SỞ ….
TRƯỜNG ….
(Đề gồm có 02 trang)
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
LẦN 1 – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
|
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Hội làng nô nức gái trai
Mong đêm quên sáng cho ngày dài xuân.
Đường thôn, hoa bưởi trắng ngần
Hoa xoan tím nhạt vân vân rụng đều.
Làng quê dìu dịu sương chiều
Tưởng đâu khói pháo hạ nêu hôm nào.
Cỏ non sườn núi phơi màu
Lúa đồng con gái rì rào lá tơ.
Hội xuân gió loạn đuôi cờ
Làng xa, đêm vắng, nhặt thưa trống chèo.
Hội làng đèn đuốc như sao,
Đêm chèo, tiếng trống giáo đầu nổi lên
(Trích Tiếng trống đêm xuân, Nguyễn Bính, https://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân được gợi ra trong văn bản.
Câu 3. (1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Hội làng đèn đuốc như sao
Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét về cảnh xuân được gợi ra trong văn bản.
Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích gợi ra sinh hoạt văn hóa truyền thống nào ở làng quê Việt Nam? Ngày nay chúng ta có cần tổ chức hoạt động đó nữa không? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích phẩm chất của nhân vật tiều phu trong văn bản sau:
Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới. Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra dổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền. Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói. Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kỳ sỹ ở ẩn. Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:
[…]
“Núi xanh bao bọc quanh nhà
Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài
Ngựa xe võng lọng mặc ai
Nước non này chẳng trần ai vướng vào”
[…] Hát xong, phất áo đi thẳng. Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời. Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc. Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường. […] Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:
– Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?
Trương trả lời:
– Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sỹ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu. Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút.
Tiều phu cười mà rằng:
– Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào.
(Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Văn nghệ, 1988)
Câu 2. (4,0 điểm)
Khi thất bại, có người thẳng thắn nhận trách nhiệm, cũng có người thường hay đổ lỗi. Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi.
SỞ ………….
TRƯỜNG ………
|
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
LẦN 1 – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 10 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Thể thơ: lục bát
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Liệt kê một số hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân được gợi ra trong văn bản: hoa bưởi trắng ngần, hoa xoan tím nhạt, dìu dịu sương chiều, cỏ non, lúa rì rào lá tơ, ….
Hướng dẫn chấm: – Trả lời 04 hình ảnh trở lên: 0,5 điểm – Trả lời 02, 03 hình ảnh: 0,25 điểm – Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
3 | Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Hội làng đèn đuốc như sao
– Biện pháp tu từ: so sánh (đèn đuốc như sao) – Tác dụng: + Giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm,… + Làm nổi bật vẻ đẹp của ánh sáng đèn đuốc lung linh trong đêm hội làng + Thể hiện cảm nhận tinh tế cùng sự thích thú, náo nức của nhà thơ trước khung cảnh đêm hội làng Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Xác định được biện pháp tu từ: 0,5 điểm – Xác định được biện pháp tu từ và nêu được 02 tác dụng: 0,75 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
4 | Nhận xét cảnh xuân được gợi ra trong văn bản.
– Vẻ đẹp mùa xuân được gợi ra rất sinh động qua thiên nhiên tươi mới, nhẹ nhàng, đầy sức sống; qua không khí náo nức của hội làng, qua âm thanh tiếng trống chèo, ánh sáng của đèn đuốc. – Nguyễn Bính đã gợi ra cảnh mùa xuân gần gũi, mộc mạc và nét đẹp văn hóa truyền thống của làng quê Bắc Bộ – hội làng. Hồn quê ấy được kết đọng từ tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu quê hương; tất cả được thể hiện qua lối nói duyên dáng, đậm phong vị dân gian. Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | – Đoạn trích gợi ra cảnh hội làng – một sinh hoạt văn hóa truyền thống ở làng quê Việt Nam.
– HS nêu được lựa chọn: vẫn rất cần hoặc không cần tổ chức hội làng trong cuộc sống hiện đại ngày nay; lí giải lựa chọn ấy một cách hợp lí, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: – HS nêu rõ quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm – HS nêu rõ quan điểm, lí giải chưa hợp lí, chưa thuyết phục: 0,5 điểm
– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác đáp án, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích phẩm chất của nhân vật tiều phu trong văn bản |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận; sắp xếp hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
Sau đây là một số gợi ý: – Tiều phu sống trong động lớn ở núi Na, là một ẩn sĩ thấu hiểu lẽ đời, không màng danh lợi, sống hòa mình với thiên nhiên,… – Phẩm chất của tiều phu được khắc họa rõ nét qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, qua suy nghĩ của các nhân vật khác và được bộc lộ trực tiếp qua hành động, lời nói của tiều phu. – Phẩm chất của tiều phu góp phần thể hiện chủ đề của văn bản, thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc của nhà văn. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: …… – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề: Nêu được thói quen cần từ bỏ: khi thất bại, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc cho người khác. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Nêu được biểu hiện của thói quen đổ lỗi: Đây là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác. Hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống, có ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực,… – Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen đổ lỗi: đổ lỗi sẽ để lại hậu quả sâu sắc đối với mỗi người và xã hội. Đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, trái lại càng khiến hậu quả thêm nghiêm trọng, khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, không thể tiến bộ, hoàn thiện mình; đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển,… – Đề xuất cách từ bỏ và các bước thực hiện từ bỏ thói quen hay đổ lỗi: Cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi; gia đình, nhà trường cần giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; Ta lên án hành vi này nhưng cũng cần khoan dung, tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai,… – Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xunh quanh khi người được thuyết phục từ bỏ được thói quen hay đổ lỗi. * Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay đổ lỗi: Đổ lỗi là thói quen xấu và cần được xóa bỏ. Từ bỏ được thói quen này sẽ giúp bạn phát triển, hoàn thiện bản thân, thành công trong cuộc sống. |
1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |