Chiều Tối ( Mộ), trích Nhật Kí trong tù- Hồ Chí Minh
Mở bài.
Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ngoài văn chính luận người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng, trong đó nổi bật nhất là nhật ký trong tù. Đây được xem như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường chuyển lao đầy vất vả của người tù, nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép, người đã vượt qua hoàn cảnh tù đầy để hướng về cuộc sống. Bài thơ Chiều tối là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của Tập thơ Nhật Ký Trong Tù.
Thân bài.
Tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của bạn bè quốc tế về cuộc cách mạng ở Việt Nam, sau 15 ngày đi bộ khi vừa tới thị trấn Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Bị giam cầm suốt 14 tháng và chuyển đi, chuyển lại suốt gần 30 nhà lao ở tỉnh Quảng Tây, trong thời gian này người đã sáng tác Nhật Kí Trong Tù gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán. Chiều Tối (mộ), được xem là bài thơ tiêu biểu của tập thơ được sáng tác trên đường chuyển lao từ tỉnh Tây đến Thiên Bảo.
Kết bài.
Bài thơ Chiều tối đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả về những bức tranh thiên nhiên và con người miền Sơn cước, qua những nét vẽ vừa cổ điển, vừa hiện đại. Bài thơ đã làm cho người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái, bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Dù phải sống trong hoàn cảnh tù đầy nơi đất khách quê người, nhưng Bác vẫn vượt lên trên tất cả sự khổ đau, đoạn đầy về thể xác, để đem đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút./.