Cách ôn tập phần đọc hiểu về truyện trong chương trình SGK mới

CÂU HỎI/YÊU CẦU ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HS ĐỌC HIỂU VB TRUYỆN

STT Vấn đề (đặc trưng thể loại truyện) Câu hỏi/Yêu cầu
1.       Nhân vật (Khái niệm)

(Công thức)

 

 

1. Truyện kể về ai?

2. Nhân vật đó có xuất thân như thế nào?

3. Nhân vật có ngoại hình/trang phục/đặc điểm gì nổi bật?

4. Nhân vật được đặt vào hoàn cảnh đặc biệt, tình huống độc đáo nào? (tình huống)

5. Trong hoàn cảnh đó, nhân vật đã có hành động, cử chỉ, cảm xúc, suy nghĩ, lời nói như thế nào?

6. Tại sao nhân vật lại có hành động, …. như vậy? (Lí do)

7. Hành động, cử chỉ, cảm xúc, suy nghĩ, lời nói (tiêu biểu) đó góp phần thể hiện điều gì về nhân vật (tính cách, tư tưởng, tâm trạng)?

8. Nhân vật còn được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận của các nhân vật khác như thế nào?

9. Từ đó, em thấy nhân vật là người như thế nào?

10. Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

11. Thông qua nhân vật, nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ gì?

12. Từ nhân vật, em rút ra bài học gì cho bản thân?

2.       Cốt truyện – Tóm tắt cốt truyện (1.Trình bày, 2. thắt nút, 3. Phát triển, 4. Cao trào, 5. Mở nút) (Sơ đồ quả núi, Sơ đồ Ven)

– Cốt truyện đơn tuyến hay cốt truyện đa tuyến?

3.       Đề tài Tác phẩm viết về đề tài gì?
4.       Chủ đề Chủ đề của truyện này là gì?

Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

5.       Bối cảnh: Không gian, thời gian Bối cảnh không gian, thời gian của truyện (đoạn trích truyện) có đặc điểm gì? (Liệt kê từ ngữ, nhận xét)
6.       Tình cảm, cảm xúc của người viết

Cảm hứng chủ đạo

– Người viết thể hiện tình cảm, thái độ, quan điểm, cách nhìn như thế nào đối với ….?

– Xác định cảm hứng chủ đạo trong văn bản.

7.       Triết lí nhân sinh Thông qua văn bản, nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng, triết lí gì về đời sống?

–   Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

8.       Người kể chuyện Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

Người kể chuyện ngôi thứ 3 ( người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri)

9.       Điểm nhìn – Truyện được kể qua điểm nhìn của ai?

– Sự thay đổi điểm nhìn đã diễn ra như thế nào trong tác phẩm?

Ý nghĩa của sự thay đổi điểm nhìn đó.

Nhận biết:

Điểm nhìn của ai?

Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn trong truyện?

10.   Ngôn ngữ Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản truyện.
11.   Liên hệ so sánh kết nối Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

–   Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

–    Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu được lí do.

–  Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

–  Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm truyện đó.

–   Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.

–    Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

–  Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *