Bộ đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn khối 10. Đọc hiểu về ca dao, cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè
ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I
Năm học 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn 10. Thời gian làm bài: 90 phút
Phần 1: Tiếng Việt và đọc hiểu (4 điểm)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào?
Câu 1 (1,5 điểm):
Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Ước gì sông rộng một gang – Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.
– Gặp đây anh nắm cổ tay – Gió sao gió mát trên đầu
Anh hỏi câu này: Có lấy anh không? Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng.
Câu 2 (2,5 điểm):
Đọc câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
- Nêu nội dung chính của câu thơ
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ.
Phần 2:Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI KÌ VĂN 10
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 |
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản: + Tính cụ thể + Tính cảm xúc + Tính cá thể – Câu ca dao sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Gặp đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này: Có lấy anh không? |
0,5đ 1,0đ |
Câu 2 |
– Nội dung chính của câu thơ: Lao động tạo nên khả năng lớn lao của con người trong cuộc sống. – Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: – Cụ thể: + Bàn tay: hình ảnh hoán dụ chỉ sức lao động + Sỏi, đá : hình ảnh hoán dụ chỉ đất xấu, khô cằn + Cơm: hình ảnh hoán dụ chỉ thành quả lao động( lương thực nuôi sống con người) – Tác dụng của các hình ảnh hoán dụ : + Tăng sức gợi cảm, sự liên tưởng; giàu ý nghĩa biểu tượng + Khẳng định và ngợi ca sức lao động sáng tạo phi thường của con người. Từ mảnh đất cằn cỗi, với bàn tay, trí óc và sự quyết tâm,…con người sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để làm nên tất cả. · Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau để nêu được các ý chính như trên. |
1,0 0,5đ 1,0đ |
Câu 3 | a) Yêu cầu về kĩ năng Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn trích thơ. Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả,… b) Yêu cầu kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, hs trình bày những cảm nhận riêng về bài thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè Vẻ đẹp tâm hồn tác giả thể hiện qua những khía cạnh sau: – Yêu thiên nhiên: bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật.hài hòa giữa đường nét, màu sắc và âm thanh, con người và cảnh vật (dẫn chứng cụ thể) – Yêu đời, yêu cuộc sống: thể hiện qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống. Thi nhân đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan, cùng với sự liên tưởng tinh tế (dẫn chứng cụ thể) – Tấm lòng ưu quốc ái dân: kết tụ hồn thơ Ức Trai không phải là thiên nhiên mà ở con người, ở muôn dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc “dân giàu đủ” nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người “khắp đòi phương” 7 * Đánh giá chung 0.5 |
0,5đ 1,5đ 1,25đ 1,25đ 0,5đ |
Xem thêm :
- Đề thi học kì môn văn lớp 10
- Tuyển tập những đề thi về Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi: Cảnh ngày hè