Nghị luận xã hội: cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma
Các em học sinh thân mến, trận chiến Gạc Ma còn có tên gọi là Hải chiến Trường SA năm 1988. Hải Quân Trung Quốc tấn công vào bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa ở nước ta. Hải quân Trung Quốc đã nổ súng, giật cờ trên các bãi đá và nã pháo vào tàu Hải quân nước ta vào ngày 14/3/1988 làm chìm 2 tàu vận tải và hy sinh 64 chiến sĩ hải quân, 9 người khác bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc thiệt hại một số xuồng đổ bộ và thương vong 24 thủy binh, chiếm đóng được bãi đá Gạc Ma. Quân đội 2 nước sau đó đã chia quân ra để đóng giữ một số bãi đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền. Sự hi sinh anh dũng của 64 chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma là tấm gương sáng, là tượng đài vững chắc thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo quê hương, tinh thần mưu trí sáng tạo và tình đồng đội đoàn kết.
Đề thi THPT Quốc gia rất có thể sẽ có 1 câu nghị luận xã hội liên quan đến sự kiện lịch sử này. Các em tham khảo bài viết sau nhé:
Đề bài: 64 người con đất Việt nằm lại giữa biển sâu và 27 năm nay để lại nỗi đau âm ỉ trong lòng mọi người.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận về tượng đài vững chắc được xây lên bằng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988.
Gợi ý làm bài:
Mở bài:
– Việt Nam là một quốc gia có truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm, đất nước ta sinh tồn cùng lịch sử vĩ đại của quá trình dựng nước và giữ nước Sự hi sinh dũng cảm của 64 chiến sĩ ở Gạc Ma 1988 không những giữ vững chủ quyền quốc gia mà còn để lại bài học sâu sắc về lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương.
– Đặc biệt ở thời điểm hiện tại khi Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm chiếm Trường Sa- Hoàng Sa thì có lẽ trận chiến Gạc Ma vẫn còn nguyên giá trị thời sự nóng bỏng.
Thân bài:
1. Giải thích khái niệm: Khái quát về trận chiến Gạc Ma 1988
– Là trận thủy chiến nhằm bảo vệ đá Cô Lin, đá Len Đao và đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm, nổ bom phá hoại hòng rút cờ Việt Nam khỏi 3 vùng lãnh thổ trên.
– Để chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù, Hải quân Việt Nam đã tổ chức một trận thủy chiến, phá vỡ mục tiêu kẻ thù đề ra. 64 chiến sĩ đã ngã xuống và bất tử trong lòng nhiều thế hệ kể từ năm 1988.
– Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương thể hiện ở sự hiểu biết về đất nước và quyền lợi của đất nước mình; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước khi có chiến tranh; tích cực học tập, tu dưỡng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Lòng yêu đất nước còn thể hiện ở sự tự tôn dân tộc, trở thành một biểu tượng cao đẹp của thế hệ cha ông Việt Nam nhiều đời nay.
2. Bàn luận
– Lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương là một trong những nhân tố cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.
Dẫn chứng:
Các chiến sĩ Gạc Ma đã trao mình cho biển trong trận chiến 1988 nhưng công lao mà họ làm ra cho đất nước suốt 27 năm qua vẫn không hề mất đi. Thậm chí, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào vì những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại biết mấy.
– Những chiến công có được trong trận chiến Gạc Ma có tính chất vững bền vì đó là tình yêu bao la mà các chiến sĩ chiến đấu nói chung và những người đã nằm xuống dành cho bà mẹ Tổ Quốc. Một tấm lòng chân thành, sâu sắc, biết ơn và tự hào. Có lẽ, đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn để họ dũng cảm, hiên ngang trước kẻ thù tàn bạo, phi lí Trung Quốc.
– Trong bối cảnh hiện đại, tình yêu đất nước, yêu quê hương biển đảo càng có vai trò quan trọng khi đất nước vẫn còn bị de dọa bởi sự xảo quyệt của kẻ thù. Vấn đề Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa vẫn còn căng thẳng mà cả thế giới vẫn chưa tìm được một giải pháp khả quan.
Dẫn chứng:
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu gây hấn trên vùng biển Việt Nam bằng việc đặt giàn khoan HD981 trái phép, sau đó ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và giết hại ngư dân Việt Nam. Hải quân Việt Nam cùng bộ phận ngư dân đã chiến đấu dũng cảm, cùng với sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế, các quốc gia yêu chuộng hòa bình sự việc được lắng xuống.Một trận chiến về quân sự đã không phải diễn ra nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn hàng ngày hàng giờ nuôi dưỡng dã tâm xâm lược bằng được vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hơn một năm nay chúng tích cực xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập vùng nhận diện trên không… Biển Đông, Hoàng Sa- Trường sa vẫn đang oằn mình chống lại “ cơn bão” tàn nhẫn của kẻ thù.
3. Phê phán
– Nhiều cá nhân sống vô trách nhiệm, thờ ơ với vận mệnh biển đảo và đất nước.
– Có một bộ phận thanh thiếu niên sống buông thả, không có ước mơ hoài bão và nghị lực đấu tranh, tu dưỡng để cống hiến cho đất nước.
Kết bài
– Trận chiến Gạc Ma và sự hi sinh của 64 chiến sĩ năm 1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại cho bản lĩnh và lòng yêu chân thành với quê hương, biển đảo.
– Mặc dù thời gian có thể tàn phá thể xác của những con người đã nằm xuống, song họ mãi bất tử với tượng đài vững chắc đã được xây lên bằng lòng yêu nước,bằng máu xương, da thịt của họ.
Admin đã biên soạn được 3 bài viết về chủ đề biển đảo, Các em có thể đọc bài viết liên quan nhé:
Nghị luận xã hội về biển đảo
Nghị luận xã hội về trường sa
Nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc
Cô ơi liệu có thể thêm.vào chỗ phê phán là
Không ít những thanh niên thiếu hiểu biết về vđ xã hội của đất nước,bị kẻ xấu lôi kéo ,gây đả kích,mất traj tự an toàn xã hội. (Ý em là họ có những suy nghĩ lệch lạc ->tphần phản động đó cô)
được chứ, thêm ý đó cho bài viết sâu sắc hơn
Cô ơi, cô có thể làm một bài nghị luận khoảng 600 từ về người lính biển đang hi sinh cho đất nước, vì em đọc tin tức trên báo nói có 2 chiếc máy bay mất tích và nhiều đồng đội mất tích.. E sợ thi THPT QG 2016 sẽ ra chủ đề như này?