Đề HSG Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về ngôi thứ nhất và luôn cần ở thì hiện tại

Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất” và luôn cần ở “thì hiện tại”. Đó là sức mạnh để những câu thơ ra đời cách đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời đại của chúng ta và những câu thơ của ngày hôm nay sẽ còn làm bạn mãi mãi với mai hậu”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết

bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết thúc được vấn đề.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bản chất của tình cảm, cảm xúc trong thơ. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm

bảo các ý cơ bản sau:

 
* Giải thích 1,5
– Khái niệm “thơ”: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb ĐHQG, HN, 1999).

 

 

  –   Tình cảm, cảm xúc: Yếu tố căn cốt nhất của thơ, làm nên bản chất của thơ ca …

–   Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”: Nghĩa là trước hết phải thuộc về cá nhân của người nghệ sĩ, phải được cá thể hoá cao độ.

–   Tình cảm, cảm xúc trong thơ cũng luôn ở “thì hiện tại”: Nghĩa là luôn tươi mới, luôn có thể song hành với mọi thời đại.

=> Mượn cách nói hình ảnh với những thuật ngữ của văn học và ngôn ngữ học, câu nói muốn khẳng định tính chất cá thể hoá và tính điển hình, tính khái quát vươn tới tầm nhân loại của tình cảm, cảm xúc trong thơ. Chính điều đó đã làm nên sức sống từ ngàn xưa cho tới ngàn sau của thơ ca đích

thực.

 
* Bàn luận 2,5
* Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có tính cá thể hoá cao độ, độc đáo:

–   Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải bắt nguồn từ tiếng nói chân thành, trực tiếp trong trái tim cá nhân người nghệ sĩ, đó không bao giờ là những cảm xúc vay mượn, chung chung mà nó phải rất riêng biệt tới mức độc đáo (chỉ có niềm vui của chính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh mới khiến anh cầm bút. R Gamzatop). Có điều đó là vì mỗi nhà thơ luôn viết thơ từ nỗi niềm riêng, cảnh ngộ riêng… Ngay cả những tình cảm lớn lao chung của cả dân tộc, đất nước thì cũng phải thông qua trải nghiệm riêng, cảm nhận riêng của người nghệ sĩ…

–   Điều này rất có ý nghĩa: Làm cho mỗi thi phẩm là một thế giới mênh mang của cảm xúc riêng tư, cho người đọc hiểu được nhiều nỗi lòng, nhiều tâm tư…và thơ ca muôn đời là những điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu), thơ ca chẳng bao giờ là sự lặp lại nhàm chán.

* Cảm xúc, tình cảm trong thơ cần phải luôn tươi mới, luôn song hành được với mọi thời đại:

–   Bản thân người nghệ sĩ khi gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình vào thơ là mong gặp được sự đồng cảm, tri ngộ bất tận, vượt cả thời gian, không gian.

–   Tình cảm, cảm xúc trong thơ thường có xu hướng vươn lên tính chất điển hình; Có tính chất khái quát thành quy luật tâm trạng; Có khả năng đúng với nhiều thời, nhiều đời và vươn lên trở thành nét tâm lí chung của nhân loại, trở nên vĩnh cửu (Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả. P. E lya)

–   Ý nghĩa: Thơ là tiếng nói của tình cảm riêng tư nhưng không bao giờ lạc lõng mà có thể là bạn với đông đảo mọi người của muôn đời. Làm cho thơ ca có sức sống lâu bền và luôn còn cần thiết như người bạn tinh thần nâng giấc tâm hồn cho con người bao nhiêu thế kỉ….

 
* Chứng minh 7,0
Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận một số tác phẩm thơ tiêu biểu giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề lí luận trên các phương diện:

Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”.

 

 

  – Tình cảm, cảm xúc trong thơ cũng luôn ở “thì hiện tại”.  
* Đánh giá, nâng cao vấn đề 1,0
–   Quan niệm trên đã nêu được đúng bản chất của tình cảm cảm, cảm xúc trong thơ; Khẳng định sức mạnh, cho ta niềm tin vào sự tồn tại, ý nghĩa của thơ ca.

–   Muốn thế, người viết luôn phải có sự chân thực, đầy đặn trong tình cảm, cảm xúc; phải có những rung cảm thực sự, chạm tới trái tim bạn đọc mọi thế hệ. Thơ ca tối kỵ thứ tình cảm lên gân, giả tạo; Tình cảm, cảm xúc phải được chuyển tải bởi thứ ngôn từ nghệ thuật hàm súc, gợi hình, gợi cảm;

Người đọc, cũng cần phải là người biết tri âm cùng người viết…

 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
TỔNG 20,0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *