Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài phổ biến trong các đề thi ngữ văn. Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này. đôi khi các em sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu
1. Để làm tốt kiểu bài này các em cần có những kĩ năng nhất định.cách làm bài như sau:
• Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm
– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
• Thân bài:
– Giải thích, làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
– Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?phân tích và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề.
2.Ví dụ minh họa
Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên
Đây là đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều quan điểm, giám khảo linh hoạt cho điểm. Dưới đây chỉ là một vài yêu cầu cơ bản về nội dung:
• Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ( Tô Hoài )
– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
•Thân bài:
* Giải thích ý kiến:
– “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
– Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí
* Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị
– Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng
– Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”
– Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình
* Ý nghĩa của hành động:
– Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị
– Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi từ bao lâu
– Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người
• Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành động cứu A phủ cũng là hành động Mị tự cứu mình
+rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,…
Biểu điểm:
– Điểm 6 – 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
– Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc.
– Điểm 3 – 5: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 2 – 3: Thiếu nhiều ý hoặc không có lập luận thuyết phục cho ý kiến của mình, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả
– Điểm 0 – 1: Không hiểu đề hoặc lạc đề hoàn toàn.
Đề 2: Trong một bài trả lời phỏng vấn Kim Lân nói: “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”.
Qua một nhân vật trong tác phẩm “Vợ nhặt”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đây là đề bài nghị luận văn học theo hướng mở. Học sinh có thể tự chọn một trong các nhân vật của truyện ngắn “Vợ nhặt” như Tràng, người đàn bà vợ nhặt, bà cụ Tứ… để phân tích, làm sáng tỏ cho nhận định. Bài viết cần có sự phân tích thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục. Có thể theo các bước như sau:
- Giải thích nhận định: Dù bị đẩy vào bước đường cùng nhưng họ vẫn có khát vọng sống mãnh liệt, hướng tới sự sống và tương lai
- Phân tích một nhân vật để chứng minh
+ Hoàn cảnh của nhân vật
+ Niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc, niềm tin tưởng vào tương lai của nhân vật đó biểu hiện như thế nào?
– Đánh giá chung: Về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tư tưởng nhân đạo của Kim Lân qua nhân vật đó.
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Xem thêm: Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 11
Tuyển tập đề thi về dạng đề Nghị luận ý kiến bàn về văn học
Có ý kiến cho rằng”hãy khát vọng,chứ đừng tham vọng”viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bình luận ý kiến trên
cho em xin dàn ý phân tích tác phẩm dạng đề 2 ạ
Cô ơi cô có thể cho e linhk một số bài văn về chứng minh nhận định của hai tác phẩm vs ạ. Cảm ơn cô
cho em xin dàn ý phân tích tác phẩm dạng đề 2 ạ