhưng trước hết phải là những người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta”.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ những điều thấm thía của bản thân từ lời nhắn nhủ trên.
Hướng dẫn làm bài :
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần:mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lời nhắn nhủ của PGS Văn Như Cương về con đường để trở thành những công dân chân chính: vận dụng được những điều đã học đề vững vàng hơn trong cuộc sống; và trước hết là phải là những người tử tế, biết yêu ghét, biết sống vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Giải thích: “những điều đã học – theo nghĩa rộng của từ này sẽ giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống” – nghĩa là: ngoài kiến thức sách vở, học sinh cần được trang bị những kĩ năng, những giá trị để phát triển toàn diện thì mới có thể thành đạt. Và PGS nhấn mạnh: “trước hết phải là những người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc…” – điều quan trọng học sinh cần hướng tới là những giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.
Thực chất lời nhắn nhủ của PGS Văn Như Cương là hướng học sinh vươn tới con đường rèn đức luyện tài để trở thành những công dân chân chính.
– Bàn luận:
Ý 1: Cần phải học tập và rèn luyện để phát triển một cách toàn diện thì mới có thể “vững vàng hơn trong cuộc sống”
– Nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, không chỉ là học tập kiến thức trong sách giáo khoa mà phải học tập tốt về mọi mặt, rèn luyện những năng lực, những kĩ năng chuẩn bị hành trang kiến thức cũng như về nhân cách để bước vào đời vững vàng.
– Để thực sự thành đạt, học sinh cần học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim; không phải là lối học thụ động hay nhồi nhét mà là học tập chủ động, sáng tạo với những khát vọng và trách nhiệm vì Tổ quốc,vì nhân dân.
Ý 2: Cần ý thức tu dưỡng những giá trị chuẩn mực về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp để trở thành “con người chân chính”
– Học sinh có thể vào đời bẳng những con đường khác nhau, dù lao động trên lĩnh vực nào, nhưng để trở thành một con người chân chính, trước hết phải biết sống tử tế, biết yêu- ghét đúng đắn, phải có ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng,…Đó là những giá trị hợp với truyền thống, đạo lí góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đời người thực sự có ý nghĩa .
– Tình yêu Tổ quốc và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bài học nhận thức và hành động
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Xem thêm :

  1.  Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn
  2. Bộ đề Nghị luận xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *