Đề thi thửTHPT QG môn văn liên hệ giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ- Chí Phèo- Hai đứa trẻ

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bt đồng quan đim, hoc không còn yêu thương, hoặc h không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lc ly cơ hội h mang đến, thì cũng nên trng đen mà dùng lý trí phân bit, rng h đã tng cho mình. Dù là một xu hay mt miếng bánh nh, cũng phi biết ơn.
Luôn nghĩ v ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có h, thì mình hin gi s ra sao. T tưởng tượng và xóa b nhng ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản ch là như vậy.
(…) Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Người ta cho mình cái gì, dù nhỏ xíu, cũng phải biết ơn.
(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3. Vì sao Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích dưới đây:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và bun, nếu không có bếp la sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mi đêm, M đã dy ra thi la hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu ln.
(…)  Mi đêm, khi nghe tiếng phù phù thi bếp, A Ph li m mt. Ngn la sưởi bùng lên, cùng lúc y thì M cũng nhìn sang, thy mt A Ph trng trng, mi biết A Ph còn sng. My đêm nay như thế. Nhưng Mị vn thn nhiên thi la, hơ tay. Nếu A Ph là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. M vn tr dy, vn sưởi, ch biết ch còn vi ngn la. (…).
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ng yên thì M tr dy thi la. Ngn la bp bùng sáng lên, M lé mt trông sang thy hai mt A Ph cũng va m, mt dòng nước mt lp lánh bò xung hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thy tình cnh như thế, M cht nh li đêm năm trước, A S trói M, M cũng phi trói đứng thế kia. Nhiu ln khóc, nước mt chy xung ming, xung c, không biết lau đi được. Tri ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phi chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bt v trình ma nhà nó ri thì ch còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia vic gì mà phi chết thế. A Ph… M phng pht nghĩ như vậy.
Đám than đã vc hn la. M không thi, cũng không đứng lên. M nh li đời mình. M li tưởng tượng như có thể mt lúc nào, biết đâu A Ph chng đã trn được rồi, lúc y b con Pá Tra s bo là M đã ci trói cho nó. M lin phi trói thay vào đấy. M phi chết trên cái cc y. Nghĩ thế, trong tình cnh này, làm sao M cũng không thy s
Lúc ấy, trong nhà đã ti bưng. Mị rón rén bước li, A Ph vn nhm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước li… M rút con dao nh ct lúa, ct nút dây mây. A Ph c th phè tng hơi, không biết mê hay tnh. Ln ln, đến lúc g được hết dây trói người A Ph thì M cũng ht hong. M ch thì thào được mt tiếng “Đi ngay…” ri M nghn li. A Ph bng khuu xung, không bước ni. Nhưng trước cái chết có th đến nơi ngay, A Phủ li qut sc vùng lên, chy.
Mị đứng lng trong bóng ti.
Rồi M cũng vt chy ra. Tri ti lm. M vn băng đi. M đui kp A Phủ, đã lăn, chy, chy xung ti lưng dốc,M th trong hơi gió thốc lnh but:
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, M li nói:
– Ở đây thì chết mt.
Người đàn bà chê chng đó va cu sng mình.
A Phủ nói: “Đi vi tôi”. Và hai người lng lng đỡ nhau lao chạy xung dc núi.
(Trích Vợ chng A Ph – Tô Hoài)
Từ đó, nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) so với những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (“Chí Phèo” của Nam Cao, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam).
————————————————-HẾT———————————————–
 
ĐÁP ÁN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 

Phần Câu Ni dung Đim
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Thao tác lập luận chủ yếu: bình luận/ thao tác bình luận. 0.5
2 Nội dung chính của đoạn trích:
– Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của xã hội văn minh.
Hoặc:
– Lời cảm ơn là tiêu chí đánh giá một con người có văn minh/ có giáo dục hay không.
0.5
3 Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải khác nhau. Có thể theo hướng sau:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn mình vì:
Chỉ khi con người tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hàm ơn thì phải biết ơn và trả ơn thì mới có thể trở thành một con người có nhân cách tốt, thể hiện một con người văn minh, làm nên một cộng đồng văn minh, xã hội văn minh.
1.0
4 Thí sinh cần nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục về ý kiến của tác giả trong đoạn trích. Chẳng hạn như:
– Nếu thí sinh đồng tình thì có thể kiến giải: Vì biết ơn và biết cách bày tỏ lòng biết ơn với người giúp đỡ mình thể hiện sự ứng xử văn minh, lịch sự. Cách ứng xử đó không chỉ là kết quả của sự tu dưỡng ở bản thân mỗi người mà còn do sự giáo dục, đặc biệt từ gia đình. Cha mẹ, ông bà giáo dục tốt sẽ giúp đứa trẻ hình thành nhân cách cao đẹp, ứng xử có văn hóa, biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành với người đã giúp đỡ mình.
– Nếu thí sinh không đồng tình thì có thể kiến giải: Mặc dù gia đình, trong đó có ông bà, cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cháu, hình thành cho trẻ cách cư xử văn minh, lịch sự. Nhưng không hiếm những trường hợp ngược lại, trẻ vẫn hư hỏng. Bởi hình thành nên nhân cách một con người do rất nhiều yếu tố, sự giáo dục gia đình, nhà trường… và đặc biệt là sự tự tu dưỡng, rèn luyện và bản lĩnh của mỗi cá nhân.
 
1.0
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc học tập 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của vấn đề chiến thắng được bản thân mình. Có thể theo hướng sau:
1. Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn thể hiện lối sống có nhân cách cao đẹp: tình nghĩa, cách ứng xử có văn hóa, văn minh; nếu không, con người trở nên ích kỉ, bất nhân, thiếu đạo đức…
2. Lòng biết ơn sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.
(Tham khảo đoạn văn cuối đáp án)
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25
2 Cảm nhận về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích và liên hệ với tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài giới thiêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận đoạn trích và liên hệ nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm
0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5
* Cảm nhận về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”:
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Về nội dung:  Đoạn trích kể về sự kiện Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Trong đó, tác giả tập trung vào thể hiện diễn biến tâm lý và hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị
+ Lúc đầu, Mị nhìn A Phủ bị trói một cách thản nhiên.
+ Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã thức dậy mối đồng cảm, nhận thức được tội ác của cha con thống lý Pá Tra.
+ Vượt qua nỗi sợ, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ.
+ Cũng như A Phủ, khi bản năng sống được hồi sinh, Mị đã vùng chạy theo A Phủ.
– Về nghệ thuật: miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật phù hợp với logic đời sống, đạt đến sự chân thực, tinh tế; trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; …
2.0
* Liên hệ để nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm:
Thí sinh cần liên hệ hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
– Giá trị nhân đạo của hai tác phẩm: Hai nhà văn cùng thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, xót thương cho thân phận bất hạnh của những người lao động nghèo khổ; cùng cất lên tiếng nói tố cáo các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người; cùng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người và đồng tình với sức phản mãnh liệt của người lao động.
– Giá trị nhân đạo mới mẻ trong “Vợ chồng A Phủ”: Nhà văn có thêm sự mở đường cho nhân vật, đưa họ đi từ đấu tranh tự phát đến tự giác (cho họ sống cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không ảm đạm, bi thương, bế tắc như những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám). Điều này làm phong phú hơn cho giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam.
– Giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ” có sự mới mẻ là điều tất yếu bởi tác phẩm ra đời trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Nhà văn thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt cậu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sấu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
TỔNG ĐIỂM: 10.0

 
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO VỀ LÒNG BIẾT ƠN TRONG CUỘC SỐNG
 

Đ(ĐẶT VẤN ĐỀ)  Lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
G
(GIẢI THÍCH)
Biết ơn là hiểu và ghi nhớ công ơn, ghi nhớ những điều mà người khác đã giúp đỡ mình, những người đã có công lao với dân tộc, với đất nước.
P
(PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ)
Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình là thể hiện lối sống có tình có nghĩa, thể hiện cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người. Bởi trong cuộc sống, chúng ta luôn nhận được sự giúp đỡ của người khác cả về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỉ, bạc tình, bất nhân, bất nghĩa. Mỗi người thực thi lối sống biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn thì xã hội sẽ tốt đẹp, văn minh.
C
(CHỨNG MINH)
Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang. Một lời thăm hỏi, động viên chân thành, ấm áp tình người cũng là minh chứng cho lòng biết ơn.
M
(MỞ RỘNG VẤN ĐỀ)
Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những kẻ vô ơn đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã giúp đỡ mình mà chúng ta cần phải lên án, phê phán.
B
(BÌNH LUẬN, BÀI HỌC)
Lòng biết ơn thể hiện nhân cách cao đẹp một con người. Mỗi người chúng ta hãy luôn thực thi lối sống tốt đẹp này, phải luôn biết ghi ơn và bày tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ ta, cho ta thành công và cuộc sống tốt đẹp. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.

Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,  HAI ĐỨA TRẺ

, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *