Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 10 có ma trận đáp án

ĐỀ THI HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2016- 2017

MÔN:   NGỮ VĂN 10

                                                                             Thời gian: 120 phút, không kể phát đề
MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:

– Kiến thức làm văn:  phương thức biểu đạt
– Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm, đoạn trích trong tác phẩm
– Kiến thức đời sống:  Những hiểu biết và trải nghiệm hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống.

  1. Kĩ năng:

– Kĩ năng đọc hiểu văn bản
– Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 

 
 
Nội dung                     
Mức độ cần đạt  
Tổng số
   Nhận biết Thông hiểu  
Vận dụng
Vận dụng
    cao
 
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: Văn bản nghị luận
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 văn bản  có độ dài khoảng150 chữ
Nhận diệnphương thức biểu đạt,nhận biết thông tin trong văn bản.  Hiểu được một vài khía cạnh của nội dung văn bản
 
Nhận xét, đánh giá thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích
 
Tổng
Số câu
 
2    1  1 4
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
    II. Làm văn  
Câu 1. Nghị luận xã hội
Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
Câu 2.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ
Viết bài văn nghị luận văn học
 
Tổng
Số câu 1 1 2
Số điểm  
2,0
 
5,0
 
7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

 
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ,bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung, Ngữ văn 10, tập 2, tr.31)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu những việc làm của các đấng thánh đế minh vương thể hiện sự trọng đãi hiền tài trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả đối với người hiền tài được thể hiện trong đoạn trích.
Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của hiền tài được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc– hiểu.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
     Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
     Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Ngữ văn 10, tập 2, tr 87)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.50
2 Những việc làm của các đấng thánh đế minh vương  để trọng đãi người hiền tài: ban khoa danh, ban chức tước và cấp bậc, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. 0.50
3 Câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được hiểu là:
– Hiền tài: người tài cao, học rộng, có đạo đức
– Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn của sự vật
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tàilà những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.
1.00
0.25
0.25
0.50
 
4  Hs nhận xét về thái độ của tác giả:

Khẳng định vai trò của hiền tài
– Trân trọng, đề cao hiền tài
1.00
0.50
0.50
II.Làm văn 1 Nghị luận về vai trò của hiền tài
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:
– Hiền tài là những người tài cao, học rộng, có đạo đức.
– Vai trò của hiền tài:
+Hiền tài là nguyênkhí của quốc gia: hiền tài là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
+ Trí tuệ vượt trội cùng với khát vọng của hiền tài sẽ tạo ra những đột phá, những bước ngoặt lớn cho đất nước.
+ Ở thời đại nào thì hiền tài cũng có vai trò quan trọng đối với đất nước. Vì thế, luôn cần có những chính sách trọng đãi hiền tài.
– Rút ra bài học nhận thức và hành động
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
2.00
0.25
0.25
1.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
0.25
 
2 Tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ
– Đoạn thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn rầu của người chinh phụ với những biểu hiện cụ thể:
+ Đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi tin tức của chồng. Nhưng càng trông càng mất hút.
+ Những hành động lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa: “rủ thác đòi phen”: buông rèm rồi lại cuốn rèm.
+ Đèn là người bạn duy nhất của người chinh phụ. Tả đèn là để nhấn mạnh sự trôi chảy của thời gian và sự cô đơn của con người
– Nghệ thuật: Điệp ngữ bắc cầu; câu hỏi tu từ phù hợp với việc diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian như không bao giờ dứt, khiến cho lời than thở và nỗi khắc khoải đợi chờ trong nàng day dứt không yên.
– Tác giả còn diễn tả nội tâm của người chinh phụ qua ngoại hình: vẻ mặt buồn rầu, không nói nên lời, dáng vẻ ủ rủ, thật đáng thương và tội nghiệp.
* Đánh giá chung
Đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nỗi buồn, sự cô đơn và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ khi chồng phải đi chiến trận biền biệt không về. Đó chính là giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
5.00
0.50
 
 
 
 
0.50
3.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.50
 
0.50

( Đề sưu tầm)
Xem thêm :
Đề thi khối 10
Đề thi khối 11
Đề thi khối 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *