Đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 10 năm 2019 – Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
TỈNH HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
NĂM 2019
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm: 01 trang, 2 câu)

 
Câu 1 (8,0 điểm)
“Hãy thử cách sống cuộc đời hiện tại để cho dù phải lặp lại cuộc đời hệt như vậy lần nữa cũng chấp nhận”.
Suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên cách sống để không hối tiếc của triết gia người Đức Nietzsche với người trẻ.
(Shiratori Haruhiko – Lời của Nietzsche cho người trẻ, tập 1, NXB Thế giới, 2018, trang 57)
Câu 2 (12,0 điểm)
“Điều rất quý mà văn chương có thể làm được là giúp con người có tâm thế sống an nhiên, tự chủ, thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”, sau khi nó đã phơi trải dưới mắt ta toàn bộ cái mà ta thường vẫn gọi là sự phức tạp của con người, của cuộc đời”.
(Phan Huy DũngVăn chương giúp con người thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”, Văn nghệ quân đội  số 911, tháng 2/2019)
Qua các sáng tác của Nguyễn Du, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 

————— Hết —————

 

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
TỈNH HẢI DƯƠNG
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
NĂM 2019
 
  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt. Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau
  b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Nội dung cần đạt Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói là lời khuyên tích cực của triết gia Nietzsche với người trẻ làm thế nào để có cách sống không hối tiếc, chỉ có cách sống hết mình, trọn vẹn, trân trọng hiện tại thì dẫu có được lặp lại cuộc đời như vậy thì cũng chấp nhận. Thánh Teresa lúc hấp hối cũng đã nói “ Tôi chỉ thấy giây phút hiện tại, quên hết quá khứ và cảnh giác tương lai”. 0,5
2 Giải thích ý kiến 1,0
  -Qúa khứ là những gì đã qua, hiện tại là những gì đang có và tương lai là những gì đang tới. Ba khoảng thời gian ấy luôn tồn tại trong cuộc đời mỗi con người.
àđiều quan trọng là sống nhiệt tình với giây phút hiện tại để dâng hiến cho cuộc đời những điều tốt đẹp nhất để cuộc sống thật sự có ý nghĩa.
0,5
 
 
0,5
3 Bàn luận – Lí giải 4,0
  -Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của cách sống này.
-Lý giải tại sao con người cần sống trọn vẹn với hiện tại?
+Cuộc đời con người là hữu hạn nên mỗi phút giây trôi qua rất quý giá. Chỉ có hiện tại nằm trong tầm tay của chúng ta, sẵn sàng giúp ta dàn trải tư tưởng và hành động trong cuộc sống.
+Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trên đời “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” vì vậy cần phải biết trân trọng mỗi phút giây trong hiện tại.
+Khi sống trọn vẹn với hiện tại thì mới cảm nhận được mình đang sống chứ không phải tồn tại như Grace Cotddington đã phát biểu “Đừng sống cùng một năm đến 75 lần và gọi đó là cuộc đời”. Nếu cứ mãi trói buộc tâm hồn bởi những luyến thương quá mức dành cho quá khứ, chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa và giá trị mới mẻ của nhiều sự vật liên tục được nảy sinh trong cuộc đời con người. Còn nếu cứ mãi mơ mộng viễn vông ngẫm về tương lai mà không hành động thì con người rơi vào trạng thái ảo tưởng.
+Khi sống trọn vẹn với hiện tại thì con người sẽ tập trung trí tuệ và cảm xúc để biết đâu là giá trị cần trân trọng giữa cuộc đời bộn bề, hối hả: biết quý trọng thời gian, sức khỏe, sống yêu thương và gieo mầm yêu thương cho mình và cho người khác…
+Khi sống trọn vẹn với hiện tại sẽ là động lực để con người tạo ra giá trị cho cuộc đời.
-Sống trọn vẹn với hiện tại như thế nào?
+Sống cuộc đời tập trung toàn tâm toàn ý mà hiện tại mang đến. “Hãy có một tâm hồn rộng mở trước tất cả những gì mà giây phút hiện tại đưa tới” ( A.Gide). Biết chấp nhận những gì đang có hôm nay và vui sống, để khi có cơ hội được nhìn lại hay được sống một cuộc đời y hệt như vậy thì cũng không có gì phải hối tiếc.
+Đong đầy yêu thương, hạnh phúc với những giây phút hiện tại đi qua trong đời.
+Sống nhiệt tâm, tích cực, có ý nghĩa với giây phút hiện tại như thể ngày hôm nay mình sẽ chết như lời Đức Phật đã dạy “Không truy tìm quá khứ/ không ước vọng tương lai/ Qúa đã qua rồi/ Tương lai thì chưa đến/ Chỉ quán pháp hiện tại/ Hôm nay nhiệt tâm làm/ Ai biết chết ngày mai…
+  Trân trọng từng giây phút sống, tăng cường độ sống, sống mạnh mẽ, sống nỗ lực hết mình để đạt được những mục đích, hoàn thành được lí tưởng của cuộc đời mình.
+ Sống bình thản, vững vàng để đón nhận cả thử thách lẫn thành công…
0,5
1,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4 Mở rộng vấn đề 2,0
  -Lời khuyên của Nietszche là một bài học về cách sống: sống hết mình cho hiện tại, sống cống hiến, sống để tỏa sáng, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Quan niệm này đã khẳng định giá trị đích thực của con người trong cuộc đời.
–  Phê phán những người bi quan, yếu đuối, ích kỉ, sống mờ nhạt, vô nghĩa, đắm chìm trong quá khứ “ vang bóng” hay ảo tưởng về tương lai, bỏ qua những giá trị trân quý của cuộc đời hiện tại.
1,0
 
 
 
1,0
 
5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. 0,5

 
Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận 1,0
2 Giải thích ý kiến 2,0
  -Ý kiến đã khẳng định chức năng tác động, hay giá trị nhận thức của văn học.
– “Văn chương phơi trải dưới mắt ta toàn bộ cái mà ta thường gọi là sự phức tạp của con người, cuộc đời” nghĩa là qua quá trình tiếp nhận tác phẩm độc giả được trải nghiệm, chứng kiến biến cố, mặt trái của cuộc đời và những éo le, phức tạp của lòng người. Đến với văn chương ta được mở rộng tâm hồn, sống nhiều cuộc đời, ở nhiều thế kỉ. Con người không chỉ trải nghiệm nỗi đau của một mà còn là nhiều nhân vật với đủ mọi cung bậc cảm xúc.
– Và sau đó “văn chương giúp con người có tâm thế sống an nhiên, tự chủ, tự thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”: Sau khi trải qua, được tiếp xúc và sống sâu với hiện thực trong tác phẩm, độc giả sẽ bớt bất ngờ trước những biến cố cuộc đời, tôi luyện được thái độ sống chủ động, mạnh mẽ, tự tin, một tâm hồn thanh thản, thoải mái. -Để một ngày cảm thấy “nhẹ bồng” trước những biến thiên dâu bể của cuộc đời thì ta cần thực sự đồng cảm, yêu thương cho những nhân vật, phải “nung nấu tâm can vò võ trán”. Đây cũng là yêu cầu văn chương đặt ra với người đọc – đồng sáng tạo cùng tác giả.
0,5
 
0,5
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
0,5
 
3 Bàn luận về ý kiến 3,0
  -“Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Nó như chiếc chìa khóa vàng mở ra muôn cánh cửa giúp người đọc tự khám phá những điều bí ẩn từ thế giới xung quanh. Qua những tác phẩm nghệ thuật chân chính ta có thể thấy cuộc sống như đang phập phồng trong từng con chữ. Tiếp xúc với thế giới trong tác phẩm lớn ta tiếp cận gần hơn với cuộc sống, hiểu sâu, thấu đáo, kĩ càng hơn về cuộc sống con người và chính bản thân mình. Từ đó nắm bắt được chân lý, hiểu và khám phá ra quy luật cuộc sống.
-Con đường tác động của văn chương dù là nhận thức thì vẫn qua cảm xúc của con người, tức đó là quá trình tự nhận thức, chiêm nghiệm bản thể của con người. Từ việc thể hiện cuộc đời trong văn chương với cảm xúc của cái tôi trữ tình mang nghĩa phổ quát đã khơi dậy những rung động sâu sắc, những cảm xúc phong phú, những ước mơ được sống hết mình cho cuộc đời và con người, làm cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp, nhân đạo hơn. Văn chương phải thực sự hướng con người đến ánh sáng dẫu rằng cuộc đời còn nhiều u ám “văn học cần phải phát hiện ra mặt sáng sủa từ phía u ám của nhân loại, đem lại sức mạnh cho con người…văn học cho dù viết ra bao điều u ám của nhân loại, vừa viết về những âm thanh dòng sông đang cuốn trôi trong đêm khuya dễ sợ, vừa phải ngẫm nghĩ sao cho đến trang cuối cùng kết cục hiện ra trước mắt nhân loại phải là niềm hoan lạc lớn lao” ( Kenzaburo Oe)
-Để có thể truyền đến người đọc những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, văn chương còn cần một sự công phu, tinh tế trong nghệ thuật biểu hiện. Nghĩa là tài năng của người nghệ sĩ còn thể hiện ở việc công phu tìm tòi, lựa chọn được một hình thức nghệ thuật độc đáo, cuốn hút. Bởi một tác phẩm nghệ thuật chân chính “bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lêônít Lêônốp)
1,0
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
4 Chọn và phân tích thơ Nguyễn Du để làm sáng tỏ vấn đề 5,0
  Chọn được dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu
-Qua thơ Nguyễn Du gợi suy ngẫm về lẽ đời bể dâu thay đổi: Nỗi dâu bể của tạo hóa, của đời người và của cả xã hội. Ông đã phản ánh về hiện thực đau đớn, một xã hội “nhiều tà dương và mưa bụi” ( Chế Lan Viên): xã hội vì tiền diễn ra nhiều phi lý bất công đã vùi dập không thương tiếc những giá trị cao quý trong cuộc sống là cái Đẹp, cái Tài.
-Nguyễn Du đã thể hiện cái nhìn thấu suốt về con người khi nhìn nhận con người toàn vẹn ở 3 phương diện thân – tâm- phận. Từ những phận người đó  ta thấy được con người nói  chung, những cảm xúc hay tâm thức phổ biến.
Như phận Kiều, Tiểu Thanh xét cho cùng là bi kịch của phụ nữ, rộng hơn là của cá nhân trong một xã hội bạo tàn. Ta có thể tìm thấy ở nhiều thời đại khi xã hội và con người xung đột, xã hội và thể chế trì trệ tước đi quyền tự do biểu đạt , quyền sống của họ. Và có thể không riêng gì con người bất hạnh, ở mỗi chúng ta, có một khoảng thời gian nào đó cũng giống như con người trong tác phẩm của Nguyễn Du mang một hay nhiều bi kịch của cá thể nhỏ bé, lạc lõng, phôi pha.
àNguyễn Du không chỉ nói đến một cá nhân, con người thời đại ông mà nói đến con người nhân loại, bi kịch muôn thuở của kiếp nhân sinh.
 
2,0
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
5 Đánh giá, mở rộng 1,0
  – Đó là nhận định đúng đắn bởi đã chỉ ra nét đặc trưng, chức năng của văn chương.
-Ý kiến là kim chỉ nam cho độc giả khi tiếp nhận văn chương: đọc thơ văn giúp ta hiểu đời, hiểu người và hiểu mình. Vì hiểu mình, hiểu con người và cuộc sống phức tạp nên chấp nhận nó, đón nhận nó một cách tự nhiên, nhẹ nhàng theo đúng quy luật. Đây chính là sự tự nhận thức của độc giả. Đồng thời ý kiến cũng đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác: cần có một trái tim nhạy cảm, giàu xúc động, giàu yêu thương trước cuộc đời để có thể tạo ra nét riêng độc đáo mới lạ trong tác phẩm của mình.
0,5
 
0,5
 
 

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *