Mẫu giáo án Ngữ văn theo Phương pháp mới 2018

KHUNG MẪU SOẠN GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Tên chủ đề
+ Chủ đề này là sự kết hợp của những tiết học nào?
+  Giải thích ngắn gọn lí do vì sao lại biên soạn thành chủ đề dạy học
Thời gian thực hiện:
+ Thực hiện trong bao nhiêu tiết?
+ Thực hiện chủ đề vào thời gian nào trong một năm học
Địa điểm: khối nào? (nếu có đi thực tế thì đi ở đâu?)
Chuẩn bị của GV và HS:
+ 1.GV: Thiết bị dạy học, học liệu, tư liệu, phương pháp, kĩ thuật dạy học.
+ 2. HS; Đọc kĩ bài học, soạn bài, các nhiệm vụ chuẩn bị bài khác được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề dạy học (ngắn gọn, trọng tâm)
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học.
Kiến thức
Có 2 cách trình bày:
Cách 1: Xác định mục tiêu khái quát của cả chủ đề dạy học
Sau đó đến từng tiết thực dạy lại trình bày xác định mục tiêu riêng cho tiết học đó
Cách 2: Xác định mục tiêu khái quát và chỉ ra cụ thể các mục tiêu nhỏ hơn trong các tiết học.
VD: Chủ đề văn học 1945-1975:

  • Mục tiêu khái quát: Giúp HS nhận diện khái quát tình hình lịch sử, xã hội và diện mạo chung (nét lớn về nội dung với 2 mạch cảm hứng lớn xuyên suốt và nghệ thuật biểu hiện) của văn học giai đoạn 45-75. Qua đó đi tìm hiểu cụ thể một số tác phẩm văn học (…). HS so sánh, liên hệ, kết nối và mở rộng vấn đề (VD: tìm điểm khác biệt vh 30-45 và 45-75…)
  • Mục tiêu cụ thể trình bày trong các tiết:

+ Tiết 1: Triển khai cho Hs nắm bắt được những nét khái quát tình hình lịch sử, xã hội và diện mạo chung (nét lớn về nội dung với 2 mạch cảm hứng xuyên suốt và nghệ thuật biểu hiện) của văn học giai đoạn 45-75.
+ Tiết 2, 3,4: Triển khai cho Hs tìm hiểu các đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của vh giai đoạn 45-75 trong một số tác phẩm cụ thể, đồng thời cũng tìm ra được nét riêng độc đáo (..)
+ Tiết 5: HS so sánh, liên hệ, kết nối và mở rộng vấn đề (VD: tìm điểm khác biệt vh 30-45 và 45-75…)
Kỹ năng
(cũng tương tự như xây dựng mục tiêu kiến thức: GV cần phải phân biệt nếu học sinh học trên lớp cần có kỹ năng gì còn nếu yêu cầu kết hợp cả đi thực tế thì cần thêm kỹ năng gì ở tiết học nào/ nêu cụ thể)
Thái độ
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ các loại câu hỏi theo nấc thang năng lực
(Kẻ bảng )
Bước 5: Biên soạn câu hỏi – bài tập theo các mức độ
(Kẻ bảng )
(chọn ý trình bày khái quát ý tưởng,  không liệt kê toàn bộ các câu hỏi cụ thể trong phần giáo án sau này)
Bước 6: Thiết kế tiến trình bài học
Thiết kế theotừng tiết học theo 5 hoạt động cơ bản (kẻ bảng )

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoat động 1: Khởi động (…phút)
B1:
B2:
B3:
B4:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (…phút)
B1:
B2:
B3:
B4:
….
 

 
(5 hoạt động này cũng được sử dụng linh hoạt cho từng tiết học. Nếu là tiết lý thuyết thì hoạt động 1,2 phải là hoạt động bắt buộc, còn nếu là tiết thực hành thì hoạt động 1,3 mới là bắt buộc…).
Trong mỗi hoạt động đều đảm bảo 4 bước:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện.
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan sát và phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả; không để xẩy ra hiện tượng học sinh bị “bỏ rơi”.
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Sau khi học sinh báo cáo kết quả, giáo viên có thể trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả hoặc hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau; chốt kiến thức và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
 
Tiết 1:
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Hoạt động 5
Tiết 2:
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Tiết 3:
Hoạt động 1
Hoạt động 4
Hoạt động 5
……
(Việc phân chia tiết và phân chia hoạt động học chỉ có tính chất ví dụ. Giáo viên cần linh hoạt theo từng chủ đề của từng trường, từng khối lớp).
Lưu ý: Cuối mỗi giáo án đều để trống 3-5 dòng kẻ cho mục Rút kinh nghiệm giờ dạy
KHUNG MẪU GIÁO ÁN TIẾT DẠY
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

  • Tên bài học
  • Hình thức dạy

–    Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Thiết bị dạy học, học liệu, tư liệu, phương pháp, kĩ thuật dạy học.
HS; Đọc kĩ bài học, soạn bài, các nhiệm vụ chuẩn bị bài khác được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề dạy học (ngắn gọn, trọng tâm)
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học.

  • Kiến thức
  • Kỹ năng(phải phân biệt nếu học sinh học trên lớp cần có kỹ năng gì còn nếu yêu cầu kết hợp cả đi thực tế thì cần thêm kỹ năng gì ở tiết học nào/ nêu cụ thể)
  • Thái độ

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Thực chất là bước 6 nếu theo đúng tiến trình)
Thiết kế bài học theo 5 hoạt động cơ bản

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoat động 1: Khởi động (…phút)
B1:
B2:
B3:
B4:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (…phút)
B1:
B2:
B3:
B4:
….
 

 
(5 hoạt động này cũng được sử dụng linh hoạt cho từng tiết học. Nếu là tiết lý thuyết thì hoạt động 1,2 phải là hoạt động bắt buộc, còn nếu là tiết thực hành thì hoạt động 1,3 mới là bắt buộc…).
Trong mỗi hoạt động đều đảm bảo 4 bước:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập (hay cách gọi khác là phương thức hoạt động). GV cần liệt kế các cách thức mà các Hs cần phải tiến hành
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét, đánh giá (hoặc cách gọi khác là phần dự kiến sản phẩm đạt được: phần này nếu giáo viên nào cảm thấy chỉ cần ghi phần chốt ý thì chuyển hết các ý phụ trong cột Nội dung cần đạt vào sau bước 3, chỉ để các ý chốt chính trong cột Nội dung cần đạt theo các đề mục tương ứng)
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính (hay cách gọi khác là kết quả của hoạt động)
 
Lưu ý: Cuối mỗi giáo án đều để trống 3-5 dòng kẻ cho mục Rút kinh nghiệm giờ dạy
 
QUY TRÌNH THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA, ĐỀ THI
 
Quy trình thiết lập đề gồm các yêu cầu cơ bản  phải được minh chứng trong giáo án như sau:
Mục đích:
– Kỳ thi/kiểm tra: ?
+ Thời gian:
+ Đối tượng:
+ Hình thức tổ chức:
– Yêu cầu ra đề đảm bảo:
+ Kiến thức:
+ Kỹ năng:
+ Thái độ:
+ Năng lực:
Thiết lập ma trận.
 
III. Thiết lập đề thi.
Từ những yêu cầu mức độ trong ma trận đã được xây dựng, giáo viên lựa chọn các ngữ liệu đọc hiểu, tác phẩm văn học, xây dựng gói câu hỏi theo đúng các chuẩn đã được nêu trong ma trận.
( Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *