Đề đọc hiểu về bài thơ Bầm ơi- Tố Hữu ,ngữ văn 12

Đề bài : đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới
… Bầm ơi có rét không bầm,
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
Bầm ra ruộng cấy bầm run,
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon,
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân,
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu…
(Trích Bầm ơi – Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của  văn bản ? (0,25 điểm)
Câu 2: Nội dung của văn bản ? (0,25 điểm)
Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ?  (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị  hãy viết một đoạn văn ngắn từ  5 -7 dòng thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? (0,5 điểm)
Đáp án :
Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật
.
 
1. Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.
2. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân.
3. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả.
4. Học sinh viết đoạn văn thể hiện được tình cảm và thái độ đối với mẹ.
Các em có thể tham khảo đoạn văn sau:
“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy  hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về  đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng   tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *