Đề đọc hiểu văn bản Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh- Nguyễn Nhật Ánh

Đề đọc hiểu văn bản ngoài chương trình. Đọc hiểu đoạn trích Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Đề đọc hiểu được biên soạn bởi thầy Nguyễn Thế Hưng.
Đề bài : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Chú Đàn bảo tôi:
– Con xòe tay ra cho chú xem nào!
Tôi co những ngón tay lại, nắm thật chặt và giấu ra sau lưng:
– Tay con sạch cơ mà. Hồi sáng con đã rửa tay rồi.
Chú Đàn phì cười:
– Chú có định khám tay con đâu. Con xòe tay ra để chú xem con có mấy cái hoa tay thôi.
Đằng sau lưng, hai bàn tay tôi lỏng đi. Tôi chìa bàn tay trái ra trước mặt chú Đàn, thắc mắc:
– Hoa tay là gì hở chú?
Chú Đàn dựng mắt nhìn tôi:
– Con lớn từng này rồi mà không biết hoa tay là gì à?
Chú cầm lấy bàn tay tôi, chậm rãi giải thích:
– Hoa tay là những vân tay hình tròn ở đầu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiều thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con viết chữ cũng đẹp nhất lớp.
Tôi hồi hộp nhìn chú Đàn săm soi từng ngón tay tôi. Có cảm giác như chú đang nghiên cứu những chiếc gân lá trên năm chiếc lá.
Tôi nín thở, hỏi:
– Con có mấy cái hoa tay hả chú?
Chú Đàn lắc đầu, thất vọng:
– Chẳng có cái nào hết.
Tôi lặp lại, buồn rười rượi:
– Chẳng có cái nào hết.
Trong một giây, tôi cảm thấy mắt tôi chợt tối đi. Trái tim tôi quặn thắt và rơi xuống một chỗ nào đó, rất xa, có thể là tận những đầu ngón chân.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)

Câu 1: Tìm vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các nhân vật trong đoạn trích trên.
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ – Vị) trong các câu văn sau:
Hoa tay là những vân tay hình tròn ờ đâu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiêu thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa tay; con sẽ vẽ đẹp nhất lớp.
Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về sự trong sáng, ngây thơ của trẻ thơ được miêu tả trong đoạn trích.
HƯỚNG DẪN LẢM BÀI CHI TIỂT
Câu 1: Vấn đề được đề cập đến trong đoạn trích là sự việc chú Đàn xem hoa tay cho nhân vật “tôi”, thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi.
Câu 2: Trong đoạn trích có hai nhân vật là chú Đàn và nhân vật “tôi”.
Câu 3:Học sinh phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu như sau:
Hoa tay la những vân tay hình tròn ờ đầu mỗi ngón tay.
Chủ ngữ : Hoa tay
Vị ngữ; là những văn tay hình tròn ở đâu mõi ngón tay I loa ỉu\f càn ¡ị nhiêu thì vẽ càng đẹp
Chủ ngữ 1 : Hoa tay
Vị Ngữ 1: Càng nhiều
Chủ ngữ 2 : Vẻ
Vị ngữ 2 : Càng đẹp
Nếu con có mười cái hoa tay con sẽ vẽ đẹp nhất lớp
Chủ ngữ 1 : Con
Vị ngữ 1 : Có mười cái hoa tay
Chủ ngữ 2 : Con
Vị ngữ 2 : Sẽ vẽ đẹp nhất lớp
Học sinh có thể trình bày dưới dạng sơ đồ, phân chia chủ ngũ, vị ngữ của câu.
Câu 4: Trong đoạn trích trên, tác giả thể hiện đặc điểm của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng/ hồn nhiên. Khi nhân vật “tôi” biết được ý nghĩa của hoa tay mỗi người, nhân vật có phản ứng tôi cảm thấy mắt tôi chợt tối đi. Trái tim tôi quặn thắt và rơi xuống một chỗ nào đó, rất xa, có thể là tận những đầu ngón chân thể hiện cách nhìn của đứa trẻ về những lời dạy của người lớn. Qua đó, người đọc nhận thấy khả năng nắm bắt tâm lí vô cùng sắc sảo của nhà văn về tâm lí trẻ thơ.
Nguyễn Thế Hưng
Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *