Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 61

ĐỀ NGỮ VĂN 10

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Đông sang tây không phải đường thư
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

(Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

Câu 3. Em hiểu thế nào là “miền đất lạ” trong câu thơ “Biết lòng anh say miền đất lạ”?

Câu 4. Nêu biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

Một dãy núi mà hai màu mây

 Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền

Câu 5. Qua bài thơ, anh/chị rút ra bài học sâu sắc và ý nghĩa với giới trẻ?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tuổi trẻ qua đoạn thơ sau:

  Vẫn còn đó ước mơ còn bỏ ngỏ…
Lửa trong tim vẫn sáng tỏ rạng ngời!
Không cho phép đôi chân này mệt mỏi,
Giữ trong lòng ý chí tuổi đôi mươi.
Tôi còn trẻ, đôi tay này còn khỏe,
Đã ước mơ và sẽ mãi ước mơ.
Dẫu mai đây ước mơ còn dang dở
Chẳng bao giờ phải than thở: Nếu như…

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngại bày tỏ ý kiến cá nhân.

===HẾT===

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
  • Giám thị không giải thích gì thêm.

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Thể thơ tự do

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Nhân vật trữ tình trong văn bản: Anh – em là những chiến sỹ Trường Sơn ở hai phía Đông – Tây của dãy Trường Sơn.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5
3 ” Miền đất lạ ” – miền đất mới

–     Hình ảnh như biểu tượng cho những vùng đất mới lạ , thú vị mà người lính đặt chân đến , miền đất ở đây có thể là miền đất của hoài bão , lí tưởng cách mạng hoặc cũng có thể hiểu là miền đất với phong cảnh hữu tình , tuyệt đẹp .

 

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
4 Biện pháp tu từ :

–   So sánh ” anh với em ” , ” nam với Bắc ” , ” đông với Tây ”

=> Giúp hình ảnh thơ về những người lính và tình yêu trong chiến tranh trở nên sinh động, bay bổng, cuốn hút hơn

–   Điệp ngữ : ” như ”

= > nhấn mạnh sự gắn kết , sự liên kết dặc biệt của người lính .

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
5 Qua bài thơ, Em rút ra bài học sâu sắc và ý nghĩa với giới trẻ:

–          Cần biết gìn giữ và vun đắp tình yêu trong chiến đấu vượt qua những gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ tổ quốc giao cho.

– Cần biết đặt mối quan hệ cá nhân và cộng đồng một cách hợp lý. Tình yêu cá nhân phải hoà vào tình yêu đất nước, có như vậy đất nước mới phát triển và trường tồn tới muôn đời.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nghị luận về tuổi trẻ trong đoạn thơ

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của con người, phát triển về thể chất và tâm hồn (ước mơ, ý chí…)

– Tuổi trẻ có những khát khao, hoài bão, nỗ lực và mong muốn cống hiến.

– Tuổi trẻ sống có mục tiêu, lập nên những kế hoạch đi đến thành công, hoàn thiện chính mình.

– Nỗ lực hết mình để không bao giờ nuối tiếc giá như….

0,75
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ với khát vọng sống không nuối tiếc

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,25
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngại bày tỏ ý kiến cá nhân. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Một số gợi ý:

 
c.1. Nêu thói quen cần từ bỏ

– Ngại bày tỏ ý kiến cá nhân là không dám hoặc né tránh bộc lộ, chia sẻ ý kiến quan điểm của mình về vấn đề (dù mình có ý kiến quan điểm riêng về vấn đề đó).

– Thói quen ngại bày tỏ ý kiến cá nhân thể hiện trong nhiều tình huống: trong học tập, trong sinh hoạt tập thể, trong gia đình, ngoài xã hội…

 

0,5

c.2. Lí giải nguyên nhân của thói quen

– Thói quen này có thể xuất phát từ đặc điểm tính cách, nỗi sợ ý kiến quan điểm của mình không giống với số đông, ngại không được chấp nhận, sợ mất mặt…

0,25
c.3. Phân tích mặt tiêu cực của thói quen

– Khiến bản thân mất đi nhiều cơ hội (được lên tiếng, bày tỏ quan điểm; rèn luyện tính tự tin, tự chủ, bản lĩnh; rèn kĩ năng phát biểu trình bày vấn đề).

– Gây ra tâm lý khó chịu, bực bội nếu bản thân không tìm được tiếng nói chung với mọi người.

–  Ảnh hưởng không tốt đến sự gắn kết cũng như phát triển của tập thể, cộng đồng.

1,5
c.4. Bài học

– Nhận thức được lợi ích của việc bày tỏ ý kiến cá nhân, từ đó sẵn lòng chia sẻ, bày tỏ ý kiến quan điểm của mình.

– Biết lắng nghe, chấp nhận với những ý kiến, quan điểm khác biệt.

– Bày tỏ ý kiến cá nhân không đồng nghĩ với việc áp đặt ý kiến của mình cho người khác.

Lưu ý:

– Bài viết cần đảm bảo tính thuyết phục của bài văn nghị luận: bày tỏ thái độ cảm thông chia sẻ với đối tượng thuyết phục, xác lập vị thế và giọng điệu phù hợp, bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ của mình với đối tượng được thuyết phục.

0,5

 

 

 

 

 

 

 
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *