PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu).
Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:
– Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.
Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.
Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:
– Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?
Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:
– Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!
Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:
– Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi?
Con chó nói:
– Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!
Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.
Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều
là nhờ con chó hết sức canh giữ.
Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…
Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!
Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.
(Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332) Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản trên được kể lại từ ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Đâu là nhân vật chính? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện? (1,0 điểm) Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. Anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn thông điệp của bài thơ sau: Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực…
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?…
(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp24, in trong Thơ Sông Lam, trang 247, Nxb Hội nhà văn, 2017)
24 Nhà thơ Đặng Hồng Thiệp (1937-2013), quê ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 2012, ông được nhận giải thưởng Tác phẩm hay của Tạp chí Nhà văn Việt Nam.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác thay đổi quan niệm sống: Gió chiều nào theo chiều ấy.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Văn bản được kể lại từ ngôi thứ ba. | 0,5 | |
2 | Văn bản trên có 3 nhân vật: Đào Cảnh Long, chú chó Hàn Lư và phú ông
họ Trương. Nhân vật chính là chú chó Hàn Lư. |
0,5 | |
3 | – Yếu tố kì ảo: chú chó Hàn Lư biết nói tiếng người.
– Tác dụng: + Tăng sức hấp dẫn cho truyện kể + Giúp tác giả thể hiện tư tưởng về lòng trung nghĩa. |
1,0 | |
4 | Chủ đề của văn bản: Thông qua hình tượng chú chó Hàn Lư, tác giả cất lên tiếng nói ca ngợi những con người có tấm lòng trung nghĩa, đồng thời phê phán những kẻ bất trung bất nghĩa, vì ham vinh hoa phú quý mà
sẵn sàng bán nước cầu vinh. |
1,0 | |
5 | Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là hợp lí và liên quan đến nội dung của văn bản. Tham khảo:
– Con người sống ở đời phải có lòng trung nghĩa, giữ vững khí tiết dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Cần tránh xa lối sống bất nghĩa, vô ơn. |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích thông điệp của bài thơ “Khát vọng”. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích thông điệp của bài thơ “Khát vọng”. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
Sau đây là một số gợi ý: – Hình ảnh quả trứng đại bàng rơi vào ổ gà đang ấp, nở ra và sống giữa đàn gà, tưởng mình cũng chỉ là một con gà là hình ảnh mang tính ẩn dụ về con người: là con người, ai cũng nuôi trong mình những khát vọng lớn lao, nhưng vì không đủ dũng cảm, không hiểu chính mình, lại luôn |
0,5 |
bị chìm ngập trong những điều nhỏ bé, tầm thường nên ta dần quên mất đi khát vọng lớn lao của mình.
– Từ đó, bài thơ gửi gắm đến chúng ta thông điệp: + Là người, hãy không ngừng khát khao những điều lớn lao, hãy dũng cảm thực hiện những khát vọng vĩ đại, bởi khả năng của chúng ta là phi thường, là vô hạn. + Đừng để những điều tầm thường, những tập quán tầm thường xung quanh trì kéo chúng ta. Hãy thử cất cánh tung bay, vì chỉ khi đó, ta mới biết được chính xác khả năng của bản thân mình. |
|||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác thay đổi quan niệm sống: Gió chiều nào theo chiều ấy. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận xã hội. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Thuyết phục người khác thay đổi quan niệm sống: Gió chiều nào theo chiều ấy. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận: – Trong xã hội có ráta nhiều người sống theo quan niệm: Gió chiều nào theo chiều ấy. – Đây là một thói quen xấu, cần khắc phục. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích quan niệm: Gió chiều nào theo chiều ấy là thái độ sống không có chính kiến, không có lập trường, không phân biệt được đúng-sai, phải-trái. Họ có thể xuôi theo ý kiến của bên này hoặc bên kia nếu sự xuôi theo đó giúp họ bảo vệ được lợi ích và sự an toàn của bản thân. 2.2. Tác hại của quan niệm sống Gió chiều nào theo chiều ấy: – Khiến con người đánh giá trị của bản thân, trở thành kẻ ba phải, xu nịnh. – Khiến con người không có được sự tự chủ và độc lập trong suy nghĩ, dẫn đến không quyết đoán trong hành động. – Người sống theo quan niệm trên thường bị mọi người lợi dụng, xem thường, ghét bỏ. 2.3. Lợi ích của việc từ bỏ quan niệm sống Gió chiều nào theo chiều ấy: |
1,0 |
– Sẽ làm cho bản thân trở thành người có chí khí, vững vàng và tự chủ trong mọi suy nghĩ và hành động.
– Giúp con người biết suy xét để phân biệt phải-trái, đúng-sai, từ đó chọn cho mình một lối sống lành mạnh và lương thiện. – Được mọi người lắng nghe, tôn trọng và yêu mến. 2.4. Giải pháp từ bỏ quan niệm sống Gió chiều nào theo chiều ấy: – Ý thức được tác hại của quan niệm sống trên và những lợi ích to lớn nếu từ bỏ quan niệm sống đó. – Nhận thức được rằng bản thân mình là một cá thể độc đáo và duy nhất, từ đó mà hình thành lối suy nghĩ độc lập, biết đưa ra những nhận xét, đánh giá của riêng mình trước một vấn đề nào đó. – Trau dồi phẩm chất đạo đức, để từ đó chỉ đi theo những xu hướng tích cực, lành mạnh, lương thiện, biết lên án cái tiêu cực. – Kết giao với những con người có tư duy độc lập và độc đáo. 3. Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài. |
|||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn
bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |