Đề thi học kì 1, Ngữ văn 10 có đáp án. Nghị luận ý kiến về bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SÔ 4 LỚP 10
(Thời gian:90 phút)
A. ĐỀ
Câu 1: Thế nào là ngôn ngữ nói? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói?
Câu 2: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bài cao dao dưới đây:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót, như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Câu 3: Có ý kiến cho rằng, bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tiếng khóc người đồng thời cũng là tiếng khóc mình, ý kiến của anh(chị)?
B. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
1. Biểu điểm
– Điểm 9-10: Bài viết đủ 3 phần, đầy đủ sinh động các ý trên, có cảm xúc, lời văn trong sáng, lôi cuốn
– Điểm 7- 8: Đảm bảo nội dung chính, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy lôi cuốn, có cảm xúc.
– Điểm 5 – 6: Bài viết thiếu vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối tốt, mắc vài lỗi nhỏ về chính tả.
– Điểm 3 – 4 :
+ Hiểu đúng đề bài, viết đầy đủ 3 phần nhưng chưa sâu sắc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
– Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi chính tả.
– Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
– Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
2.Thang điểm
Câu Ý Nội dung
Điểm
1 .Khái niệm:Ngôn ngừ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe. 0.5
– Ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng.. Đồng thời có sự phối hợp với âm thanh, giọng điệu, với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ ..của người nói
– Từ ngữ sử dụng khá đa dạng: Mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ…
– Câu: Thường dùng các hình thức tỉnh lược
2 – Nhân vật giao tiếp: Lời của tác giả dân gian nói với mọi người, trước hết là những người nông dân hiện trong bài ca dao
– Hoàn cảnh giao tiếp: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp( Bức tranh con người đang lao động hăng say miệt mài giữa trưa nắng)
– Nội dung giao tiếp:
+ Nhắc nhở mọi người biết nâng niu quý trọng thành
quả lao động
+ Ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân
– Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ, nhắc nhở mọi người biết quý trọng sức lao động
– Cách nói: Chân tình, khuyên nhủ, động viên( Sử dụng hô gọi ai, khẳng định qua từ mồ hôi thánh thót, dẻo thơm, đắng cay muôn phần).
3 Có ý kiến cho rằng, bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tiếng khóc người đồng thời cũng là tiếng khóc mình, ý kiến của anh(chị)? 7.0
Mở bài – Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du
– Giới thiệu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí 0.5
Thân bài – Bốn câu thơ đầu: Nguyền Du khóc người ,thương người, lệ dành cho Tiểu Thanh (Phân tích thơ):
+ Gò hoang: Xót xa, thương cảm trước nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại
+ Nguyễn Du thấu hiểu Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn để lại
+ Tiểu Thanh là điển hình hai nỗi oan lớn: Hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố
=>Nguyễn Du bày tỏ niềm thương cảm trước những người tài hoa và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần => Chủ nghĩa nhân đạo.
– Bốn câu thơ cuối: Từ khó người, thương người. Nguyễn Du trở về với niềm tự thương (Phân tích thơ).
+ Cái hận muôn đời: Khó mà hỏi trời được
+ Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội, với người mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã
+ Ý thơ chuyển sang tự thương dưới dạng câu hỏi: Hỏi người đời ở tương lai => Sự tự ý thức=> Nét mới mang tinh thần nhân bản
=> Một tâm hồn cô đơn mong muốn sự chia sẻ, cảm thông
– Nghệ thuật: Bài thơ Đường mẫu mực: Cô đọng, chặt chẽ trong sự kết nối ý tưởng, bố cục 1.0
Kết bài Khái quát: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của những người tài hoa, đồng thời là niềm xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. 0.5
MA TRẬN
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao | ||||
Tiếng Việt | Như thế nào là ngôn ngữ nói (0.5) | – Nêu được đặc điểm của ngôn ngữ nói.(1.0) – Phân tích được các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao(1.5). |
3đ (30%) | ||
Làm văn Văn nghị luận |
Tích hợp các liến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận | 7đ ( 70%) |
|||
Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ % |
3 10 đ 100% |
Xem thêm : Tuyển tập đề thi khối 10
Tổng hợp đề thi về Đọc Tiểu Thanh Kí- Nguyễn Du : Đọc Tiểu Thanh kí