Đề đọc hiểu về bài Chiều xuân- Lê Anh Thơ

Đề bài đọc hiểu
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
 
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
 
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân– Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51-52)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 3 :Các từ  êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ gì? (0.25 điểm).
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? (0.5 điểm)
Câu 5. Tìm những câu thơ có sử dụng từ chỉ màu sắc. (0.25 điểm)
Câu 6. Viết một đoạn văn (7 – 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác họạ trong bài thơ. (0.5 điểm)
Đáp án :
Câu 1 :Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2 : Miêu tả
( Nếu các em chưa biết cách phân biệt phương thức biểu đạt thì đọc bài viết này  nhé :

Phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản

Câu 3 :Từ láy
Câu 4 :- Biện pháp tu từ nhân hoá
– Tác dụng: Bức tranh quê được cảm nhận sinh động và có linh  hồn
(Xem thêm bài viết về các biện pháp tu từ tại đây nhé :
Các biện pháp tu từ đã học)
Câu 5 :
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời (màu tím), Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ (màu xanh), Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ (màu đen),
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng (màu xanh), Làm giật mình một cô nàng yếm thắm (màu đỏ)
Câu 6:
Đoạn văn cần đảm bảo được các ý:
+ Khái quát được vẻ đẹp yên bình của bức tranh quê buổi chiều xuân
+ Bức tranh là những nét phác hoạ về thiên nhiên
+ Một bức tranh dùng tĩnh để tả động cho thấy vẻ đẹp giản dị, thanh bình
+ Tình cảm gắn bó của con người trước cảnh vật
 
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *