Chuyên đề bồi dưỡng HSG Đặc trưng thi pháp văn học trung đại

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Thi pháp: là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm. Cụ thể: là hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn từ để làm nên tác phẩm. Nội dung chủ yếu của khái niệm thi pháp chính là cách trình bày nội dung tác phẩm văn học. Cách trình bày độc đáo, hấp dẫn nhằm tạo nên phẩm chất, giá trị của tác phẩm, tức là làm cho nội dung trở nên sâu sắc, cớ tính thuyết phục.
Thi pháp học: là bộ môn khoa học nghiên có các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ thuật cũng như khám phá đời sống một cách hình tượng
ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM:
Tính ước lệ: phổ biến và các tính chất của ước lệ văn học trung đại:
Tính uyên bác và cách điệu hoá; tính sùng cổ tính phi ngã.
* Tính ước lệ: một quy ước của cộng đồng người. Họ đặt ra những biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thực, trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ sĩ và độc giả Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn .điển cố điển tích lấy từ sách vở Thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Sự vay mượn này được lặp lại nhiều đến nỗi thành những mô-tip quen thuộc tạo nên tính ước lệ, tượng trưng trong văn học.
Trong văn học xưa thì .người ta có thể không cần biết lá ngô đồng là gì nhưng mỗi khi trong câu văn xuất hiện hình ảnh đó thì ta biết đây là dấu hiệu của mùa thu:
‘(Ngô đồng nhất diệp lục
Thiên hạ cộng tri thu
(Ngô đồng một lá rụng, thiên hạ biết thu về)
Hay cũng với hình ảnh lá vàng mặc dầu không cần nói rõ là thu mọi người vẫn biết Nguyễn Du đang tả mùa thu: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngôn Hoặc chẳng hạn, các nhà nghiên cứu phê bình thường hết lời ngợi ca tài năng của Tố Như khi miêu tả Thuỷ Kiều lúc tắm “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà; Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên . Tất cả được thể hiện bằng những ngôn từ rất đẹp, rất trang nhã. Vì thế, dù bị chi phối bởi những ràng buộc khắc khe nhưng đối với những tác giả ưu tú thì lại có sự “phá rào”, “vượt thoát” để  trở về với đời sống, phản ánh được đời sống thực, thể hiện được khả năng và  khát vọng của con người nên đã sáng tạo được những tác phẩm xuất sắc. ước lệ và tượng trưng giống nhau ở chỗ cả hai đều là hình ảnh ẩn dụ, nhưng khác nhau ở chỗ: tượng trưng là một hình ảnh hoàn chỉnh; ước lệ phần nhiều chỉ là một chi tiết của hình tượng.
* Tính uyên bác và cách điệu hoá.
Uyên bác: Cộng đồng văn học thời phong kiến rất hẹp, bao gồm nhiều trí hức cao cấp tài hoa, là những bậc tao nhân mặc khácham hiểu nhiều sự tích ách vở, điển cố điển tích. Thể hiện sự uyên bác ấy, văn chương trở nên có nhiều ước lệ.
Văn học chính thống thời phong kiến thường được gọi là văn chương bác học để phân biệt với văn chương bình dân. Gọi là văn chương bác học vì đội ngũ
sáng tác và độc giả là những người có trình độ học vấn uyên thâm, là những trí thức tài hoa. Chính vì vậy mà văn học trung đại có tính uyên bác.
* Về nội dung văn học: tác phẩm văn học thể hiện những tri thức sách vở, sử dụng thi văn liệu, điển cố điển tích lấy từ Thánh kinh hiền truyện của Nho gia, của Bách gia, từ các bộ kinh Phật, từ sách vở của Lão Trang. Tất cả đều thể hiện tính uyên bác về tri thức. Văn chương như thế mới được coi là bác học, cao quý.
* Về bản chất xã hội và đề tài: tính bác học, cáo quý này còn xuất phát từ
quan niệm coi văn- học là lời nói của Thánh hiền. Lời nói ấy gắn với. Đạo. Đạo có nguồn gốc từ Trời. Do thế, đề tài. văn học ít nói đến cái tầm thường, cái mộc mạc hay sự vật sự việc tầm thường của cuộc sống đời thường; ít phản ánh, miêu tả chi tiết thực của cuộc sống thực. Nếu có viết về cuộc sống đời thường, con người đời thường như thằng mõ, con cóc, tát nước, dệt vải… chẳng qua là nhằm mục đích nói về những sự việc, con người cao quý thông qua phương thức ngụ ý, ám chỉ, tượng trưng.
Tính bác học cao quý còn do quan niệm cho rằng văn học là cửa trí thức, còn
dân đen thì không thể hiểu và cũng không cần hiểu làm gì. Tính trang nhã can quý của văn học còn thể hiện ở thứ ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thông tục, nếu có thì dừng ngu ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng. Nếu có tả thực thì chỉ dừng cho những nhân vật phàm tục, phản diện, phi mĩ học như Sở Khanh, Tú Bà:
“Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to béo đẩy đà làm sao
* Tính cách điệu hoá. Còn gọi là “lí tưởng hoá”, “mĩ hoá” để đối lập với phương pháp tả thực. Thế giới đi vào văn thương trung đại được cách điệu theo khuôn mẫu có sẵn.
Con người đẹp trong văn chương phải là tóc mây, mày liễu, mặt hoa, gót sen,… Cây cối trong văn chương cũng thế phải sang trọng như mai, lan, cúc, hay liễu, tùng… Con vật phổ biến là oanh, loan, phượng, cò hạc…
“Mai cốt cách tuyết tinh thẩn
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Những nhân vật phản diện không được lí tưởng hoá, cách điệu hoá Đó là cách bày tỏ thái độ phê phán, cho chúng là tầng lớp tiểu nhân phàm tục, thấp hèn, phải tả đúng cái xác phàm của chúng.
Tính sùng cổ.
– Sùng cổ là tính lặp lại những mô phỏng văn chương của người xưa, mượn
những điển tích điển cố, đề tài, cốt truyện để đưa vào thơ ca tạo nên một tác phẩm mới. Sùng cổ thường hướng về quá khứ. Coi quá khứ là chuẩn mực của chân lí, của cái đẹp, của đạo đức.
Ví dụ: Kiệt tác như Dụ chư tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn khi vị chủ
tướng muốn khích lệ lòng yêu nước, lòng tận trung với chủ của các tướng sĩ dưới
quyền để họ xông lên giết kẻ thù Nguyên Mông xâm lược, gìn giữ xã tắc thì tác giả lại nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ được- chép ở sử sách Trung Quốc, tức của đối phương như Kỉ Tín, Do Vu, Dự lượng, Vương Công Kiên… Đó là tinh thần sùng cổ, sùng thượng, sùng ngoại, suy tôn Thánh hiền, do vậy đã tạo nên tính quy phạm trong văn học.
Việc sử dụng những điển tích trên còn nhằm mục đích ôn cố tri tân, lấy xưa
để nói nay, dùng việc cũ, người cũ để nói việc mới, chuyện nay. Khi sáng tác, các tác giả còn vay mượn đề tài, cốt truyện, mô-tip, có khi cải biên cốt truyện để tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn có đã thành công thức. Một loạt truyện Nôm Việt Nam như Ngọc Kiều Lê, Nữ Tú tài, Nhị độ mai, Hoa tiên truyện, Phù dung tân truyện, Đoạn trường tân thanh… là những ví dụ.
Văn học trung đại quay về quá khứ nên không có hình ảnh thiếu nhi, không
có văn học trẻ con, trẻ con được miêu tả như người lớn.
dụ: Vương Quan trong “Truyện Kiều , (Đoạn Vương Quan kể cho Thúy Kiều nghe về cuộc đời của Đạm Tiên).
Tính phi ngã:
Nó là sự phi cá thể hoá, phi cá tính hoá, phi phong cảm hoá, người nghệ sĩ, nhà văn không thể hiện mình một cách tác tiếp nhanh, rõ ‘mà thể hiện mình một cách gián tiếp, chậm chạp, ẩn tàng, chìm khuất dưới nhiều tầng ước lệ, quy phạm, niêm luật, điển tích, điển cố.
dụ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 
Trong văn học trung đại con người thường thu nhỏ, hạ thấp cái tôi cá nhân.
Ví dụ: Thường gặp những cách nói: kẻ ngu này trộm nghe ‘, “mời đại huynh đến thăm tệ xá . . .
Quan niệm về thiên nhiên.và con người “thiên nhiên nhất thể”, cảm hứng về thiên nhiên.
Vai trò của thiên nhiên: Trong văn chương xưa, thiên nhiên là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm, y chí của con người. Người xưa coi thiên nhiên là một người bạn để họ tâm tình thổ lộ tình cảm.
Đặc điểm của thiên nhiên trong văn học trung đại
– Thiên nhiên chưa được nhìn nhận như một khách thể, một hiện thực khách quan của cuộc sóng có vẻ đẹp, giá trị riêng. Thiên nhiên thường chỉ là công cụ, là tư liệu là cái cớ để nhà văn ngụ ý giáo huấn.
– Trong văn học trung đại thiên nhiên được miêu tả theo bút pháp đặc biệt: không miêu tả hình xác của cây cỏ núi sông mà thể hiện linh hơn của thúng, tả cảnh ngu tình. Thiên nhiên trở thành bình chứa những tượng trưng ước lệ, ẩn ý.
– Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện thững, qua lại tác động lẫn nhau. Văn học phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên của con người, bắt thiên nhiên quy phục con người cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
– Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hoà mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thiên nhiên là biểu hiện cho quê hương, đất nước. hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam.
–  Thiên nhiên còn là chuẩn mực của cái đẹp, là thước đo mọi giá trị của tạo vật Nên văn học cổ điển tả người cũng phải so sánh với cái chuẩn mực là vũ trụ, thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên thường gắn với lí tưởng, đạo đức thẩm mĩ. Chẳng hạn nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách, vẻ đẹp của người giai nhắn được ví với liễu mai.
Văn học trung đại là một thế giới phi thời gian, bước đi của thời gian được theo dõi bằng thời tiết của bốn mùa, bằng thời vụ nông trang, bằng sen tàn cúc nở, bằng tiếng đỗ quyên kêu. Thời gian được cảm nhận tuấn hoàn. Quan niệm thời gian chu kì, thời gian quay tròn không mất đi. Vạn vật động mà tĩnh, ngưng đọng, phi thời gian.
con người vũ trụ: Quan niệm “vạn vật nhất thê , “Thiên nhân tương hợp con người và vũ trụ không tách rời nhau. Số phận một con người là nằm ở một ngôi sao nào đó. Cá nhân được thể hiện trong quan hệ với vũ trụ hơn là quan hệ với xã hội. Một thi đề phổ biến của thơ trữ tình là con người một mình đối diện, đàm tâm với thiên nhiên, vũ trụ. Tư tưởng thiên mệnh (tuân theo mệnh trời) khiến con người xuất xử hành tàng, ung dung thanh thản: gặp tai biến không lo sợ, sầu não, gặp vận may không hí hửng, đắc chí, không bi quan (bi cực thái lai, cùng tắc biến, biến tắc thông..)
Con người đạo đức: văn học trung đại phản ánh xã hội không phải chủ yếu ở
mặt xã hội mà ở quan hệ đạo đức, luân lí nhân loại phân hoá thành hai cực Thiện lác, Trung 1 Nịnh. Hướng về cao cả, thánh thiện, tất nhiên văn chương thiên về cái đẹp phi vật chất, phi thân xác. Hình tượng văn học chủ yếu xây dựng bằng thị giác, thính giác. Hình tượng vị giác, nhất là xúc giác bị xem là thô tục, phi mĩ học
Con người phi cá nhân: Xét con người ở đẳng cấp: thái độ ứng xử, tâm tư của con người không theo sở thích riêng của mình mà theo quy cách chung của đẳng cấp, phải gò cho đúng chuẩn mực của đẳng cấp. Nghệ thuật văn học trung đại
thường dùng hành vi bên ngoài và những dấu hiệu thân thể để diễn tả tâm tư nhân vật. Thủ pháp tâm lí: ngoại hiện.
Quan niệm về thể loại văn học và bậc thang giá trị các thể loại.
Quan niệm Đề thể loại văn học
“Thể, nghĩa đen là “thân thể”, “hình thức “kiểu’ và “tài” – “cắt xén Cùng với từ này, người ta cũng dùng các thuật ngữ khác như văn thể” theo nghĩa đen
là thân thể văn học”, hình thức văn học .
Bậc thang giá trị các thể loại
Thơ ca.. Thơ Sấm vĩ Biền văn: Phú Tản văn: Văn bình luận
Tạp Văn: Luân thuyết Truyện kể:
Thơ suy lí – Hịch cáo – Văn thư tín – hồi giáo – Truyện
Thơ trữ tình Chiếu Văn ngữ lục Sử
Thơ tự sự Biểu tấu Bi, kí
Bậc thang giá từ các thể loại có khác nhau:
+ Văn chính luận (học thuật, luân lí, triết học..) để lập ngôn.
+ Sau đó mới tới văn hình tượng.
+ Thơ được coi trọng nhất (“Ngôn chí”).
+ Tiểu thuyết, trào phúng không được coi trọng.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *