Đề đọc hiểu + Nghị luận xã hội 200 chữ: Xin thầy hãy dạy cho con tôi

Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Đề đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội 200 chữ
Đọc hiểu 
    Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi
… Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của riêng bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng.
      Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
      Xin hãy dạy cho cháu phải biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi…
 
Xin hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã…Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những ngọt ngào đầy cạm bẫy.
      Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
      Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm….
(Trích “Thư Tổng thống Mĩ A. Li-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 3: Vì sao A. Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã”.
Câu 4: Anh/chị nhận được thông điệp gì từ câu nói “chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn”?
 
Nghị luận xã hội :
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:“phải biết lắng nghe”.
Đáp án :”
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Biện pháp tu từ nổi bật: lặp cú pháp (xin hãy dạy cho cháu…)
Tác dụng: làm nổi bật mong muốn thiết tha, thành khẩn con mình được giáo dục, dạy dỗ của Tổng thống A. Li –côn.
– Biết mỉm cười khi buồn bã: lạc quan
A. Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã” vì:
– Khi buồn bã là những khi ta chán nản, bế tắc, tuyệt vọng, thất bại. Ta cần biết “mỉm cười”, lạc quan tin tưởng để nhận ra những thiếu sót của bản thân từ đó rút kinh nghiệm.
– Khi biết lạc quan con người sẽ biết cần phải nỗ lực, ý chí để bước tiếp, có thể đạt đến mục đích sống, đạt đến thành công.
– Câu nói gửi đến thông điệp: Hãy biết dấn thân vào những thử thách, khó khăn trong cuộc sống bởi chỉ có những khó khăn, thử thách thực sự của cuộc sống mới có thể tôi luyện nên những phẩm chất tuyệt vời, đáng quý cho con người.
Câu nghị luận xã hội:
Thí sinh trình bày ý kiến của bản thân. Sau đây là một vài gợi ý:
– Giải thích:
+ Lắng nghe là hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia….với người khác trong cuộc sống.
– Bàn luận
+ Biết lắng nghe là biết chia sẻ, đồng cảm…Khi lắng nghe con người có thể hiểu biết hơn về người khác, có sự đồng cảm, đồng điệu, bao dung, giúp đỡ…
+ Biết lắng nghe con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân từ đó phát huy mặt mạnh, hạn chế, khắc phục mặt yếu.
+ Không chỉ lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình.
+ Phê phán những người không biết lắng nghe:tự cao tự đại, bảo thủ…
-Bài học:
+ Thấy được ý nghĩa của việc biết lắng nghe để điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp trong cuộc sống
+ Lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
Xem thêm bộ đề đọc hiểu soạn theo cấu trúc mới:http://vanhay.edu.vn/tag/de-doc-hieu
Bộ đề Nghị luận xã hội và đoạn văn mẫu NLXH 200 chữ:http://vanhay.edu.vn/tag/nghi-luan-xa-hoi

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *