Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 42

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

DẤU CHÂN TRÊN ĐƯỜNG

(1) Ai biết đường kia dậm mấy lần?
      Gió vừa thổi lạc dấu muôn chân.
      Làm sao góp lại nâng xem thử
      Những bước vu vơ xa lại gần.

(2) Thôi đã tan rồi vạn gót hương
      Của người đẹp tới tự trăm phương.
      Tan rồi những bước không hò hẹn
      Đã bước trùng nhau một ngả đường.

(3) Cây mở cành xanh, nghiêng lá phơi;
      Bụi gieo trên lá, dội nên lời
      Bâng khuâng kể lại bao câu chuyện
      Của những bàn chân rỗ dấu đời.

(4) Đã vậy bao lần rồi thế nhỉ?
     Và sau này nữa, dấu chân ai
     Sẽ ghi rồi xoá trên đường bạc
     Mỗi lúc trời đau gió thở dài.
            (Nguồn: Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Khổ (1), (2) được gieo vần gì?

Câu 3. Câu thơ Mỗi lúc trời đau gió thở dàisử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

Câu 5. Anh (chị) có cảm nhận gì về hình ảnh những bàn chân rỗ dấu đời ? (Từ 3 – 5 câu)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:

Hai hàng cây xanh
Đâm chồi hy vọng…
Ôi duyên tốt lành!

Én ngàn đưa võng –
Hương đồng lên hanh.

Kề bên đường mòn
– Mùa đông đã tạnh –
Cỏ mọc bờ non…

(Nguồn: Trích “Chiều xuân” – Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940)

Câu 2. (4,0 điểm)

Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, con người có những bổn phận khác nhau. Hiện nay anh (chị) đang phải có bổn phận gì? Viết bài luận nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về những bổn phận, trách nhiệm đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Xác định thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ 0,5
2 Khổ (1), (2) được gieo vần: ân, ương 0,5
3 – Câu thơ Mỗi lúc trời đau gió thở dài” sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “trời đau”, “gió thở dài”

– Tác dụng: Trời, gió cũng có cảm nhận buồn, tiếc nuối trước những khó khăn, thử thách mà con người gặp phải.

1,0
4 Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Buồn, tiếc nuối. 1,0
5 Cảm nhận về hình ảnh “những bàn chân rỗ dấu đời: Hình ảnh con người bước qua những khó khăn, thử thách trên đường đời. Mỗi khó khăn, thử thách họ gặp phải sẽ là một dấu rỗ in hằn trên đôi chân.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về bức tranh mùa xuân Trích “Chiều xuân” – Huy Cận 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về bức tranh mùa xuân Trích “Chiều xuân” – Huy Cận

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Xác định được các ý phù hợp đề làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Bức tranh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh “hàng cây xanh”, “đâm chồi”, “én ngàn đưa võng”, “mùa đông đã tạnh”, “cỏ mọc bờ non”

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bức tranh mùa xuân Trích “Chiều xuân” – Huy Cận

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, con người có những bổn phận khác nhau. Hiện nay anh (chị) đang phải có bổn phận gì? Viết bài luận nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về những bổn phận đó. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện nay anh (chị) đang phải có bổn phận gì?

– Đang ở giai đoạn tuổi học trò cắp sách đến trường có bổn phận: Người con, cháu trong gia đình; học sinh trong trường, lớp; công dân trong xã hội.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận: Bổn phận là gì?

+ Bổn phận là phải thực hiện, nó còn là điều không được làm, được làm, phải làm và nên làm.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Bổn phận người con, cháu trong gia đình: Phải hiếu thảo, lễ phép, chăm chỉ học hành, giúp đỡ những việc vừa sức…

+ Bổn phận học sinh ở trường lớp: Lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè, học tập chăm chỉ…

+ Bổn phận một công dân trong xã hội: học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Tích cực rèn luyện đạo đức; tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội…

– Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

===HẾT===

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *