Đọc bài thơ:”Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”-Tố Hữu và trả lời các câu hỏi phía dưới
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm…
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”
Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn thơ
Câu 2:Chỉ ra và nêu tác dụng của thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên
Câu 3: Đoạn thơ đề cập đến cuộc kháng chiến vĩ đại nào của dân tộc? Đọc đoạn thơ, anh/chị liên tưởng đến những người anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?
Câu 4:”Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,Máu trộn bùn non,” nói lên điều gì về trận đánh lịch sử ấy?
Câu 5: Cảm xúc của anh/ chị sau khi đọc đoạn thơ trên?
Đáp án:
Câu 1 .Nội dung của đọan thơ: ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất, quật cường vì độc lập tự do của đát nước của những chiến sĩ Điện Biên
Câu 2: thể thơ tự do
Tác dụng:
+Cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên ,thoải mái, chân thành
+Nhịp thơ nhanh, mạnh mẽ , dứt khoát, câu văn dài ngắn đan xen phù hợp với biểu đạt cảm xúc và tái hiện khí thế sôi nổi của trận chiến.
+Âm hưởng ngợi ca hào hùng
Câu 3: đoạn thơ đề cập đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Gợi liên tưởng đến tên những người anh hùng :Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót
Câu 4:”Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,Máu trộn bùn non” có ý nghĩa: Cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ và khốc liệt, nhiều đau thương mất mát
Câu 5 : HS có thể trình bày cảm xúc cá nhân, cảm xúc phải chân thành, không khuôn sáo, phải có sự lí giải dụa trên việc phân tích đoạn thơ
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
cô có thể nêu ngắn gọn chiến công vang dội của những anh hung đó không ạ ?
cảm ơn cô
cái này em search tên các anh hùng. sẽ có trên Google nhé
Cô có thể nói thêm về biện pháp tu từ trong đoạn đc ko ạ?