Kinh nghiệm ôn thi THPT Quốc gia Ngữ văn

Page chia sẻ  một số kinh nghiệm ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 như sau:
PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia Ngữ văn thường chiếm khoảng 3 điểm . Để làm tốt phần đọc hiểu, các em cần có kiến thức rộng và sâu về văn bản . Các câu hỏi trong đề đọc hiểu thường xoay quanh nội dung , nghệ thuật, chủ đề của văn bản. Đồng thời đề thi có thể yêu cầu các em trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong văn bản,( với câu hỏi này, các em chỉ trả lời ngắn gọn  theo dung lượng đề bài yêu cầu, khoảng 5-7 dòng). Phần đọc hiểu các em chỉ cần trả lời ngắn gọn đủ ý ,không cần diễn giải nhiều.
Các em cần ôn lại những đặc trưng cơ bản của văn bản thơ, văn; những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc,  các phép  tu từ; …  để có thể dễ dàng tiếp cận các văn bản đọc hiểu. Cần lưu ý: trong phần đọc hiểu  học sinh không chỉ phát hiện ra dấu hiệu đặc sắc về nghệ thuật mà quan trọng là phải  thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong biểu đạt nội dung, tư tưởng, cảm xúc của tác giả.
Để biết các kiến thức cần huy động trong đề đọc hiểu, các em có thể đọc bài viết này : http://vanhay.edu.vn/de-lam-tot-phan-doc-hieu-trong-mon-ngu-van
 
PHẦN VIẾT VĂN:
Nghị luận xã hội:
Các em cần nắm được cách làm bài nghị luận xã hội với ba kiểu bài: Nghị luận về tư tưởng đạo lý , nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; các em cần nắm vững bố cục, kết cấu, nội dung chính cần đề cập của từng kiều bài.
– Lưu ý học sinh cần phải tìm hiểu thêm hiện thực đời sống; đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng được xã hội quan tâm nhiều. Các em có thể đọc báo, xem TV để biết được những vấn đề xã hội quan tâm. Lưu ý : cần ghi lại những số liệu để khi cần, có thể lấy  làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận. Ví dụ số liệu về tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm, môi trường, biển đảo, …. trong chương trình thời sự.
Để biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, các em đọc bài viết này :http://vanhay.edu.vn/kinh-nghiem-lam-bai-van-nl-ve-mot-tu-tuong-dao-li
 
Để biết cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống, các em đọc bài viết này:http://vanhay.edu.vn/kinh-nghiem-lam-bai-vannghi-luan-ve-mot-hien-tuong-doi-song
 
Để biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề  xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em đọc bài viết này:http://vanhay.edu.vn/nghi-luan-ve-van-de-xh-trong-tac-pham-van-hoc
 
Nghị luận văn học:
– Các em cần nắm chắc nội dung, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm trong chương trình  12
Những tác phẩm trọng tâm , có khả năng thi vào :
– Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh (Phần hai: Tác phẩm)
– Tây Tiến – Quang Dũng
– Việt Bắc – Tố Hữu (Phần hai: Tác phẩm)
– Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
– Sóng – Xuân Quỳnh
– Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo
– Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân (trích)
– Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường (trích)
– Vợ chồng A – Phủ – Tô Hoài (trích)
– Vợ nhặt – Kim Lân ( thi năm 2016 )
– Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
– Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
– Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu ( thi năm 2015)
– Kịch: Hồn Trương Ba da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ
Ngoài ra cần học thêm các tác phẩm lớp 11 , từ  Thơ mới,Nam Cao, Nguyễn Tuân,… đề phòng đề thi cho dạng so sánh
– Lưu ý : các em cần nắm vững cách làm bài một số dạng đề thường gặp như phân tích nhân vật, tình huống truyện, đoạn thơ, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng;  phân tích giá trị nhân đạo, hiện thực trong tác phẩm, tránh bỏ sót ý. Đồng thời, các em cần tránh những lỗi thường gặp trong bài viết là phân tích thơ như diễn xuôi và phân tích văn xuôi biến thành tóm tắt ý, kể chuyện.
Trong thơ , cần chú ý  yếu tố hình thức như từ ngữ, hình ảnh, vần, thanh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ… để tìm ra những nội dung cảm xúc ẩn chứa bên trong. Các em cần học thuộc 5 bài thơ trong đề cương.
Với văn xuôi , cần nắm được cốt truyện, các vấn đề về tình huống, nhân vật, ý nghĩa các chi tiết mang tính biểu tượng; các giá trị nội dung của tác phẩm như tư tưởng nhân đạo, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…
Page đã tổng hợp được nhiều đề thi, có đáp án và lời giải chi tiết về các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12, các em có thể tìm đọc trên mục Đề thi khối 12, hoặc bấm vào các Tags tương ứng.
Các em có thể thử sức với đề thi thử THPT Quốc gia môn văn của các trường trên toàn quốc nhé : Bấm vào tags này :
http://vanhay.edu.vn/tag/de-thi-thpt-quoc-gia-ngu-van
Để viết được một bài Nghị luận văn học đạt điểm cao, các em không chỉ  nắm vững kiến thức về tác phẩm, mà quan trọng là phải biết vận dụng kiến thức để làm các dạng đề khác nhau. Bài văn cần có luận điểm rõ ràng, tránh viết lan man, dài dòng. Nhiều em học sinh có quan niệm sai lầm là viết văn càng dài càng được điểm cao. Thực ra, với một bài thi THPT quốc gia 2015-2016 , thời gian cho cả ba phần là 180 phút, các em chỉ  cần làm khoảng 2 -3 tờ giấy thi là vừa. Viết đủ ý và sâu sắc là có điểm cao.
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

10 bình luận trong “Kinh nghiệm ôn thi THPT Quốc gia Ngữ văn

  1. Em nghe nói là 2 bài : Đàn ghi ta của lor-ca và Những đứa con trong gia đình không nằm trong chương trình học của hệ GDTX và bổ túc. Nên 2 bài này có thể bỏ không cô

  2. Cô ơi. Cô soạn giúp em 1 đề bài để em làm thử đc k ạ. Đề bài thi học sinh giỏi văn ý cô. Nhanh cô ơi. Chiều mai e thi mất r. Hic

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *