Chuyên đề bồi dưỡng HSG Sử thi ô-đi-xê và Ra-ma-ya-na

SỬ THI CỔ ĐẠI HI LẠP, ẤN ĐỘ QUA CÁC TÁC PHẨM
Ô-ĐI-XÊ VÀ RA-MA-YA-NA
1 Giới thiệu đầy đủ cốt truyện của tác phẩm “ô-đi-xê” “Ra-ma-ya-na”
“ô-đi~xê” của Hô-me-rơ.
Sau khi chiến thắng ở Tơ-roa, quân Hi Lạp lần lượt kẻo vế xứ sở. Uy-lít-xơ
cùng đoàn dũng sĩ của mình vượt qua chặng đường dài dằng dặc vô cùng nguy hiểm trên biển cả mênh ‘mông. Đoàn chiến thuyền của Uy-lít-xơ gặp bão dạt từ đảo này sang đảo khác, trôi đến bờ biển châu Phi, xứ sở của những người trồng , quả là , rồi lại trôi đến phía tây Địa Trung Hải. Chàng cùng các chiến hữu lọt vào đảo những tên khổng lồ buột mắt” Pỡ-li-phem, lần sang mảnh đất của bọn khổng lồ “to như trái núi ‘, vào nhà mụ phù thuỷ Xiếc-xê, xuống “thế giới những linh hồn”, lách qua eo biển của hai con quái vật Caripđơ và Xkilá trấn giữ, bước lên đảo thần Mặt trời Hê-li-ốt… Quá đói khát, các bạn đồng hành của Uy-lít-xơ ăn mất mấy con bò trong đàn bò của thần nên đã bị thần Dốt gây ra một trận bão lớn để trừng phạt.
Sau bao nhiêu tai hoạ dồn dập, bạn bè của Uy-lít-xơ dần dần chết hết. Uy-lít-xơ trôi dạt đến đảo của nàng tiên Ca-líp-xô xinh đẹp. Nàng. tiên mê đắm Uy-lít xơ dâng thần đơn linh dược cho chàng trở thành bất tử để cùng chàng kết bạn trăm năm. Sau bảy năm trời bị Ca-lip-xô lưu giữ, Uy-lít-xơ mới được thần linh giải thoát, chàng tiếp tục vượt biển đến ngày thứ mười tám, thì bạn bè Uy-lít-xơ bị thần Pôliđông  gây bão tố đánh chìm để trả thù cho con trai là gã khổng lồ Pô-li-phem đã bị chàng chọc mù mắt. Uy:lít-xơ trôi dạt vào vương quốc Phêaxi, được công chúa Nôđica cứu giúp, và nhà vua Anxinôôx tiếp đãi ân cần cấp cho thuyền nhẹ bay như cánh chim để chàng về quê hương. Trong bữa tiệc tiễn đưa, nghe nghệ nhân hát ca ngợi về chiến công con ngựa gỗ thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ xúc động rơi lệ. Nhà vua gạn hỏi mới biết tên tuổi thật của chàng. Nhà vua ngỏ ý muốn chàng thuật lại hành trình từ khi rời khỏi Tơ-roa. Nghe chàng kể những gian truân, nguy hiểm đã qua, nhà vua và triều thần vô cùng cảm động.
Uy lít xơ đến Itacơ quê hương sau 20 năm trời chinh chiến. Chàng giả dạng
người hành khất đến gặp nữ  chăn lợn cũ thuê, sau đó chàng bí mật gặp lại con trai Têlêmac. Hai cha con bàn mưu giết bọn cầu hôn. Sau 10 năm trì hoãn, cuối cùng Pê-nê-lốp, vợ chàng phải ra điều kiện, ai bắn trúng một phát xuyên qua 12 vòng trong của 12 cái nữ thì nàng sẽ lấy người đó. Uy-lít-xơ vào cung điện của vớ mình trong vai hành khất. Nhũ mẫu ơriclê theo phong tục đã rửa chân cho chàng, phát hiện ra Uy-lít-xơ qua vết sẹo bị lợn lòi húc ở chân. Chàng đã ra hiệu cho ơriclê giữ bí mật. Cuộc tỉ thí bắt đầu, 108 vị cầu hôn đều thất bại, chỉ có người hành khất đã bắn xuyên 12 chiếc rìu. Hai cha con Uy-lít-xơ đã  trừng trị bọn cầu hôn và lũ người nhà phản bội. Nhưng Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận chàng. Chỉ đến lúc Uy-lít-xơ nói ra bí mật của chiếc giương mà chỉ riêng hai vợ chồng biết, Pê-nê-lốp mới chịu nhận ra chồng mình. Cuộc dàn xếp với thân nhân bọn cầu hôn bị giết diễn ra những ngày sau đó.
“Ra-ma~a-na” của Van-mi-ki:
Nhà vua Dasha-ratha ngự vị vương quốc Koshala, đóng đô tại Ayodhya, có
ba vợ mà không có con trai mặc dù đã nhiều lần cầu nguyện thần linh, và cách ăn ở của nhà vua thì rất mực nhân đức. Sau cùng nhà vua làm lễ cầu tự thật lớn: hy sinh một con ngựa tế trước đàn tràng. Vào thời này, trên thiên giới, các thần linh cũng đang gặp khó khăn. Bị Quỷ vương Ra-va-na quấy phá, các thần linh tới cầu cứu thần sáng tạo Brama. Thần cho hay Quỷ vương đã được ân sủng của mình nên không một vị thần linh nào có thể giết được nó. Tuy nhiên, Quỷ vương đã quá kiêu ngạo không thèm hạ mình xin ân sủng của người thế gian nên nó có thể bị người thế gian giết chết. Vừa lúc đó thần Vishnu cưỡi thần diểu Gurada tới: Các thần linh yêu cầu Vishnu hãy giáng sinh làm người lần nữa để trừ khử Quỷ vương. Vishnu nhận lời.
Vào lúc nhà vua Dasha-ratha đang làm lễ cầu tự thì Vishnu hiện thành hình
mãnh hổ giữa đám lửa khói và bảo. nhà vua hãy lấy một số gạo và sữa trong buổi lễ mà chia thành ba phần cho ba người vợ ăn. Nhà vua tuân lệnh: hoàng hậu Kaushalya được một phần, bà phi Kaikeyi một phần và bà phi thứ ba Sumitra trẻ đẹp nhất, được ân sủng nhất, được những hai phần. Đúng kì hạn, hoàng hậu Kaushalya sinh hạ Ra-ma, bà phi Kaikeyi sinh ra Bharata, và bà phi Sumitra là mẹ của cặp sinh đôi Lắc-ma-na và Shatrughna. Cũng vào lúc đó trên thiên giới, các thần linh tạo ra một đám khỉ rất đông để chúng sẽ trợ lực Vishnu trong việc’ diệt trừ Quỷ vương sau này. Rồi suốt mười sáu năm trường, thần dân Ayodhya sống an bình hạnh phúc, con cái có hiếu với cha mẹ, anh em biết nhường nhịn lẫn nhau, mọi người cư xử tốt với nhau, luôn luôn giữ được tín nghĩa. Bốn hoàng tử lớn lên khôi ngô tuấn tú, tính tình khảng khái hào hùng, cả bốn đều được thần dân mến phục.
Trong bốn vị hoàng tử thì Ra-ma trội hơn cả về trí tuệ, nhân đức và lòng dũng cảm. Khi Ra-ma vừa mười sáu tuổi, đạo sĩ Viswamitra từ chốn thảo lư trong rừng thẳm tới kinh đô, xin hoàng tử tới tiêu diệt giúp một bầy quỷ vẫn thường đến quấy phá vào lúc đạo sĩ toạ thiền. Sau khi đã xin phép và an ủi vua cha đừng lo ngại gì cả, Ra-ma theo đạo sĩ vào rừng. Hoàng tử Lắc-ma-na vốn rất quý mến và trung thành với anh cũng xin được tháp tàng. Hai anh em đã giúp đạo sĩ diệt được hàng trăm quỷ và đánh đuổi được hai con quỷ chúa là Maricha và Shu-vahu. Công việc xong xuôi, Ra-ma hỏi đạo sĩ Viswamitra còn cần gì đến mình nữa không. Đạo sĩ cho chàng hay hiện nay tại vương quốc Videha, vua Janaka đang làm lễ tuyên phu tho công chúa Xi-ta. Nhà vua có cây cung nặng và cứng tương truyền thần Bão Rudra. Nhà vua công bố bất kì vị Vương tôn nào giương nổi cây cung thần sẽ được tuyển làm phò mã. Đạo sĩ khuyên Ra-ma nên tới đó. Còn về công chúa Xi-ta, đạo sĩ nói rõ thật ra nàng không phái là con đẻ của vua Jánaka. Xưa vào ngày lễ hạ điền, Janaka xuống đồng cầy ruộng, nhà vua thấy một hài nhi gái hiện ra ở luống cày bèn đem về nuôi và đặt tên là Xi-ta (nghĩa là Luống Cày). Xi-ta lớn lên vừa hiền thục, vừa xinh đẹp lạ lùng. hai anh em Ra-ma và Lắc-ina-na nghe chuyện lấy làm thích thú lắm bèn yêu cầu đạo sĩ Viswamitra đưa đi. Thế là cả ba cùng lên đường tới kinh đô Mithila, vương quốc Videha. Vua Janaka tiếp đón họ nồng hậu. Đạo sĩ Viswamitra ngỏ ý xin nhà vua hãy cho mang chiếc cung thần ra để hoàng tử
Ra-ma ướm sức. Lập tức nhà vua hạ lệnh đoàn binh tướng coi kho, và năm ngàn người đẩy tới một chiếc xe sắt đúc, tám bánh đồ sộ, bên trên có cây cung. Ra- ma cúi đầu lễ phép xin nhà vua cho mình thử, rồi nhẹ nhàng nâng nắp xe, nhấc cung lên, thẳng tay giương cung theo thế bắn. Cánh cung cong dưới sức mạnh của cánh tay thần. Chợt như có tiếng sét cực lớn làm đất trời rung chuyển muốn sụp đổ: cây cung bị gãy làm đôi. Giây phút kinh hoàng qua mau, ai nấy hân hoan kính phục sức mạnh thần dũng của Ra-ma và lễ cưới bắt đầu sửa soạn. Một đoàn sứ giả được cử đi gấp trong vòng ba ngày tới Ayodhya báo tin mừng và mời vua Dasha-ratha tới dự lễ cưới. Vua Dasha-ratha lập tức cho họp đội chào, thông báo cùng các quan trong triều tin mừng về hoàng tử Ra-ma, đồng thời hạ lệnh quan coi kho thu thập một số vàng bạc châu báu, chuẩn bị voi ngựa, rồi ngay hôm sau hoàng gia cùng một số quan đại thần và một đội quân tinh nhuệ thẳng đường ngày đi đêm nghỉ tới vương quốc Videha. Hai đấng phụ vương gặp nhau tay bắt mặt mừng, . hai vương quốc trở thành đồng minh do duyên trời đôi trẻ. Không những vậy, vua Janaka còn gả một công chúa khác cho Lakshaman và gả hai ái nữ của một vị hoàng đế cho Bhrata và Satru-ghna. Sau khi lễ thành đôi của những cặp người quốc sắc, kẻ thiên tài” đó hoàn tất, hai cặp vợ chồng baharata và Satru-ghna còn tiếp tục những cuộc thăm viếng khác; hai cặp Ra-ma và Lakshamana và vợ thì theo vua. cha trở về Ayodhya. Thần dân.trong khắp vương quốc tưng bừng treo đèn kết hoa ăn mừng tiệc hỉ.
Tuy ân ái tình năng nhưng anh hùng không hề khí đoàn, nhất là với hoàng
tử Ra-ma. Đã tới lúc vua Dasha-ratha cảm thấy mệt mỏi và muốn rút lui, nhường ngôi báu cho Ra-ma trị vì. Ngài cho họp các triều thần bày tỏ ý mình. Các quan đại thần đều đồng thanh công nhận không ai văn võ song toàn, tài đức song toàn hơn hoàng tử Ra-ma. Tin đó được loan truyền. Thần dân từ chốn kinh thành tới khắp hang cùng ngõ hẻm vương quốc Koshala lại một phen tưng bừng chuẩn bị ngày đăng quang của Ra-ma, vị hoàng tử muôn phần kính mến của họ. Ra-ma và Xi-ta cùng ăn chay và tụng niệm thần linh để chuẩn bị ngày đăng quang. Bà phi Kaikeyi thoạt cũng hoan hỉ vì từ xưa bà vẫn quý Ra-ma như chính con bà là hoàng tử Bharata. Bà tin rằng con người đức hạnh như Ra-ma khi lên ngôi thiên tử thì phú quý cùng hưởng với các em, và vẫn quý trọng bà ngang với hoàng hậu thân mẫu như xưa. Nhưng một áng mây đen đã kẻo tới che rợp bầu trời hạnh phúc của hoàng gia. Đó là mụ vú nuôi bà phi Kaikeyi tính tình xảo quyệt. Mụ tới tỉ tê với bà là nếu Ra-ma lên ngôi trời, thì không những con bà là hoàng tử Bharata phải lép vế, mà chính bà cũng phải nép dưới uy quyền của hoàng hậu Kausalya. Thoạt bà phi gạt lời mụ đi, nói là không bao giờ có chuyện xấu xa đó với Ra-ma, nhưng rồi lời nói tỉ tê tiêm dần nọc độc nghi ký vào lòng Kaikeyi. Sau cùng bà phi này hoàn toàn siêu lòng. Bà trút bỏ lại y phục lụa là cùng các nữ trang quý giá mà tự ý lánh vào lãnh cung trong rừng sâu Vua Dasha-ratha hay tin vội tới thì thấy bà sủng phi của mình đầu bù, tóc rối, quần áo lem luốc, nằm khóc lóc thảm thiết trên sàn gỗ dơ dáy. Vua bảo bà có điều thi bất mãn hãy nói cho vua hay, vua sẽ giải quyết mau lẹ. Bà nói mối bất mãn của bà chính là ở việc nhà vua đã chọn Ra-ma lên ngôi trời. Bà yêu cầu vua hủy lệnh đó đi, truyền ngôi cho Bharata và lưu đầy thái tử Ra-ma vào rừng
trong thời gian mười bốn năm. Vua kinh ngạc tưởng có thể chết ngất và khuyên bà phi đừng yêu cầu mình làm công việc thất nhân tâm đó. Bà Kaikeyi nhắc lại chuyện xưa bà từng săn sóc nhà vua bị thương tại chiến trường. Ngày đó vua có hứa sẽ thực thi hai điều thỉnh nguyện của bà. Từ đó đến nay bà chưa hề cầu xin điều gì’ Vua Dasha-ratha hiểu luật danh dự của đẳng cấp chiến sĩ, đã hứa thì không thể nuốt lời. Ra-ma với tư cách .thái tử có thể chống lại quyết định độc đoán và phi lí ấy, nhưng Ra-ma không hề tỏ ý oán hờn. Trái lại chàng vui lòng nhận lấy cuộc lưu đầy, giúp cha thực hiện lời đã hứa xưa kia.
Ra-ma muốn Xi-ta ở lại vương quốc để khỏi phải chịu đựng những nỗi gian
khổ của cuộc đày ải trong rừng. Nhưng Xi-ta bác bỏ tất cả những lí lẽ của Ra- ma và cương quyết theo chồng. Lắc-ma-na, em trai của Ra-ma, cũng đòi theo để giúp anh phá rừng, đốn cây, và trông nom chị dâu. Buổi tiễn đưa vang tiếngkhóc than của thân quyến và thần dân. Đám thần dân còn lẽo đẽo theo tiễn sau xe thái từ suốt ngày hôm đó. Họ dừng lại ngủ qua đêm trên bờ sông. Sáng hôm sau, thái tử Ra-ma lẳng lặng cùng vợ, em và người đánh xe ra đi thật sớm, trong khi đám thần dân còn thiêm thiếp bên bờ sông. Hôm ấy, họ đi lạc đường, tối đến phải dừng lại ngủ qua đêm bên bờ sông Hằng. Hôm sau, thái tử Ra-ma cho người đánh xe trở lại kinh đô, còn ba người vượt sông Hằng, tiến về núi Chitra-kuata, rồi xuyên qua rừng tới sông Yamuana. Ba người tự làm lấy bè gỗ để qua sông rồi tiếp tục đi bộ tới thảo lư, vị ẩn sĩ. nổi danh đương thời là Bharadwaya. ông tiếp đón họ nồng hậu vì cũng đã biết nỗi oan họ đang phải chịu đựng và giúp đỡ họ dựng lều cư ngu.
Trong khi đó, tại kinh đô Ayodhya, vua Dasha-ratha hoàn toàn xa lánh bà phi Kaikeyi, chỉ để hoàng hậu Kausalya được săn sóc mình vào lúc nhà vua cảm thấy gần đất xa trời. Tuy nhiên, khi hoàng hậu tỏ lời ai oán thái quá, nhà vua lại khuyên nhủ không nên phiền trách hờn giận Kaikeyi hơn nữa. Điều bất hạnh mà nhà vua đương gánh chịu là hậu quả một hành vi thất đức trước đây. Hồi đó, người đã bắn lầm phải một ẩn sĩ trẻ tuổi đang vục bình xuống suối lấy nước. Cha mẹ chàng ẩn sĩ đến bên bờ suối, ôm lấy xác con, rồi lập dàn hỏa cùng tự thiêu với con. Trước khi chết, người cha già nói: “Nhân nào, quả ấy. Hoàng tử giết chết con ta, sau này người cũng mất con, và chết trong sầu muộn!”. Lời đó đã mờ phai với thời gian nhưng đến nay vang lên rõ hơn ban giờ hết. Kể xong chuyện, nhà vua băng hà. Hoàng tử Bharata đang tới thăm vương quốc của người cậu cũng được triệu về gấp. Bà phi Kaikeyi hoan hỉ báo tin mừng cho Bharata hay là chàng sẽ được nối ngôi báu. Ngờ đâu, Bharata kịch liệt phản đối mẹ, trách mẹ đã làm vua cha chết trong sầu hận. Riêng chàng, không bao giờ chàng ngồi vào ngai vàng thuộc quyền chính thống của thái tử Ra-ma. Chàng tới an ui hoàng hậu Kausalya. Lễ an táng vua Dasha-ratha cử hành. Sau đó Bharata cùng các bà hoàng hậu với một số hiền giả thân hành tới khoảng rừng, khẩn khoản mời Ra-ma trở về ngôi báu, nhưng Ra-ma vẫn một mực chối từ. Chàng chỉ thấy cần phải thi hành bổn phận làm con và bảo toàn lời hứa danh dự của vua tha. Trước tinh thần dũng cảm và ý chí sắt đá của Ra-ma, Bharata đành phải nhượng bộ. Tuy nhiên, chàng chỉ nhận giữ quyền nhiếp chính trong thời gian Ra-ma vắng mặt. Chàng xin Ra-ma cho chàng đôi dép để mang về đặt lên ngai vàng. Tuy trị quốc thay anh nhưng Baharata không sống cuộc đời vương giả ở hoàng’ cung mà sống một đời khổ hạnh của ẩn sĩ. Chàng nói nếu trong mười bốn năm nữa Ra-ma không về, tháng sẽ lên dàn hỏa thiêu. Sau khi Bharata trở về vương quốc Koshala nhiếp chính, Ra-ma, Lắc-ma-na và Xi-ta tiến sâu hơn nữa vào rừng thẳm vừa để tránh mọi tiếp xúc với thế nhân, vừa để tránh loài quỷ Rakshasas thường lui tới quấy phá các ẩn sĩ tham thiền nơi đây.
Vào năm cuối cùng thời gian lưu đầy, Ra-ma gắp phải tai họa vô cùng đau đớn gây ra bởi một nữ yêu tên là Sarapa-nakha. Nữ yêu này là em gái của Quỷ vương Ra-va-na khi ấy đương trị vì xứ Lan-ka (đảo Tích Lan). Suarapa-nakha gặp Ra-ma liền say mê chàng,  biến nguyên hình xấu xí thành một cô gái trẻ đẹp, quyến rũ chàng hãy lấy mình rồi về Lan-ka hưởng mọi hạnh phúc trần gian. Ra-ma chỉ Xi-ta, nói là mình đã có vợ, rồi lại chỉ Lắc-ma-na, nói hiện em mình không mang .theo vợ, nên nàng có thể ướm hỏi chàng chuyện đôi lứa. Suarapa-nakha liếc nhìn Lắc-ma-na, thì ông hoàng này cất giọng giễu cợt: ra làm nô lệ cho thái tử đây. Liệu cô nàng có ưng làm cô dâu của một tên hầu cận chăng?”. Phần vì quá say mê Ra-ma, phần vì phẫn uất về giọng nói giễu cợt của Lắc-ma-na, nữ yêu xông vào định giết Xi-ta. Ra-ma đứng ra che chở cho Xi- ta và bảo Lắc-ma-na hãy chống lại. Lắc-ma-na đánh bại Suarapa-nakha, cắt hết tai mũi của nữ yêu. Từ đấy bắt đầu một giai đoạn thiến tranh giữa anh em Ra- ma và loài ác quỷ. Song những trận tấn công ác liệt liên tiếp của chúng đều bị thần lực của Ra-ma hóa giải để chuyển bại thành thắng. Suarapa-nakha phải cầu cứu đến Quỷ vương Ra-va-na, khích động ông anh bằng cách nói về nhan sắc chim sa cá lặn của Xi-tạ. Ra-va-na thoạt sai một thủ hạ đắc lực của y là Marixcha lẻn đến gần am thất của Ra-ma. Marixcha biến thành một con nai tuyệt đẹp cổ vàng, mình trắng, sừng lấp lánh như thanh ngọc. Xi-ta quá say mê thích thú, yêu cầu Ra-ma hãy cố bắt sống con nai để làm bầu làm bạn với  nàng trong thời gian còn ở rừng, nếu không bắt sống được, lỡ phải bắn chết thì
Ra-ma hãy lột lấy da, thuộc làm thảm, để sau này khi trở lại kinh đô vương quốc tấm da đó sẽ là một kỉ vật quý giá nhắc nhở ba người những ngày sống lưu đày giữa rừng thẳm.
Khi bắt đầu cuộc săn đuổi, Ra-ma đã cảm thấy nghi ngờ và dặn bảo Lắc-ma-na phải canh chừng Xi-ta kĩ lưỡng. Theo nai sâu vào rừng, Ra-ma rút cung tên ra
bắn chết con quỷ trá hình. Trước khi chết, nó nhái giọng Ra-ma và thét lên: “Hỡi Xi-ta, Lắc-ma-na, hãy tới cứu tay Lắc-ma-na ngờ đó là gian kế của quỷ, không chịu rời Xi-ta, nhưng bị Xi-ta thúc dục quá gắt., Lakshamana phải nghe lời nàng vào rừng kiếm Ra-ma. Khi ấy, quỷ vương Ra-va-na xuất hiện, giả dạng thành một đạo sĩ, bước vào .am thất của Xi-ta. Y thấy quả như lời em gái y ca tụng, Xi-ta đẹp hiền thục như vầng trăng rằm vằng vặc. Tưởng đó là một đạo sĩ thật Xi ta theo đúng tập tục, mời y vào thảo am. Y nói thật y là Quỷ vương Ra- va-na, ngự trị cả xứ Lan-ka và khuyên Xi-ta nên ưng ngôi hoàng hậu y dành cho nàng. Xi-ta khinh bỉ khước từ. Ra-va-na bèn bắt cóc Xi-ta lên xe, bay về xứ Lan-ka. Xi-ta kêu cứu, nhưng mà Ra-ma và Lắc-ma-na không thể nghe thấy được Qua một đỉnh núi kia, tiếng kêu cứu của nàng làm thần điều Jatayu thức giấc Thần diệu Jatayu bèn lao vút tới như một tia chớp định phá vỡ thiếc xe của Ra-va-na nhưng bị quỷ vương đâm trúng, máu chảy đầm đìa, rơi ngã xuống đất. Khi xe bay qua đồi tỉ, Xi-ta thả khăn quàng cổ cùng đồ nữ trang xuống để đánh dấu đường. Sau cùng, Quỷ vương đã đưa nàng về tới đảo Lan-ka và giảm nàng trong cung cấm, đợi tới khi nàng ưng chịu lấy hắn ta. Ra-ma trở về, đau đớn và tức giận vô cùng vì mắc mưu gian và mất người vợ thân yêu. Chàng cùng Lắc-ma-na lên đường tìm kiếm Xi-ta, gặp Jatayu hấp hối. Trước khi hắt hơi thở cuối cùng, Jatayu bảo hai người hãy cứ thẳng đường hướng về Nam. Trên đường đi hai anh em gặp một quái vật xông ra chặn đường nhưng bị hạ. Con quái vật xin được hỏa thiêu. Rồi từ đống tro tàn, hiện ra một ca công của thần Indra. Thì ra trước đây Kabandha (tên ca công đó) bị yểm bùa cho thành quái vật. Nay nhờ hai anh em Ra-ma hỏa táng cho mà được hiện nguyên hình. Kabanaha nói cho hai anh em hay là Xi-ta đã bị bắt đưa về xứ Lan-ka rồi và khuyên nếu hai người muốn chiến thắng Quỷ vương Ra-va-na thì phải tìm tới Vua khỉ Xu-gri-va nhờ trợ lực. Vua khỉ hiện ngu tải vùng đồi Nilgiri. Khi hai anh em đến, Xu-gri-va cũng đang đau đớn vì bị một đứa em cùng cha khác mẹ tên là Balix cướp mất cả vợ lẫn ngai vàng. Nhờ Ra-ma giúp sức, Xu-gTi va trả được hận thù. Để đền ơn, Xu-gri-va bèn sai cận thần Ha-nu-man, con của thần gió Vayu, lên đường thăm dò tung tích của Xi-ta. Ha-nu-man gặp thần diệu Sampati là em của thần diệu Jatayu. Sampati xác nhận đã thấy Ra-va-na bắt cóc Xi-ta về Lan-ka. Khi tới đảo Lan-ka, Ha-nu-man đã hạ một con trăn mẹ định nuốt chửng mình và một nữ yêu chu rên chợp bóng để ăn thịt. Tới cung điện Ra-va-na,Ha-nu-man hóa  thành con mèo đi khắp đây đó. Khi qua khu nhà các cung phi của Ra-va-na, nàng nào cũng nhưng Ha-nu-man không thấy Xi-ta trong đám mĩ nhân đó. Nàng bị nhốt ở vườn Ashoka canh giữ bởi các nữ yêu. Ngày ngày,  Ra-va-na tới dụ, nhưng đều bị nàng cự tuyệt. Đợi lúc thuận tiện, Ha-nu-man xuất hiện, giơ chiếc nhẫn của Ra-ma cho Xi-ta tin. Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng khi Ha-nu-man đề nghị để mình cõng về thì Xi-ta từ chối vì nàng nghĩ vợ của Ra-ma không thể để cho khỉ cõng về được. Nàng chỉ ân cần nhờ Ha-nu-man trở về cho Ra-ma hay là Quỷ vương đã quyết định nếu trong hai tháng nữa mà nàng vẫn khăng khăng khước từ, nó se giết nàng. Trước khi ra về, Ha-nu-man nghĩ phải tàn phá một phần giang sơn, cung điện của Ra-va-na cho bõ ghét, bèn vươn mình cho cao lớn rồi biến thành một cơn bão lốc tung hoành. Một số cung điện đổ sụp, rất nhiều cổ thụ quanh vùng bị tróc rễ. Indrajit, con của Ra-va-na, bắn trúng Ha-nu-man và trói lại mang lại nộp cha. Ra-va-na coi Ha-nu-man như sứ giả của Ra-ma nên tha cho về, nhưng buộc vào đuôi một miếng giẻ tẩm dấu rồi châm lửa.đốt. Ha-nu-man bèn nhảy từ nóc nhà này sang nóc nhà khác, gió bùng to ngọn lửa, các mái nhà đều bốc lửa, thế là thêm một số cung điện nữa của Ra-va-na ra tro. Khi Ha-nu-man đem tin về tới doanh trại của Ra-ma, ai nấy hò reo vui mừng, và đại quân chuẩn bị vượt khoảng biển rộng sáu mươi dặm từ đất liền tới đảo Lan-ka. Vi-phi-sa-na, em Quỷ vương Ra-va-na, cũng tới quy thuận vì y không đồng ý với anh về thái độ gây hấn với người là hiện thân của đức hạnh như Ra-ma. Y đã nhiều lần khuyên anh cải tà quy chính, không những Ra-va-na không nghe, còn đuổi y ra khỏi Lan-ka nữa. Cuộc tấn công vào Lan-ka chỉ còn gặp một trở ngại lớn cuối cùng là biển. Ra-ma đã dùng bảo bối làm động đất, làm sụp núi mà cũng không lấp được khoảng biển ngăn cách Lan-ka với đất liền. Ra-ma canh dùng bửu bối nút cạn nước biển thì thần biển uy nghi hiện lên, ôn tồn bảo Ra-ma là theo luật của tạo hóa, không thể lội biển bằng chân được, hãy tìm người làm cầu mà qua. Ra-ma bèn triệu Nala tới (con kiến trúc sư thần thông Viswa-karma). Nala dùng những tảng đá tròn cực lớn, quẳng xuống biển, tảng nọ cách tảng kia một quãng ngắn đủ để đoàn quân khỉ nhảy chuyền cho tới khi lên được đảo Lan-ka. Ha-nu-man cắp Ra-ma; Angada con Bang, cháu thần set Indra-jit cắp Lakshamana cùng bay qua biển. Khi thấy đại quân Ra-ma đã vây quanh, Ra-va-na bèn cho mở cửa thành nghinh địch. Đoàn quân của Ra-va-na cưỡi gấu, chó sói, voi, sư tử, lạc đà, lừa, lợn rừng. . . vừa xông ra vừa rú lên những tiếng rùng rợn để nhát đối phương . Đoàn quân khỉ nhổ cây, ném đá và dùng nanh vuốt của chính mình làm khí giới Cuộc giáp chiến kéo dài hai ba ngày bất phân thắng bạn Một lần Indra-jit (con của Ra-va-na) đã tung bảo bối trói chặt Ra-ma và Lắc-ma-na bằng những con rắn nối kết lại, nhưng thần gió Vayu đã kịp thời sai thần diệu Garuda tới giải cứu Lũ rắn chỉ mới thoáng thấy bóng Garuda đã vội lủi mình tẩu thoát tức khắc. Ra-va-na xông vào định giết Ra-ma thì bị bắn bay mất cả mười cái vương miện trên mười đầu. Y xấu hổ quá, bèn cầu cứu đến người em tên là Kumbha-karna. Kumbha-kama ăn một bữa thịnh soạn rồi xông ra chiến trường giáp chiến với Ra-ma. Đôi bên quần thảo trong một thời gian ngắn Ra-ma đã  chém y bay đầu, thân hình đồ sộ của y ngã xuống làm nghẽn cả dòng nước chảy. Indra-jit tàng hình bay lên cao bắn trộm, cả hai anh em Ra-ma và Lắc- ma-na đều ngã bất tỉnh. Nghĩ rằng con mình đã hạ được kẻ tình, Ra-va-na cho mang Xi-ta tới chứng kiến cảnh chồng và em chồng chết. Nàng vật vã khóc than. Đêm tới, Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na đốt đuốc đi soi. Ha-nu-man đau buồn vì thấy các chiến sĩ khỉ tử thương la liệt. Theo lời viên ngư y đi theo, Ha-nu- man hóa phép nhổ cả ngọn núi thuộc dãy Hy-ma-lay-a mang về cho viên ngự y tìm thứ cỏ đặc biệt có thể cải tử hoàn sinh cho những chiến sĩ tử thương. Quả nhiên, thần th
ảo đã cải tử hoàn sinh tất cả những chiếc sĩ tử thương, kể cả Ra- ma và Lắc-ma-na. Sớm hôm sau, khi Indra-jit xuất hiện, liền bị Lắc-ma-na dừng chiếc cung của thần sét Indra bắn chết. Ra-va-na hay tin, lồng lộn lên rồi đi thẳng tới nơi giam Xi-ta để giết nàng. Nhưng su.ốt trong thời gian bị giam, đức hạnh của Xi-ta đã cảm hóa được đám nữ yêu, nên lần này nàng được chính những nữ yêu đó che chở, dấu kín vào một nơi an toàn, do thoát chết. Ra-va-na ra thẳng chùm trường quyết cùng Ra-ma sống chết một trận cuối cùng. Một mình tên của Ra-ma vụt bay tới cát đứt một đầu của Ra-va-na, lập tức đầu mới mọc lên và cuộc thư hừng vẫn tiếp diễn bất phân thắng bại. Sau cùng, Ra-ma dùng thứ tên khủng khiếp của Brama cho, ngờ bắn Ra-va-na. Mũi tên bay vút, xuyên qua bộ giáp vào tim, thoát ra phía đằng lưng, vút thẳng ra khơi trùng dương rồi lại quay trở về túi đựng tên của Ra-ma. Ra-va-na thết tức khắc.Ra-ma thắng trận, cử Vi- phi-sa-na đức hạnh lên ngôi báu Lan-ka. Nhưng mọi người đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy Ra-ma không tiếp nhận Xi-ta. Chàng nói sở dĩ phải giết Ra-va-na và giải thoát cho nàng là vì bổn phận và danh dự thế thôi. Để chứng tỏ lồng đoan chính của mình, Xi-ta cương quyết lên dàn hỏa thiêu. Khi lửa bốn bề bừng cháy, nàng được thần lửa A-nhi đỡ lấy, đem trả lải tho Ra-ma và minh oan cho nàng. Khi ấy Ra-ma cho biết sự thực chàng không hề ngờ vực Xi-ta. Sở dĩ chàng để nàng phải chịu hỏa thiêu vì cần thông tỏ cho mọi người thấy rõ sự troil-g trắng của Xi-ta. Hai vợ chồng lại sum họp và lên đường trở về kinh đô.
 Nhân dân Koshala hân hoan đón mừng Ra-ma. Sau đó ít lâu, dư luận lại ngờ
vực tiết hạnh Xi-ta và e ngại rằng nền đạo đức của phụ nữ trong nước có thể vì vậy mà bị đe dọa. Ra-ma muốn dân chúng không thể chê trách chàng về bất cứ điều gì nhân dịp Xi-ta vừa có mang và nàng ngỏ ý muốn hành hương tới những am thất của các vị ẩn sĩ sống bên bờ sông Hằng, Ra-ma ưng thuận, cử Lắc-ma-na tháp tùng, dặn em khi tới nơi thì nói thực quyết định của chàng là muốn’xi-ta ở lại nơi đó, đừng trở về nữa. Khi tới bờ sông Hằng, gần am thất của đạo sĩ Van-mi-ki, Lắc-ma-na ứa lệ, nói . thực với chị dâu điều quyết định của anh mình. Xi-ta đau đớn sững sờ, sau cùng nàng cũng nói là nàng hiểu vì Ra-ma có trách nhiệm cai trị cả một vương quốc nên bất đắc dĩ phải có thái độ đó để thần dân không thể chê trách chàng vào đâu được. Nàng chỉ hờn oán sao thần dân đã chứng kiến cách ăn ở của nàng trong bao nhiêu lâu mà vẫn còn nỡ nghi ngờ lòng nàng như vậy. Xi-ta trú ngu tại am thất của đạo sĩ Van-mi-ki, và mấy tháng sau sinh hạ được hai đứa con sinh đôi là Kusa và Lava. Năm tháng trôi qua, hai đứa trẻ lớn lên, được Van-mi-ki nhận làm đệ tử, đồng thời Van-mi-ki cũng bắt đầu sáng tác thiên anh hùng ca Ra-ma-ya-na này.
Đến một ngày kia, Ra-ma tổ chức một lễ giết ngựa tế thần rất long trọng. Van-mi-ki đem theo hai đệ tử tới dự. Trước sự hiện diện của Ra-ma, Kusa và Lava đã hát bản anh hùng ca Ra-ma-ya-na gồm 500 đoạn, dài 24000 câu thơ đôi, mỗi ngày hát được hai mươi đoạn và hát liền trong hai mươi lăm ngày mới hết. Ra-ma nhận ra thúng là con mình. Chàng không thể cầm được hai hàng lệ chứa chan và thương nhớ nàng Xi-ta hiền thục đoan chính. Ra-ma nhờ đạo sĩ Van mi-ki đưa nàng về triều. Khi tái ngộ, Ra-ma chỉ yêu cầu nàng một lần nữa công khai phát thệ về lòng ngay thẳng của nàng để yên lòng toàn thể nhân dân. Giữa cảnh hoàng cung lộng lẫy, trước sự chứng kiến của thần linh và đại diện thần dân tự khắp các miền trong vương quốc, Xi-ta âu yếm nhìn chồng con, ngời sáng như những vì sao mới mọc, nhưng cũng chua chát lòng tự nhủ lòng: “Hoàng háu Ra-ma mà phải hạ mình cầu xin thần dân chứng giám ư? Một hiền phụ lòng vằng vặc như trăng rằm đâu cần phải ai chứng giám . Hai hàng nước mắt’ chứa chan, nàng quỳ xuống gục đầu trên mặt đất:
Tự lòng đất mẹ sinh con,
ở ăn vằng vặc lòng son tột vời.
Đinh ninh trăng sáng biển trời,
Thẩn linh chứng giám những lời con thưa.
Cuộc đời não gió sầu mưa, .
Mẹ ơi xin đón con thơ mẹ về .
Cùng với lời cầu xin não nề của nàng, lòng đất mở ra, một chiếc ngai vàng
dâng lên: đúng như lời nàng ước nguyện. Nàng Xi-ta hiền thục ra đi vĩnh viễn! Ra-ma kinh hoàng đau đớn van nài thần Đất đem trả lại Xi-ta, nhưng thần Bra-ma hiện ra an ủi và cho biết sau này chàng sẽ gặp nàng ở cõi trời. Quả vậy, sau đó chàng nhường ngôi báu cho con; về trời, trở lại với bản thân nguyên thuỷ là thần Vishnu sum họp với nàng Xi-ta, chẳng phải ai khác chính là nữ thán Tài Lộc Lakshmi.
Bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra sử thi ô-đi-xê của Hô-me-rơ và Ra-ma-ya-na của Van-mi-ki:
* Bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra sử thi ô-đi-xê của Hô-me-rơ.
Trước hết, ‘ ô-đi-xê được viết vào giai đoạn chiến tranh kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hoà bình. Họ khát khao mở rộng địa bàn sang phía Tây Địa -Trung Hải (Nam I-ta-li-a, đảo Xi-xin, dọc bờ biển Bắc Phi…)”. Trong sự nghiệp khám phá, chinh phục thế giới biển cả bao la và bí hiểm đó, ngoài sự quả cảm, đòi hỏi phải có những phẩm chất mới thuộc sức mạnh bên trong con người như. thông minh, tỉnh tán, mưu chước, khôn ngoan,…
Hình tượng Uy-lít-xơ chính là sự lí tưởng hóa sức mạnh kì diệu của trí tuệ con người” (Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập l). Vì vậy, có thể nói bối cảnh
như vậy, không gian, thời gian như vậy đã góp phần làm nên một ô-đi-xê làm say đắm lòng người. Vì chính trong tác phẩm của ông thì nhân vật Uy-lít-xơ là hiện thân của “sự nghiệp” và “những phẩm chất ấy.
Mặt khác, ô-đi-xê cũng được viết vào giai đoạn người Hi Lạp từ giã chế độ
công xã thị .tộc, bắt đầu đi vào chế độ mới, đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, lúc này
họ bước đầu xuất hiện hình thái đầu tiên của xã hội mới – đó. là gia đình. Khi gia đình hình thành, và xuất hiện hôn nhân một vợ một chồng, cũng là lúc xã hội đòi hỏi phải có những quan hệ tình cảm mới, như. tình yêu quê hương, tình vợ chồng chung thuỷ, tình chủ – khách, tình chủ – tớ,… Nhà văn Hô-me-rơ đã dựng lên những mẫu mực về quan hệ tình cảm khi mới bước đầu có sự hình thành gia đình để góp phần củng cố và phát triển nó – cho thấy tác giả đã nhận thức được một cách sáng suốt yêu cầu của thời đại..mình – là một thiên tài dự báo cho thời đại ông. Bối cảnh lịch sử lúc ấy đã được tác giả đưa vào trong sáng tác của ông, phản ánh cụ thể hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ và ngược lại, chính nó cũng đã góp phần tạo nên thiên sử thi đồ sộ của Hô-me-rơ.
Sử thi ô-đl-xê đã trở thành khuôn mẫu cho loại hình sử thi cũng như thể loại tiểu thuyết phiêu lưu của nhiều thế hệ nhà văn về sau.
Bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra sử thi Ra-la-ya-na của Van-mi-ki:
Theo phỏng đoán, thiên sử thi Ra-ma-ya-na vĩ đại của ấn Độ ra đời vào quãng hai, ba trăm năm trước Công nguyên. Sự thực ‘ là tác phẩm này ra đời trong dân gian, đã được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Trong khoảng thời gian gần một nghìn năm, đã có biết bao nhiêu thi sĩ vô danh ghi chép, gọt giũa, làm cho tác phẩm này càng ngày càng trở thành một tuyệt tác. Theo truyền thuyết thì truyện này do thánh Na-ra-đa kể lại cho đạo sĩ Van-mi-ki rồi nhờ nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kì lạ mà Van-mi-ki thuật lại câu chuyện đó thành văn vần bằng tiếng Xăng-cơ-rít vào khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên.
Lúc ấy (khoảng 1500 năm trước Công nguyên), ở đồng bằng sông Hằng đã
hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành nhưng ảnh hưởng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa. Vua khởi đầu là Bim-bi-sa-ra được coi là cùng thời với Phật tổ. Kiệt xuất nhất là vị vua thứ 11 tên là A-sô-ca (thế kỉ thứ 3 TCN), ông đã xây dựng vùng đất hùng cường, đem quân đi đánh các nước nhỏ, thống nhất ấn Độ (thống nhất gần hết bán đảo ấn Độ, chỉ trừ cực Nam Pan-dy-a). Sau khi thống nhất ấn Độ, chán cảnh binh đao, ông một lòng theo đạo Phật và tạo điều kiện cho đạo Phật truyền bá sâu rộng khắp ấn Độ đến tận vùng Xri-lan-ca. ông còn cho khắc chữ lên cột sắt, thường được gọi là “cột A-sô-ca” để nói lên chiến công và lòng sùng kính của mình. Và đây cũng chính là lúc Ra-ma-ya~na ra đờivà có điều kiện để phát triển nhanh chóng, phổ biến đến nhiều nơi. Tuy không  đồ sộ bằng sử thi Ma-ha-bha-ra-ta nhưng Ra-ma-ya-na có cốt truyện chặt chẽ và thống nhất hơn, được phổ biến rộng rãi hơn, được người ấn Độ xem như Kinh thánh và tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.”
Ra-ma-ya-na là thiên sử thi vĩ đại nhuốm đầy chất bi hùng, phát ra ánh hào
quang chói lọi mang màu sắc huyền thoại, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học ân Độ.
Hình tượng người anh hùng trong sự nghiệp của cộng đồng (Uy-ht’xơ và Ra-ma)
Trong hầu hết các sử thi cổ thì người anh hùng luôn đại diện cho cộng đồng thể hiện những đặc điểm riêng của từng công đồng, dân tộc đó.
* Giống nhau
Họ đều là những vị anh hùng dân tộc
+ Uy lít-xơ chiến đấu ê thành Tơ-roa suốt 20 năm trời
+ Ra-ma dũng cảm chiến đấu với quỷ vương Ra-va-na để giành lại vợ
Là những vị anh hùng thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan, sức
mạnh phi thường
+ Uy lít xơ: nhờ những phẩm chất ấy mà chàng đã chiến thắng chiến trận, vượt qua bao nhiêu cạm bẫy trên đường về để có thể trở về lại quê hương. Và công
nhờ những phẩm chất đó chàng đã vượt qua được thử thách của vợ chàng
+ Ra-ma với sức nạnh phi thường và trí tuệ sắc bên chàng đã chiến thắng quỉ vương Ra-va-na.
Đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, danh dự cộng đồng lên trên danh dự bản thân
+ Uy lít-xơ từ giã quê hương và gia đình để lên đường ra chiến trận giành
lại độc lập cho dân tộc
+ Ra-ma chàng dũng cảm hi sinh tình yêu, hạnh phúc, tình cảm cá nhân của chính bản thân mình để đổi lấy danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực, và chàng cũng chấp nhận nhường ngôi cho em.
Chiến công của họ bao giờ cũng mang ý nghĩa lán lao, mang quyền lợi,
danh dự và hạnh phúc cho cộng đồng
+ Uy-lít xơ chiến thắng chiến trận đuổi được quân thù, giữ vẹn lãnh thổ.
+ Ra-ma giành lại vợ từ tay quỷ vương, bảo vệ được danh dự cho bản thân,
dòng họ và đặc biệt là uy tín với cộng đồng Khác nhau
– Uy-lítxơ là một người anh hùng kiên định, chín chắn không chịu khuất phục ai. Chàng kiên nhẫn chấp nhận thử thách của Pê-nê-lôp để được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Là một con người hết lòng vì cộng đồng và cũng yêu thương vợ con sâu sắc, vượt qua bao nhiêu gian nan cạm bẫy chàng vẫn luôn một lòng quyết tâm trở về quê hương. Uy-lít-xơ xa vợ 20 năm nhưng chàng vẫn tin ở vợ mình.
– Ra-ma là một người mềm lòng, không kiên định. Vì danh dự của dòng họ của ộng đồng mà chàng cương quyết hi sinh tình yêu của chính bản thân mình để bảo ệ nhưng khi nhìn Xi-ta bước lên giàn hoa thiêu chàng lại mềm lòng, đau xót. hưng cũng chính vì danh dự, lời nói của bậc quân vương mà chàng đã không ngăn
Xi ta lại. Ra-ma tuy yêu vợ nhưng chàng lại không tin tương vợ mình.
Hình ảnh mới lạ về thế giới trong khát vọng chinh phục và khám phá của con người cổ đại:
ở sử thi “ô đi-xê,
Sử thi ô-đi-xê được viết vào giai đoạn khi chiến tranh kết thúc, người Hi Lạp lúc này đã bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hoà bình. Họ khát khao mở rộng địa bàn sang phía tây Địa Trung Hải, một phần vì muốn rộng rãi trong sinh hoạt và bên cạnh đó cũng là tâm lí muốn tìm tòi về những vùng đất mới. Trong sự nghiệp khám phá, chinh phục thế giới biển cả bao la và bí hiểm đó, ngoài lòng quả cảm, đòi hỏi cần phải có những phẩm chất mới thuộc sức mạnh trí tuệ bên trong con người như. thông minh, tỉnh táo, mà chước, khôn ngoan,… Và hình tượng Uy-lít-xơ chính là sự lí tưởng hóa sức mạnh kì diệu của trí tuệ con người. Qua đó, Hô-me-rơ cũng làm bật lên được hình ảnh mới lạ về thế giới trong khát vọng chinh phục và khám phá của con người thời cổ đại. Việc tái hiện lại thế giới tiền sử thông qua các tác phẩm văn chương là một trào lưu khá phổ biến nhưng đó cũng là một công việc hết sức phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết các độc giả xưa nay đều tán thành với một số khía cạnh đề cập đến cuộc sống của con người trong thời đại Hô-me-rơ. Hô-me-rơ đã khắc hoạ nên một bức tranh khá sắc bén và rõ nét về thái độ, lí tưởng, phong tục, khát vọng chinh phục, khám phá của người Hi Lạp và một số những khía cạnh khác nữa của thời đại đó Sử thi Hi Lạp ca ngợi tự do, công lí, dân chủ, đạo lí, đề cao lí tương anh hùng, chiến thắng số phận,…
Trong tác phẩm, Uy-lít-xơ là một nhân vật tài trí hơn người. Để mở rộng lãnh thổ, chàng cùng với những người tướng lĩnh của mình đã quyết định rời xa quê hương, đến thành Tơ-roa chiến đấu. Hành động này của chàng thế hiện rõ sự tự tin ở bản thân, bên cạnh đó cũng phần nào nói được mong muốn chinh phục thế giới của con người thời Hô-me-rơ. Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy lít-xơ tiến hành những cuộc “hồi quân” trở về quê hương. Nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, không may chàng đã phải lênh đênh nơi chân trời góc bể mười lăm năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Trên con đường gập ghềnh, chông gai, Uy-lít-xơ vô tình khám phá ta nhiều điều, tìm ra những vùng đất mới lạ. Cuộc hành trình của chàng và những người đồng đội gặp đầy những  chuyện li kì, mạo hiểm. Ví như chuyện chàng đến xứ sở những tên khổng lồ một mắt Xi-clốp, bị gã khổng lồ Pô-li-phem ăn thịt mất sáu bạn đồng hành. Nhờ có mưu trí và lòng dũng cảm, chàng đã cùng một số đồng đội ít ỏi còn lạithoát khỏi hang của hắn. Hay chuyện  thuyền của Uy-lít-xơ đi ngang qua đảo của các nàng tiên cá Xi-ren có tiếng hát du dương mê hồn nhưng lại vô cùng nguy hiểm, nếu không may nghe phải tiếng hát đằm thắm đến mê người ấy thì sẽ bị cám dỗ và không bao giờ dứt ra được… . Điểm qua những khám phá mới lạ của Uy-lít-xơ, ta như có cái nhìn rõ nét hơn phần nào về thế giới trong khát vọng chinh phục của con người thời đại Hô-me-rơ.
Ngày nay, chúng ta vẫn quay trở về với những bản thiên anh hùng ca của Hô-me-rơ và coi chúng không chỉ là nguồn tri thức dồi dào thể hiện trí thông minh của người cổ đại mà đó còn là những bài thơ có sức mạnh to lớn mà, một thú giải trí rất phổ biến. Tuy nhiên, những người Hi Lạp cổ đại tin vào những thiên sử thi này hơn là chỉ coi chúng như những tác phẩm nghệ thuật. Họ nghĩrằng những tác  phẩm thơ ca này là một biên niên sử về một cuộc chiến tranh thật, và phản ánh một cách xác thực cuộc đấu tranh của cha ông họ. Nhưng những học giả hiện đại lại có cái nhìn hoài nghi về vấn đề này. Những tác phẩm thơ ca này miêu tả một nền vắn hóa phát triển thịnh vượng hàng trăm năm trước khi Hô-me-rơ sinh ra, và vì vậy mà đối với ông, thời kì này cũng mang tính chất thần thoai ở đây, hình tượng thần thánh không còn là một cái gì quá cao xa, khác lạ với con người. Tới thời đại Hô-me-rơ, con người đã được nâng lên ngang tầm với cái quan niệm được coi là khá tách biệt ấy. Với kì mưu ‘ con người gỗ thành Tơ-roa”, Uy-lít-xơ là người trần nhưng mưu trí của chàng được người đời ngợi ca là “sánh ngang thần linh Và cũng như Tê-lê-mác đã nói: (cha vẫn là ngườz nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp .
Thế giới trong khát vọng chinh phục và khám phá của con người cổ đại được
Hô-me-rơ phản ánh ở một khía cạnh mới lạ hơn. Cũng là chiến tranh nhưng nó không mang tính chất phi nghĩa, nó cũng không xuất hiện với hình ảnh tàn sát lẫn nhau đổ máu mà qua ngòi bút của tác giả, cuộc chiến ở đây như một khát khao mở rộng vùng sinh sống, chinh phục những cái có thể cai quản để tìm đến một thế giới rộng lớn hơn. Ngoài ra, họ cũng mong muốn tìm tòi, khám phá ra những cái mới, biểu hiện cho điều này ở con người thời đại chính là những cuộc khám phá vô tình của Uy-lít-xơ khi không tìm được đường về và lưu lạc nơi chân trời góc bể.
* ở sử thi Ra-ma-y-na.
Có lẽ tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng, khi văn học nói được những điều
thẳm sâu nhất của loài người thì mặc nhiên nó trở thành sản phẩm của mọi con người, mọi thời đại. Cũng như ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na của Van-mi-ki đã thể hiện được thế giới với con người thời ông. Đó là một thế giới mới lạ, hiện lên trong khát vọng chinh phục và khám phá của thời đại, nó xuất hiện cùng với con người và thần linh.
Lúc Ra-ma bị cha đẩy vào rừng, để sống sót qua ngày chàng đã phải hoàn toàn dựa vào chính sức mình. Chàng đã dẫn theo người vợ và em cùng đi. Với hàng ngàn những mối nguy hiểm đang rình rập đâu đó quả thực đã có lúc khiến con người ta muốn buông xuôi, bỏ đi ý nghĩ được sinh tồn để chờ nó đến. Nhưng nếu ai cũng như thế thì sẽ không có cái gì được gọi là con người thời đại cả. Sống ẩn dật trong rừng, Ra-ma đã phải luyện tập võ nghệ để tự vệ và chế ngư các thế lực từ thiên nhiên bên ngoài. Hơn nữa, khi vợ bị bắt đi, Ra-ma nhờ sự giúp đỡ của tướng khỉ đã tiêu diệt được quỷ vương Ra-va-na để cứu vợ. Thế giới xung quanh chàng tuy không to lớn và rộng khắp như trong ô-đ-xê nhưng nó hoàn toàn bí hiểm, vì vậy việc khám phá ra cái bí hiểm đó và chinh phục nó là rất khó khăn. Van-mi-ki đưa ra tình huống này nhằm nói lên mong muốn của thời đại ông.
Ra-ma-ya-na ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Ra-ma, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người A-ri-an. Tướng khỉ Ha-nu-man cótrái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lí, giải phóng bảo vệ đất nước… Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Ra-ma-ya-na đã song hành cùng lịch sử dân tộc ấn Độ, dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song đây vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hoà bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hoà, bổn phận, khát vọng. Đúng như Van-mi-ki đã nói: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì sử thi bản anh hùng ca Ra-ma- ya-na còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi”.
Thế giới trong sử thi ô-đ-xê Ra-ma-ya-na là thế giới đặc biệt trong đó con người và thần linh giao tiếp với nhau thật dễ dàng; hình ảnh thế giới hiện ra còn như một thể toàn vẹn và hài hoà, điều đó phản ánh xã hội con người ở các dân tộc – tộc người còn chưa bị phân hoá, cá nhân còn gắn bó với cộng đồng. Bên cạnh đó thì hai sử thi này cũng được coi là tiếng nói của thời đại: khám phá và sinh tồn, đấu tranh và hướng thiện, đó là những gì mà con người thời đại này đã thực sự mong muốn.
Đôi nét khác biệt, tương đồng giữa sử thi Hi Lạp và sử thi ấn Độ về
nội dung và hình thức nghệ thuật qua hai tác phẩm ô-đi-xê Ra-ma-ya-na.
Những nét khác biệt. . ,
* Về nội dung:
– Ô-đi-xê được viết vào giai đoạn chiến tranh kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu
vào công cuộc xây dựng hoà bình với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới xung quanh. Để làm được điều đó, ngoài sự quả cảm, cần phải có những phẩm chất mới thuộc sức mạnh bên trong của con người. Hô-me-rơ đã dựng-lên một Uy-lít xơ với nghị lực, dũng cảm, ý chí phi thường, đó là chàng đã hạ được thành Tơ-roa, chọc mù con mắt độc nhất của tên khổng lồ Pô-li-phem. Hay chuyện thuyền của Uy-lít-xơ ngang qua đảo của của các nàng tiên cá Xi-ren có tiếng hát du dương, me hồn nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Với sự tỉnh táo và khôn ngoan của mình, Uy-lít-xơ đã thoát chết trong trận sấm sét do thần Dớt giáng xuống. Tài trí của chàng còn được thể hiện khi chàng trừng trị hết bọn cầu hôn đông đảo kia và cuộc đấu trí giữa chàng với Pê-nê-lốp. Uy-lít-xơ vốn là người nổi tiếng khôn ngoan, chàng nói với nhũ mẫu: ‘Già hãy kê cho tôi một chiếc thường để tôi ngủ một mình… . Uy-lít-xơ đã tung ra cái bẫy để thử lòng Pê-nê-lốp, nhưng Pê-nê-lốp cũng chẳng vừa, nàng dừng ngay cái bẫy của Uy-lít-xơ để gài bẫy trở lại, nàng nói: “Già hãy khiêng chiếc giương chắc chắn ra khỏi – gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-/ít-xơ xây… . Trong cuộc đấu trí này, không có người thua, cả hai đều chiến thắng.
ở phương Tây, người Hi Lạp đề cao sức mạnh trí tuệ của con người thì sang
phương Đông, người ấn Độ lại đề cao sức mạnh của đạo đức và bổn phận của đẳng cấp vương công quý tộc. Ra-ma-ya-na là một điển hình về điều đó, nó  mang tính giáo huấn sâu sắc. Đó là cuốn sách giáo khoa về luân lí, đạo đức của dân tộc ấn Độ, trong đó nổi bậc là đề cao lí tưởng, bổn phận của con người trong quan hệ vợ chồng, anh em, bạn bè. Hình tượng Ra-ma là biểu tượng cho lí tưởng đẳng cấp, trong  danh dự, chàng nói: “kẻ nào ba quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra .để trả thù là kẻ tầm thường . Chàng càng tỏ ra tự hào, kiêu hãnh bởi tài năng và uy quyền của đấng quân vương. Chàng nói: đá đã làm tất cả bằng khả năng của mình Ta đã làm tròn lời hứa… “. Cuộc tỉ thí giữa Ra-ma và Ra-va-na chỉ là xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí, chứ không coi trọng việc miêu tả chiến tranh. Sử thi Ra-ma-ya-na coi chiến tranh là điều bất đắc dĩ, nếu như không hoà giải được và tinh thần của người ấn Độ về mục đích cuối cùng của chiến tranh là hoà hợp, hoà bình. Ra-ma thuộc dòng dõi .của đắng cấp vương công quý tộc. Chàng cứu thoát Xi-ta phần nào cũng vì dòng tộc của mình, chàng nói: “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết Ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. . . “. Ra-ma nghi ngờ tư cách của Xi-ta cũng vì lẽ đó, bởi người ấn Độ không muốn có điều gì mờ ám mà mọi việc phải được rõ ràng, trinh bạch. Trong lòng của Ra-ma đang xảy ra mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Cuối cùng danh dự đã chiến ‘thắng danh dự của dòng dõi quý tộc khiến chàng có những lời nói, ý nghĩ cứng cỏi, hào hùng, nhưng thật chủ quan, tàn nhẫn…: nàng muốn đề đâu tuỳ nàng ta không ưng có nàng nữa… . ô-đi-xê đã dựng lên những mẫu mực về quan hệ tình cảm khi người Hi lạp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ, họ bắt đầu xây dựng gia đình, hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện và có những quan hệ tình cảm mới Uy-lít-xơ đã xa quê hương
lâu ngày, mong muốn được trở về quê nhà, vượt qua tình yêu của nữ thần Ca-líp-xô. Khi Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp nhận ra nhau, Pê-nê-lốp chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng. Còn Uy-lít-xơ ôm lấy người vợ xiết ban thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề. Tình cảm vợ chồng của họ không hề bị phai nhoà dẫu thời gian đã hai mươi năm. Ta càng cảm động hơn khi suốt thời gian chồng vắng nhà, Pê-nê-lốp vẫn giữ tấm lòng kiên trinh, chỉ ở trên gác trông mong chồng về. Phần Uy-/ít-xơ được Ca-líp-xô yêu quý và khuyên ở lại đảo để se duyên nhưng chàng quyết tâm tìm về bên tổ ấm của mình. Ta cũng thấy trong ô-đi-xê tình chủ-khách thật thiêng liêng. Khách đến nhà, để tỏ lòng mến khách, theo tục lệ Pê-nê-lốp sai ơriclê rửa chân cho người hành khất từ phương xá đến. Dựng lên những mẫu mực về quan hệ tình cảm khi hình thái gia đình xuất hiện đóng góp, củng cố và phát triển nó, một lần nữa, Hô-me-rơ là một thiên tài dự báo tho thời đại ông. Trong Ra-ma-ya-na, quan hệ giữa người và người cũng khốc liệt không kém những xung đột về ngai vàng, mảnh đất,.:. Nhiều khi nó cũng cần con người có dũng khí, can đảm, thông minh và nhiều khi phải hi sinh cả tính mạng vì danh dự, vì nhân phẩm con người. Xi-ta là một người vợ, một người phụ nữ đoan chính, thuỷ chung, giàu bản lĩnh, rất ‘thông minh đối đáp một cách cứng cỏi, vừa thanh minh cho mình, vừa bảo vệ danh dự của nữ giới: ‘(giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ tháp hèn . Cuối cùng, Xi-ta hành động như một người anh hùng, thà .chết thứ không chịu để bị khinh rẻ. Nàng quyết định nhảy vào lửa. Đó là một hành động dũng cảm, hiên ngang vừa chứng minh lòng chung thuỷ vừa chứng tỏ phẩm chất là người phụ nữ. Xi-ta hiện lên là một người có bản lĩnh vững vàng và từ thông minh trác tuyệt. Đó là nét đẹp riêng
mang chất triết lí trường cứu của tư duy ấn Độ, một khía cạnh giá trị của sử thi Ra-ma-ya-na.
* Về nghệ thuật
Tác phẩm Ô-đi-xê đã thông tỏ tài quan sát tinh tế, sắc sảo với nghệ thuật kể
chuyện chặt chẽ, nhân vật mang tính cách của người anh hùng khổng lồ, tuy có diễn biến tâm trạng, nhưng đặc điểm tính cách thường một chiều. Như Uy-lỉt-xơ tuy có lúc nói với Pê-nê-lốp như một lời trách móc: “Khốn khỏi Hẳn là các thần trên núi ô-/em-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết… nhưng cố nén cảm xúc, chàng vẫn tôn trọng thái độ của vợ và bình tĩnh chờ đợi. Ô-đi-xê mang đậm tính chất sử thi, lựa chọn chi tiết đặc sắc, âm điệu hào hùng, lãng mạn. Nghệ thuật miêu tả hay dừng: so sánh kéo dài, cường điệu, đậm chất lãng mạn bay bổng, phù hợp với lối tư duy thời cổ đại. ở đoạn văn “Dịu hiền thay mặt đất không nỡ. buông rời” nhà thơ miêu tả cụ thể, tỉ mỉ thuyền đắm thuyền sống sót thấy được đất liền chỉ để so sánh một chi tiết: đất liền dịu dàng làm sao đối với nỗi khát khao của những người bị đắm thuyền. Uy-lít-xơ cũng vậy đối với cái nhìn của Pê-nê-lốp. Lối so sánh mở rộng trên đã nói hộ tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp. Tất cả các biện pháp nghệ thuật mà Hô-me-rơ đã dùng trong ô-đi-xê tạo nên sự kéo dài, là chậm dần chính câu chuyện kể, đó là lối trì hoãn sử thi, có tác dụng tạo nên sự trang trọng, chậm rãi của phong cách kể chuyện sử thi. Trong Ra-ma-ya-na, ngôn ngữ của sử thi vô cùng phong phú, được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của ấn Độ. Sử thi Ra-ma-ya-na giàu tính kịch, miêu tả tâm lí nhân vật, đối với Ra-ma tuy là một vị thần giáng sinh nhưng vẫn mang đầy đủ đặc điểm của người  trần tục: yêu thương và giận dữ, ghen tuông và nghi ngờ, yếu mềm và tàn nhẫn… Về phía Xi-ta nàng nói: “Chàng xem, Ra-va-na đã đụng tới thiếp khi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thề nào tránh được. . Về điều đó chỉ có số mệnh của thiếp là đáng bị chê trách, nhưng những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc uế chàng… . Lời nói của nàng như những tiếng đập thổn thức của trái tim nàng. Viết những dòng này, dường như tác giả đã hoá thân vào nhân vật để bênh vực cho nhân vật Những tính cách của nhân vạt được thể hiện rõ qua ngôn ngữ đối thoại. Lời thoại của Ra-ma là lời kể của chàng khi cứu Xi-ta ra khỏi bàn tay quỉ Ra-va-na. Nhưng đây là lời thoại hằn học, ghen tuông vì ngờ vực Xi-ta khi còn nằm trong tay của quỉ vương. Nhưng thực chất thì Ra-ma rất yêu Xi-ta nên lòng ghen tuông càng không kiềm chế được. Những lời sỉ nhục càng là dấu hiệu của yêu thương và giận hờn lẫn lộn. Đấy là tính cách của Ra-ma cũng là tính cách của nhân vật sử thi: vừa cao thượng, vừa thấp kém. Không những thế, Ra-ma-ya-na
còn mang tính chất huyền thoại, hoang đường, kì ảo. Xi-ta sẵn sàng bước vào giàn hoả thiêu để chứng minh lòng trong sạch của mình. Hành động ấy của Xi- ta vừa bi thương lại vừa hùng tráng. Yếu tố huyền thoại này, nàng Xi-ta không bị thiêu cháy mà chỉ càng rực rỡ hơn trong ngọn lửa, là điểm sáng cho chói loà, minh oan tuyệt vời cho người phụ nữ chung thuỷ, kiên trinh.
Những nét tương đồng.
Nếu như Hi ‘Lạp nổi tiếng với tác phẩm ô-đi-xê của Hô-me-rơ thì ấn Độ cũng có Ra-ma-ya-na của Van-mi-ki ấn Độ và Hi Lạp, một đất nước ở phương Đông và một đất nước ở phương Tây, song sử thi của hai đất nước này có những nét tương đồng về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
* Về mặt nội dung:
– Sử thi Hi lạp và ấn Độ đều kể về người anh hùng của đất nước họ, qua đó
khẳng định sức mạnh của một dân tộc. Kể về người anh hùng là ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất và tài năng của họ. Chẳng hạn như người anh’ hùng trong sử thỉ Hi Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Còn người anh hùng trong sử thi ấn Độ được ca ngợi về sức mạnh của đạo đức, về lòng từ thiện. người anh hùng trong sử thi không chỉ là hoàng tử, vị vua mà đó còn là người phụ nữ, những người có tấm lòng chung thuỷ sắt son… Nếu như người phụ nữ trong sử thi Hi Lạp được ca ngợi với sự chung thuỷ, kiên định, trí tuệ, sáng suốt tình cảm yêu thương gắn bó thiết tha với gia đình thì người phụ nữ trong sử thi án Độ được ca ngợi là một người ý thức về nhân phẩm, danh dự và đầy bản lĩnh. Qua những con người lí tưởng, đại diện cho toàn thể cộng đồng, ấn Độ khẳng định sức mạnh của dân tộc mình như trí tuệ, lòng dũng cảm, nhân cách tốt đẹp Còn sử thi Hi Lạp khẳng định sức mạnh chinh phục thiên nhiên, mở rộng biển cả, sức mạnh bên trong con người.
Trong sử thi ấn Độ, Hi Lạp nhân vật anh hùng đều đại diện tho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Chẳng hạn phẩm chất của Uy-lít-xơ trong: in tục ý chí nghị lực, tình yêu quê hương, tình vợ chồng chung thuỷ,… của Ra-ma: đạo lí công bằng bác ái, hướng thiện,… là phẩm chất chung của toàn thể đất nước Hi Lạp, ấn Độ Không những thế nhân vật anh hùng đại diện cho một loại người, một lớp người và cả một thời đại. Nếu sử thi Hi Lạp Uy-lít-xơ đại diện cho một vị vua,với phẩm chất tuyệt vời, đại diện cho toàn thể cộng đồng khát khan mờ rộng sang phía tây Địa Trung .Hải thì người anh hùng Ra-ma đại diện cho tầng lớp vương công quý tộc, coi trong danh dự thế nhân vật anh hùng trong sử thi bao giờ cũng là một con người “hoàn tất” (với ý nghĩa ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất, tuyệt đối) và “toàn vẹn” với ý nghĩa như đã được nhà bác học Liên Xô Bakhtin nêu lên “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may khác biệt , quan điểm của nó về bản thân nó trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của những người khác về nó
Với sự hoàn mĩ ấy sử thi hướng con người sống theo đạo lí với những điều tốt đẹp Nếu sử thi ấn Độ hướng con người vào điều thiện, chống cái ác, sống theo công bằng bác ái thì sử thi Hi Lạp’ hướng con người vào tình yêu quê hương, đất nước, tình vợ chồng ‘chung thuỷ
– Sử thi Hi Lạp và ấn Độ đều kể về cảnh tái hợp vợ chồng. Chẳng hạn như trong ô-đi-xê và Hi Lạp .sự tái hợp giữa Pê-nê-lốp và Uỳ-lít-xơ, còn trong Ra-ma-ya-na của ấn Độ là sự tái hợp giữa Ra-ma và Xi-ta.
Các nhân vật trong sử thi Hi Lạp và ấn Độ đều gắn với thời kì hình thành
và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây là gia đình danh tiếng và dòng dõi. Chẳng hạn Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là vua, đều là thuộc đẳng cấp vương công quý tộc.
Trong sử thi của hai đất nước này ta thấy các nhân vật anh hùng đều trải qua những thử thách nhưng cuối cùng cũng được đoàn tụ, kết cục tốt đẹp. Chẳng hạn như nhân vật Uy-lít-xơ trong sử thi Hi Lạp đã trải qua biết bao thử thách. Thử thách trên chiến trường quân sự và cả chiến trường của lòng người. Nào là  thử thách đánh quân địch để hạ được thành Tơ-roa. Sau đó là cuộc “hồi quân” trở về quê hương, lênh đênh góc luẩn chân trời mười năm đằng đẳng vẫn chưa về tới quê nhà. Và cuối cùng là thử thách của vợ – bí mật về chiếc gương. Còn Pê-nê-lốp, vợ của Uy-lít-xơ, nàng cũng trải qua những gian khổ. Khi Uy-lít-xơ về tới nhà nàng phải đối mặt với nỗi phân vân có phải đó là thông mình không. Nhưng cuối cùng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp đều được đoàn tụ, được sống trong niềm hạnh phúc của tình vợ chồng chung thuỷ. Còn với sử thi Ra-ma-ya-na của ân Độ Ra-ma cũng đã trải qua sự đau khổ khi vợ bị bắt và đã giao chiến với kẻ thù. Khi đã cứu được Ra-ma lại nghi ngờ trinh tiết của vợ. Còn với Xi-ta nàng phải chống cự kiên quyết một lòng chung thuỷ trước sự dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù Khi đã thoát khỏi thì nàng phải trả qua thử thách, sự hồ nghi của Ra-ma về tiết hạnh của mình. Cuối cùng nhà thần lửa Anhi, Ra-ma và Xi-ta cũng được sống với nhau hạnh phúc trọn đời. Ta thấy rằng cả hai sử thi của hai đất nước đều có kết thúc đoàn viên vui vẻ. Mọi nghi ngờ được cởi bỏ hoàn toàn, các nhân vật đều được đoàn tụ trong hạnh phúc. Điều đó cho thấy con người ở mọi thời đại đều ước mơ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi của các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải được công khai hành động. Chẳng hạn như trong sử thi Ra-ma-ya-na trước sự ghen tuông của Ra-ma, Xi-ta đã nhảy vào giàn lửa thêu để minh thững cho tấm lòng chung thuỷ của mình. Trước sự thử thách đó có sự thăng kiến của Rắc-sa-xa, Va-na-ra… Hay thử hách về chiếc thường đối với Uy-lít-xơ cũng có sự chứng kiến của mọi người. Đó là nhũ mẫu và đứa con trai Tê-lê-mác.
* Về nghệ thuật:
Những vẻ đẹp của người anh hừng lươn được làm nổi bật và đậm nét là nhờ
vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi. Đó là lời kể chuyện hấp dẫn, ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn của sử thi.
Sử thi ấn Độ và Hi Lạp đều được xây dựng còn bằng những đối thoại giữa
các nhân vật. Những đoạn đối thoại này đã trở thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh. Lập luận tuy chất phác đơn sơ phản ánh tư duy của người thời cổ nhưng lí lẽ thì chặt chẽ và sắt đá. Chẳng hạn như đến với sử thi nỗi tiếng của ấn Độ – Ra-ma-ya-na, trong đoạn đối thoại với Ra-ma, trước những lời buộc tội của nàng Xi-ta đã thốt ra những lời lẽ để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình bằng những lí lẽ chặt chẽ. Trước hết nàng trách móc và phê phán Ra-ma. Sau đó nàng nói về số phận của mình và cuối cùng nàng nói về phẩm giá của mình. Còn trong đoạn trích (‘uy-/ít-xơ trở về” (Sử thi Hi Lạp), khi đối thoại những nhũ mẫu ơ-ri-cơ-lê, Pê-nê-lốp không tin là chồng mình bởi nàng đưa ra những lí lẽ hết sức chặt chẽ. Đó là một mình Uy-lít-xơ làm sao có thể giết chết bọn cầu hôn. Nếu bọn cầu hôn bị giết thì đó là sự trừng phạt của thần thánh. vả lại về thời gian, đã hai mươi năm đằng đẵng chờ đợi chồng nàng nghĩ chàng đã hết hi vọng trở lại và chính chàng cũng đã chết rồi.
– Cả hai sử thi của Hi Lạp, ấn Độ đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Trong đoạn trích “Uy-/ít-xơ trở về” tác giả Hô-me-rơ để sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ nay. Uy-lít-xơ giống như mặt đất”, Pê-nê-lốp giống như người đi biển bị đắm thuyền trong sóng cả gió to, thoát khỏi biển. Khỏi trắng xóa mà vào đến bến bờ, mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Hay trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội tác giả Van-mi-ki đã so sánh nỗi đau của Xi-ta khi bị Ra-ma buộc tội như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.
– Cả hai sử thi của hai đất nước đều đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật xây đựng tâm lí nhân vật. Đó là diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cách ứng xử, thái độ từ những biểu hiện bên ngoài với cái nhìn từ bên ngoài, qua đó khắc họa tính cách nhân vật. Chẳng hạn như Ra-ma vơi hành động cứu Xi-ta đã chứng tỏ chàng rất yêu Xi-ta. Sau đó là cách ứng xử rất thậm tệ với nàng, thốt ra những lời lẽ lăng nhục nàng chứng tỏ Ra-ma là người ghen tuông cực độ. Còn Pênêlôp khi nghe lời nhũ mẫu và con trai khẳng định người đàn ông đó là Uy-lít-xơ, nhưng nàng không nhận ngay. Điều đó thể hiện nàng là người rất thận trọng và chung thuỷ.
– Đặc biệt trong tính cách nhân vật lối suy lối các đoàn xuyên suốt sử thi. Chẳng hạn như Uy-lít-xơ trong sử thi Hi Lạp: Thái độ của chàng trầm tĩnh đến mức lạnh lùng của con người thiên về lí trí: một người đã xa quê hương hai mươi năm ròng, gặp lại vợ chỉ ngồi im, nhẫn nại mỉm cười khi vợ không nhận ra mình. Con người Uy-lít-xơ hoàn toàn chịu sự dẫn dắt của lí trí. Ngay cả trong cái mỉm cười của chàng ta cũng không tìm được chút tình cảm nào. Lí trí đứng vững cai trị tình cảm và cả hành động của chàng. Còn với Ra-ma một vị anh hùng nhất phiến về tình cảm khi tự dối lòng mình để cơn ghen mặc sức hoành hành. ờ Ra-ma sự cực đoan của tình cảm cai trị một cách mạnh mẽ. .Đó là ghen tuông cực độ thế chàng nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta. : Ta đối chiếu hình ảnh Uy-lít-xơ ngồi câm lặng dán mắt xuống đất với những lời gào thét buộc tội của Ra-ma. Đó là sự cực đoan quá đáng về tâm lí của hai con người cổ đại. Nhưng chính sự cực đoan ấy đã mở ra một bước ngoặc để biến người anh hùng trở nên toàn diện và đời thường. Nhìn chung trong hai tác phẩm tâm lí cực đoạn của các nhân vật tạo nên một thế giới đối nghịch sâu sắc đã làm cho tính cách nhân vật phát triển và bộc lộ rõ nét.
Tóm lại những nét tương’ đồng về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật
của sử thi Hi Lạp và ấn Độ tạo nên đặc điểm chung của sử thi cổ đại.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *