Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn

Trong đề đọc hiểu Ngữ văn có câu hỏi : Văn bản trên sử dụng phép liên kết nào ? Nhiều bạn học sinh chưa phân biệt được các phép liên kết trong văn bản.  Các em có thể tham khảo bảng sau:

Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước

Ví dụ:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
            Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa .                                   (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Các phép liên kết được sử dụng là:
Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
           Các em học sinh có thể tìm đọc bài viết liên quan : Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

24 bình luận trong “Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn

    1. Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải hoài pthai, không đẻ gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học) nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng. Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bễ lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước rãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cái bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
      (Nguyển Tuân – Tờ hoa)
      phép thế : các từ ngữ thay thế :
      một hạt cát->> được thay thế bằng : cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể->> cái hạt buốt sắc->> cái bụi kia->> hạt đau hạt xót->> hạt cát khối tình con

  1. Cô cho e ý tưởng và cách làm bài này với ạ. E c.ơn cô nhiều lắm ạ 🙂
    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
    Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
    Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
    Chắc gì ta đã nhận ra ta
    Ai trong đời cũng có thể tiến xa
    Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
    Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Không chỉ dành cho một riêng ai!
    (Trích “Tự sự” – Nguyễn Quang Hưng)
    Viết bài nghị luận (khoảng 600 từ) về bài học từ đoạn thơ trên

    1. Mở bài :
      Giới thiệu đoạn thơ và vấn đề cần nghị luận:
      Thái độ của con người trước cuộc sống
      Thân bài :
      Ý 1 :
      Phấn tích bài thơ để rút ra ý nghĩa vấn đề
      – Ta thường hay chê: thói đời thường hay chê bai, khinh chê. Chính cái chê của ta có khi nó khiến cuộc đời trở nên méo mó trước mắt ta.
      – Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều điều không như con người mong muốn.
      -Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.
      ->> Cuộc đời thường không hoàn hảo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm,tránh chỉ chê bai, oán trách.bởi ” Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Không chỉ dành cho một riêng ai”
      Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
      Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
      Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
      Chắc gì ta đã nhận ra ta
      Ai trong đời cũng có thể tiến xa
      Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
      Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Không chỉ dành cho một riêng ai
      ->> Khuyên con người cần nỗ lực vươn lên, vượt qua hoàn cảnh
      Ý 2 :
      Bàn luận
      Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó” (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được bản chất thật của cuộc đời)
      -Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được khi thái độ, suy nghĩ con người tích cực thì đem lại những giá trị gì? )
      -Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống:
      “Ta hay chê” Đây là thái độ cần phê phán (HS nêu dẫn chứng từ đời sống)
      – Nỗ lực vươn lên sẽ mang lại cho chúng ta thành công, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người luôn cố gắng ( dẫn chứng)
      Bài học nhận thức và hành động
      – Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động,tích cực từ trong tâm.
      -Cần có những hành động thiết thực , tự mình đứng dậy , vượt qua những chông gai thử thách trên đường đời
      Bài thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗingười trước cuộc đời
      Kết bài: tóm lại vấn đề. liên hệ bản thân. mở rộng vấn đề…

  2. Con ơi!khj con cat tjeng khoc oe oe chao doj thj nguoj xung wanh nhjn c0n mjm cuoj sung suog.Hay song sao cho 1ngay con co the mjm cuoj nkam mat xuoj tay khj m0j nguoj roj le.
    HENRY BORDEAUX
    Ngj luan ve cau n0j tren.3trang gjay

  3. Em đang tìm những bài tập để xác định phương thức liên kết, phương tiện liên kết, chiều hướng liên kết có đáp án để trong quá trình làm bài có thể kiểm tra. Mong Cô có thể giúp em. Em cám ơn Cô rất nhiều.

  4. Tìm phép phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:Vào đêm trước ngày khai trường……mút kẹo.Thuộc văn bản “Cổng trường mở ra”.Co hãy giúp em với cô ơi em cần gấp

  5. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết trong đoạn văn sau: Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông . Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng. Cô ơi giúp em!

  6. Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
    Ậm ẹo quan trường miệng thét la
    Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
    Váy lê quét đất mụ đầm ra.
    Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
    Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
    Các biện Pháp nghệ thuật trong bài thơ
    Trả lời e ạ, e cám ơn.

  7. Nuôi đủ năm con với một chồng.
    Lặn lội thân cò khi quang vắng,
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
    Một duyên hai nợ âu đành phận,
    Năm nắng mười mưa dám quản công.
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
    Có chồng hờ hững cũng như không.
    – Xác định những phép liên kết trong bài thơ.
    Trả lời em sớm ạ, e cám ơn.

  8. Cô ơi con thấy nhiều khi phép thế với phép dùng từ đồng nghĩa nó mơ hồ quá, cô giúp con phân biệt thực tế hơn sgk dc kh ạ, con cảm ơn cô ^^

  9. Cho em ý kiến về bài này với ạ! Em cảm ơn
    Quê hương tôi có con sông xanh biếc
    Nước gương trong soi tóc những hàng tre
    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
    Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
    (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
    Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về tình yêu quê
    hương đất nước trong đó có sử dụng ít nhất 3 phép liên kết câu và hai thành phần biệt lập, gạch
    chân và gọi tên các thành phần đó.

    1. Xin cho hỏi trong hai câu thì chỉ 1 liên kết hay có thể có nhiều phép liên kết không?
      Vd : “Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vúng an toàn của chính mình chỉ vì họ sợ thất bại. Họ không dám thử sức với chính mình với các kì thi quốc gia vì họ k tin rằng mình sẽ chiến thắng

  10. “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”. Dạ cho em hỏi câu văn trên có sử dụng thành phần biệt lập nào ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *