Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội chủ đề tình yêu biển đảo quê hương

 ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
“ Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa.

Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây.

Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cây hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…

À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh”.
( Lời của sóng 4, Trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, đạt giải Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012 )
Câu I: (0, 5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên? Trình bày lí do tại sao nhà thơ Hữu Thỉnh lại chọn thể loại đó ?
Câu II : ( 1,0 điểm)
    Nêu các phép liên kết có sử dụng trong đoạn trích và chỉ ra tác dụng ý nghĩa của các phép liên kết đó.
Câu III: ( 0, 5 điểm)
Từ những vần thơ trên, anh/ chị hãy kể tên những hòn đảo, quần đảo thiêng liêng của đất nước ta qua sự hiểu biết của anh/ chị ?
Câu IV: ( 1,0 điểm)
Hình ảnh những người lính đảo trong đoạn trích trên hiện lên như thế nào ? Trình bày suy nghĩ của anh/ chị khoảng 5 -7 dòng.                                                        
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 : Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
                                   Tình yêu biển đảo quê hương
Đáp án :
Câu1 – thể thơ tự do.
– Hữu Thỉnh lựa chọn thể thơ đó vì : Tác phẩm của Hữu Thỉnh được viết theo thể loại trường ca, dùng thể thơ tự do sẽ đem đến một cách viết phóng khoáng, tuôn chảy theo dòng cảm xúc của nhà thơ, không phụ thuộc vào những quy tắc lề lối của câu chữ. Đề tài nhà thơ hướng tới là biển đảo quê hương, sử dụng thể thơ tự do phù hợp để nói đến những cảm xúc mênh mang, rộng lớn và phong phú của đề tài.
Câu 2 – Phép thế : “những người lính đảo” thành “ họ” và những đứa con, “đất” thành “người”.
-Phép lặp : Lặp từ : “à ơi”
– Giá trị của các phép liên kết: Thể hiện nội dung thống nhất của đoạn trích nói về hình ảnh những người lính đảo bình dị, chân thật khi nhớ về những kỉ niệm quê nhà.
Câu 3 Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng phải hợp lí.Có thể tham khảo một số gợi ý sau : Đảo Trường sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Gạc Ma….
Câu 4 Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng phải hợp lí.Có thể tham khảo một số gợi ý sau.
– Những người lính đảo nhớ quê nhà với những điều không thể nào quên, đó là hậu phương của những người lính đảo giàu tình nghĩa điều đó là động lực cho các anh chiến đấu.
– Ca ngợi và hướng con người đến lối sống trọng tình nghĩa của người Việt. Điều này thể hiện ở việc thương nhớ và tưởng niệm những người đã khuất,luôn hướng về cội nguồn “À ơi tình cũ nghẹn lời . Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.”
– Những người lính đảo đã hi sinh lợi ích cá nhân như xa gia đình quê hương, chấp nhận những thiếu thốn về vật chất…để canh giữ biên cương cho Tổ quốc.
– Mỗi người cần có thái độ ngợi ca trân trọng trước những đóng góp của những người lính đảo.
(Tài liệu sưu tầm )

Xem thêm :  đề đọc hiểu ,  Nghị luận xã hội

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *