Họ tên GV: Nguyến Thị Minh Việt
Trường: THPT Sào Nam Huyện Duy Xuyên Tỉnh Quảng Nam Gmail: vietsaonam@gmail.com |
DỰ ÁN 10: THƠ
(Giới hạn: Thơ Đường luật, thơ mới)
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
( Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3: Bài thơ được gieo vần như thế nào
Câu 4: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ
Câu 6: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Câu 7: Anh/Chị hiểu như thế nào về từ “ta” trong câu thơ:
“ Bác đến chơi đây ta với ta”
Câu 8: Suy nghĩ của em về tình bạn trong xã hội hiện đại ngày hôm nay.
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 6.0 | |
1 | Thể thơ của văn bản trên: Thất ngôn bát cú
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm |
0.5 | |
2 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Chủ nhà/Tác giả
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm |
0,5 | |
3 | Bài thơ được gieo vần: Độc vận/ Độc vần
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm |
0,5 | |
4 | Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
– Vui mừng và chân thành khi bạn đến chơi nhà. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời 1/2 ý như đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm |
0.5
|
|
5 | Nội dung chính của bài thơ:
– Vui mừng khi bạn đến chơi nhà – Tâm sự về cuộc sống quê nghèo giản dị, đạm bạc, thanh bạch… – Bày tỏ tình cảm chân thành đối với bạn Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời 2 ý như đáp án: 0,75 điểm – Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung có ý hướng vào đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm |
1.0 | |
6 | Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ :
Cải chửa ra cây, cà mới nụ, -Biện pháp tu từ : Liệt kê – Tác dụng: + Tạo nhịp điệu hài hòa cho lời thơ + Nhấn mạnh cuộc sống quê nghèo giản dị, mộc mạc, Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung có ý hướng vào đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm |
1.0 | |
7 | Hiểu từ “ta” trong câu thơ:
“ Bác đến chơi đây ta với ta” – Đại từ “Ta”: vừa là bác, tôi và 2 chúng ta – Thể hiện sự thấu hiểu nhau, không đặt nặng về vật chất, đề cao tình cảm Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung nhưng có hướng vào nội dung yêu cầu : 0,25điểm |
1.0
|
|
8 | Suy nghĩ về tình bạn trong xã hội hiện đại ngày hôm nay:
– Hs có nhiều cách trả khác nhau nhưng phải hướng vào câu hỏi – Một vài gợi ý: + Tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống + Nên chọn bạn mà chơi + Quý trọng và tôn trọng tình bạn… Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án hoặc có ý tương đương: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung nhưng có hướng vào nội dung yêu cầu 0,25điểm |
1,0
|
|
II | Làm văn | 4.0 | |
1 | Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến). | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tác phẩm văn học: giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến). |
0.25
0.5
|
||
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải thay đổi bản thân trong cuộc sống.Có thể triển khai theo hướng sau:
1. Mở bài: – Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Bạn đến chơi nhà” – Nêu vấn đề cần nghị luận là đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” 2. Thân bài: – Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Khuyến – Giới thiệu bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” – Nêu vấn đề cần nghị luận: đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” 2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ: * Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình: – Chủ đề : ngợi ca tình bạn cao cả, thắm thiết keo sơn. – Mạch cảm xúc: Viết về kỉ niệm khó quên, xuyên suốt bài thơ là cảm xúc sâu lắng, vừa giản dị vừa chân thành. Đó không chỉ là niềm vui lâu ngày tái ngộ, mà còn là một sự xúc động khi phải gặp nhiều gian khó, thiếu thốn trong cuộc sống quê nghèo. – Hình ảnh: Khung cảnh quê kiểng bình dị, gần giũ được gợi lên qua những hình ảnh quen thuộc – Điểm nhìn: điểm nhìn là nhãn quan của tác giả, vừa hiện lên nụ cười hỏm hỉnh, cười cợt với hoàn cảnh, nhưng cũng giúp Nguyễn Khuyến tác động sâu sắc hơn đến suy nghĩ của người đọc. * Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ. – Sự phát triển của hình tượng chính : Trong cảnh sắc như thế, xuất hiện một bóng người đang vui vẻ tận hưởng cuộc đời về già, lại mừng rỡ hân hoan trong cuộc hội ngộ với người bạn thân thiết. Thi nhân không ngại thể hiện sự vui sướng của mình từ khi mới bắt đầu bài thơ và tình cảm ấy lại lớn dần qua từng câu. – Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ: Nguyễn Khuyến là còn để đắm mình vào ngôn ngữ mang tính dân dã đời thường, tươi vui, hóm hỉnh * Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại: Liên hệ với bài “ Khóc Dương Khuê” 3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ. Như vậy, có thể khẳng định được bằng việc sử dụng ngôn từ độc đáo, xây dựng tình huống phóng đại…tất cả đã trở thành đóng góp to lớn của Nguyễn Khuyến cho kho tàng văn học Việt Nam. Ấy là bài thơ giàu nghệ thuật, giàu tính triết lí cuộc sống, cần được truyền tải và nâng niu! + Luận điểm chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác ; luận điểm rõ ràng, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,5 điểm). + Luận điểm chưa thật chặt chẽ, rõ ràng thuyết phục:Có luận điểm nhưng chưa rõ, chưa chú ý các phương diện của bài thơ (2,0 điểm – 1,0 điểm). + Luận không có, bài làm chung chung, sa vào diễn xuôi tác phẩm (0,75 –0,25 điểm). |
2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có vận dụng lí luận phù hợp, có cách diễn đạt mới mẻ, hình ảnh, cảm xúc… Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân về văn học để bàn luận vấn đề; có cách nhìn riêng, mới mẻ, đa chiều về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh... – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. |
0,5 |
Bài viết tham khảo :
Xuân Diệu có tỏ bày: “Thơ là tiếng gọi đàn”. Bất cứ người nghệ sĩ nào khi đã đặt tay lên khuôn nhạc, đều phải gãy được một cảm sắc riêng, phải đẹp cả về nốt lẫn nội tâm của từng lời lẽ. Nguyễn Khuyến- “nhà thơ làng cảnh Việt Nam” chính là thi nhân cất lên tiếng gọi đàn mãn nhãn cả về nghệ thuật lẫn nội dung như thế. Nhắc đến những điều ấy, không thể không kể đến “Bạn đến chơi nhà”.Đến với tình bạn này để cảm nhận sâu hơn về nội dung tư tưởng cũng như những nét đặc sắc trong tiếng thơ của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến người con ưu tú của quê hương Hà Nam, nổi tiếng là người thông minh, học hành đỗ đạt cao. Thế nhưng con đường quan lộ lại ngắn ngủi. Với thơ ca Nguyễn Khuyến nức danh với thơ Nôm, ông không chỉ viết hay về làng cảnh, đề tài tình bạn cũng là điểm nổi bậc của thơ Yên Đỗ. Thơ ông mang giọng điệu trào phúng trữ tình rất ý nhị
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
Nguyễn Khuyến đã viết nên một bài thơ ngợi ca tình bạn cao cả, thắm thiết keo sơn. Qua “Bạn đến chơi nhà” ta thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật vô cùng độc đáo của thi nhân. Viết về kỉ niệm khó quên, xuyên suốt bài thơ là cảm xúc sâu lắng, vừa giản dị vừa chân thành. Đó không chỉ là niềm vui lâu ngày tái ngộ, mà còn là một sự xúc động khi phải gặp nhiều gian khó, thiếu thốn
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Nhưng hai người vẫn có nhau, gắn bó thành một đôi tri âm tri kỉ, thấu hiểu cho hoàn cảnh quê kiểng lúc này.
Thông qua lăng kính văn học xuất sắc, nhà thơ còn vẽ nên một bức tranh thôn quê dân dã với bao nhiêu hình ảnh hồn hầu, chân thật.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Không gian khu vườn rộng, có ao sâu, tạo nên một sắc thái thiên nhiên hài hòa, những hình ảnh từ đời được góp nhặt vào thơ vẫn giữ được nét quê sâu sắc: có vườn nuôi gà trồng cải, cà, bầu.. ao thấy cá.. những khung cảnh ấy hiện ra ngay trước mắt của người con đất Bắc, từ chính điểm nhìn là nhãn quan của mình, cũng giúp Nguyễn Khuyến tác động sâu sắc hơn đến suy nghĩ của người đọc.
Trong cảnh sắc như thế, xuất hiện một bóng người đang vui vẻ tận hưởng cuộc đời về già, lại mừng rỡ hân hoan trong cuộc hội ngộ với người bạn thân thiết. Thi nhân không ngại thể hiện sự vui sướng của mình từ khi mới bắt đầu bài thơ và tình cảm ấy lại lớn dần qua từng câu.
Dẫu gặp biết bao tình huống éo le, nhưng ông vẫn mời gọi “Bác đến chơi đây ta với ta” sự phát triển của hình tượng nhân vật trữ tình đã đi kèm với triết lí về tình bạn rất đổi đúng đắn.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
Đồng thời, đi sâu vào thơ của Nguyễn Khuyến là còn để đắm mình vào ngôn ngữ mang tính dân dã đời thường, tươi vui, hóm hỉnh. Cách xưng hô “bác” đầy thân tình. Đặc biệt nhất, cụm từ “ta với ta”- “ta” thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc, chúng ta tuy hai mà một, vì thế không đặt nặng hay e dè về những thiếu thốn vật chất ở quê kiểng lúc này. Trong thơ trung đại nhiều lần nói đến chữ “Ta” song, mỗi nhà thơ lại có cách nhìn riêng. Dưới góc độ của bà Huyện Thanh Quan, đó chỉ là tác giả với một mảnh tình riêng, là nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi ấy, Nguyễn Khuyến gọi mình với bạn mình, diễn tả niềm vui “ tuy hai mà một, tuy một mà hai” thân thiết vô cùng.
Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
(Khóc Dương Khuê)
Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ – Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”. Còn với “Bạn đến chơi nhà” vẫn là tình bạn tri âm, tri kỉ mộc mạc, chân thành, thấu hiểu cho nhau
Như vậy, có thể khẳng định được bằng việc sử dụng ngôn từ độc đáo, xây dựng tình huống phóng đại…tất cả đã trở thành đóng góp to lớn của Nguyễn Khuyến cho kho tàng văn học Việt Nam. Ấy là bài thơ giàu nghệ thuật, giàu tính triết lí cuộc sống, cần được truyền tải và nâng niu!