Bài viết số 4 Ngữ văn 10 Cảnh ngày hè

                         ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4 –  LỚP 10
                                        NĂM HỌC: 2019 – 2020
     Môn: Ngữ Văn – Chương trình: Chuẩn
Thời gian làm bài: 90 phút
      (Không kể thời gian phát đề)
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình Ngữ văn lớp 10 từ tuần 1 đến tuần 16.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn: Giải quyết vấn đề; Kết nối thông tin; Tích hợp nội dung vấn đề trong đời sống, từ đó bộc lộ những suy nghĩ của bản thân, thể hiện được quan điểm cá nhân, ý‎ thức công dân đúng đắn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
          – Hình thức: Tự luận
– Cách tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung (thời gian 90 phút)
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Phần I: Đọc hiểu Ngữ liệu: văn bản bao chi
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 văn bản hoàn chỉnh.
+ Độ dài khoảng 100 chữ
– Chỉ ra ptbđ/ Nội dung cơ bản . – Hiểu được những cảm xúc, thái độ của tảc gỉa – Thông điệp của văn bản    
Tổng Số câu 2 1 1 4
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
Phần II.
Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi ý từ văn bản đọc hiểu
    Viết một đoạn văn    
  Câu 2: Nghị luận văn học        
  – Một bài văn hoàn chỉnh
– Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
    Viết một
bài văn
 
Tổng Số câu     1 1 2
Số điểm     2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ     20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

 
TRƯỜNG THPT NINH HẢI                      ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4
 Tổ: Ngữ văn                                                      NĂM HỌC: 2019 – 2020                                                                                                                                        Môn: Ngữ văn; Chương trình: Chuẩn
Thời gian làm bài: 90 phút
                                                                        (Không kể thời gian phát đề)
 
I/Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm) : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
       Vào ngày 6/12/2019, trong khuôn khổ Seagame 30 đang diễn ra tại Philippines, ở nội dung chạy marathon 42km dành cho nữ, VĐV Phạm Thị Hồng Lệ đã xuất sắc giành huy chương đồng. Thành tích của cô gái nhỏ bé này là 3 giờ 2 phút 52 giây, chỉ chịu xếp sau 2 vận động viên nước chủ nhà đã rất quen đường và thời tiết. Đáng nói hơn, để có được tấm huy chương đồng quý giá này, Phạm Thị Hồng Lệ đã phải vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách. Thời tiết quá nóng và nắng, nhiều cung đường leo dốc, lại không rành lộ trình đường đua khiến Hồng Lệ kiệt sức. Khi cán đích, nữ vận động viên đã ngã quỵ và phải nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ y tế. Theo ghi nhận, Hồng Lệ bị chuột rút toàn thân. Lúc cấp cứu, Lệ không hề biết mình vừa giành được huy chương. Cô không thể tự mặc quần dài, thêm vào đó nữ VĐV phải thở oxy, truyền nước và được người dìu mới có thể lên bục nhận huy chương. VĐV đã khóc trên đỉnh vinh quang sau những khổ luyện, đau đớn về thể xác, cho màu cờ sắc áo và vì cả hạnh phúc. Đó là những tấm gương vượt khó trong cả thể thao và những câu chuyện riêng tư phải dồn nén, chỉ đến khi bước lên đỉnh vinh quang rồi thì mới có đủ nghị lực để nói ra. Chứng kiến hình ảnh hào hùng đó của Hồng Lệ, người hâm mộ Việt Nam bày tỏ niềm tự hào, thương cảm. Họ cảm thương cho tinh thần thi đấu quật cường vì màu cờ sắc áo của nữ VĐV nhỏ nhắn. Đối với những khán giả nữ, thành tích vượt qua 42km của Hồng Lệ thực sự là điều không tưởng.
                                                                           Tổng hợp từ Sea Game 30 ở Philippines
 
Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt  được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính được đề cập trong văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 3: Hãy cho biết tình cảm và thaí độ của tác giả bài viết dành cho VĐV Phạm Thị Hồng Lệ? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/ chị rút ra được thông điệp gì qua văn bản trên? (1.0 điểm)
II/ Làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1:   Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, Anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh. ( 2.0 điểm)
Câu 2:  Anh/ Chị hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.( 5.0 điểm)
 ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4 –  LỚP 10
 NĂM HỌC: 2019 – 2020
 Môn: Ngữ Văn – Chương trình: Chuẩn
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Gồm: 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
 
 
 
I
ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức: tự sự và biểu cảm. 0.5
2 Nội dung: văn bản kể về việc VĐV Phạm Thị Hồng Lệ đạt được HCĐ ở Sea Game 30 trong tình trạng bị chuột rút toàn thân, ngất xỉu vì kiệt sức và tình cảm của người hâm mộ dành cho VĐV. 0.5
3 Tình cảm và thái độ của tác giả: vừa xót thương, vừa thương cảm cho tình trạng kiệt sức của VĐV nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự thán phục, tự hào và ngưỡng mộ trước tinh thần thi đấu quả cảm, quật cường của VĐV Phạm Thị Hồng Lệ. 1.0
4 Bài học rút ra: Trong cuộc sống luôn phải đối diện với những khó khăn và thử thách, nhưng chúng ta phải cố gắng nỗ lực hết mình để vượt qua. Đặc biệt là phải có bản lĩnh vững vàng để chinh phục được mục tiêu đã đặt ra  và biến ước mơ thành hiện thực. Tuyệt đối không vì khó khăn nhỏ mà bỏ cuộc giữa chừng. 1.0
  LÀM VĂN 7.0
II 1 Viết đoạn văn về nguyên nhân của hội chứng đám đông trong xã hội thời hiện đại 2.0
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh..
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tại sao tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh. Có thể triển khai theo hướng:
a. Gíơi thiệu: khái quát về vấn đề:  tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh.
b. Phân tích, chứng minh
–  Biểu hiện của người sống bản lĩnh:
+  Mạnh mẽ và quyết đoán, không vì người khác mà lung lay ý chí quyết tâm của mình.
+ Người có bản lĩnh thường nói là làm và không nói suông.
+ Khi gặp khó khăn thường không than khóc, oán trách số phận hay đổ lỗi cho người khác mà là người tự  mình khắc phục khó khăn để bước tiếp.
+ Dám sống theo đuổi ước mơ  đến cùng dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
– Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh:
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin, sức mạnh tinh thần trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới.
+  Người sống có bản  lĩnh luôn được moi người yêu quý và tôn trọng.
c. Bình luận, mở rộng: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh nhưng ngày nay nhiều bạn trẻ đã không biết trân trọng cơ hội để sống có ích mà đã lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ. Thậm chí sống 1 cuộc đời vô nghĩa, hèn nhát, không ước mơ, không hi vọng, không có mục đích, không tương lai. Một bộ phận khác thì có nhận thức sai lệch về người bản lĩnh, nhầm tưởng lối sống ngang tàng, ngông cuồng, khác đời, khác người là bản lĩnh.
d.  Kết – Đưa ra bài học nhận thức và hành động
Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Vì vậy, mỗi người cần có bản lĩnh vững vàng để đủ sức vượt qua mọi chông gai của cuộc sống để vươn tới thành công.
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2 Phân tich bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
 
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị nội dung và nghệ thuật cuả bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo cơ bản các yêu cầu sau:
 
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của bài thơ. 0.5
* Gía trị nội dung:
1/Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
§  – Hình ảnh của bức tranh thiên nhiên cuộc sống: Cây hòe, hoa lựu, hoa sen, cùng với những âm thanh( lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve)…
§  – Sắc thái cảnh vật:
§  +“ Hòe lục” : Kết hợp với động từ “ đùn đùn”, hình ảnh “ tán rợp giương” đã gợi lên một hình ảnh hòe lục rực rỡ đang ở độ phát triển tràn đầy sức sống mãnh liệt.
§  + Hoa lựu: kết hợp với động từ mạnh “ phun” hướng về sức sống mãnh liệt, những bông hoa lựu đang bung nở hết sức. rồi “phun” xuống như những cơn mưa hoa.
§  + Hoa sen: “tiễn mùi hương” chỉ một mùi hương thơm ngát kết hợp với tính từ “ngát” gợi lên sự bừng nở, thơm ngát của những bông hoa sen vào mùa hạ.
§  – Sắc thái âm thanh:
§  “ Lao xao chợ cá”: đó là một âm thanh đặc trưng của làng chài – mang hơi hướng của con người. Âm thanh từ xa vọng lại dưới sự chú ý của Nguyễn Trãi thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với con người.
§  “ Dắng dỏi cầm ve”: gợi lên tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn.
=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được nhà thơ miêu tả vào lúc chiều tàn nhưng không ảm đạm mà tràn đầy sức sống với những hình ảnh rực rỡ và âm thanh vui tươi.
2/Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
Câu 1: Nhịp thơ như chậm lại 1/2/3 thể hiện sự thư thái của nhà thơ khi đón nhận cảnh vật
§  “ Rồi” : thể hiện sự rỗi rãi, một sự hiếm hoi trong tâm hồn con người của nhà thơ thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn.

  • Năm câu tiếp theo: nhà thơ đã đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan: Thị giác( màu sắc), thính giác( âm thanh tiếng ve kêu..), Khứu giác ( mùi hoa sen nở), liên tưởng( tiếng ve như tiếng đàn), xúc giác( hóng mát)…

=> Thể hiện một tình yêu thiên nhiên vừa nồng nàn lại vừa tinh tế của nhà thơ. Đó chính là cội nguồn sâu xa của lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.

  • Hai câu kết : đó là tấm lòng yêu thương nhân dân của nhà thơ:
  • “Ngu Cầm”: là đàn của vua Ngu Thuấn một bậc minh quân gắn với khúc hát “ Nam Phong” luôn mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, nhân dân giàu đủ không bị thiếu thốn.
  • Câu 8: câu thơ cuối cùng của bài thơ dường như các chữ thơ đã dồn nén cảm xúc của bài thơ là điểm kết tinh của bài thơ không phải là ở thiên nhiên mà là kết tinh ở con người.

=> Thể hiện niềm khát vọng của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ cho người dân( dân giàu đủ) và đó còn phải là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc giàu đủ cho khắp mọi nơi,mọi người dân ( khắp đòi phương).
 

2.0
*Gía trị nghệ thuật:
+ Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động
+ Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn
+ Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng giau sức gợi, vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị.
+ Sử dụng các điển tích, điển cố
 
0.5
Đánh giá chung và nêu suy nghĩ của bản thân 0.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
                                                               Tổng điểm 10.0

—- Hết
 SỞ GD&ĐT NINH THUẬN                                ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4 –  LỚP 10
TRƯỜNG THPT NINH HẢI                                               NĂM HỌC: 2019 – 2020
                                                                            Môn: Ngữ Văn – Chương trình: Chuẩn
                                                                                           HƯỚNG DẪN CHẤM
                                                                                (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm của đề kiểm tra để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm)
Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm. Trả lời đúng 1 phương thức thì cho 0.25
Câu 2 (0.5 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm.
– Trả lời đúng nhưng sơ sài thiếu ý của Đáp án thì cho: 0.25 điểm.
Lưu ý: Học sinh diễn đạt bằng các từ ngữ khác có nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (1.0 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.
– Trả lời đúng nhưng sơ sài, thiếu ý hoặc diễn đạt lủng củng Đáp án thì cho 0.5 điểm->0.75 điểm
Lưu ý: Học sinh diễn đạt bằng các từ ngữ khác có nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4 (1.0 điểm)
– Thông điệp  được gợi ra từ văn bản.
+ Nêu đầy đủ nội dung thông điệp : 1.0 điểm.
+ Nêu chưa đầy đủ hoặc diễn đạt lủng củng thông điệp: 0.5 điểm-> 0.75 điểm
Lưu ý: Học sinh có thể lí giải bằng những suy nghĩ riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
* Yêu cầu chung
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận.
– Lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, b, d, e: chấm như Đáp án.
– Đối với yêu cầu c: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tại sao tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh, có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1.0 điểm.
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0.5 điểm đến 0.75 điểm.
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 0.25 điểm
Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với yêu cầu c nếu bài làm triển khai ý như một bài văn.
Câu 2 (5.0 điểm)
* Yêu cầu chung
– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận.
* Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, d, e: chấm như Đáp án.
– Đối với yêu cầu b: học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận, chỉ cho 0.25 điểm.
– Đối với yêu cầu c:
+ Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm.
+ Phân tích giá trị nội dung: 2.0 điểm.

  • Phân tích bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống: 1.0 điểm
  • Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: 1.0 điểm.

+ Phân tích nghệ thuật bài thơ: 0.5 điểm.
+ Đánh gía chung, suy nghĩ về bài thơ: 0.5 điểm
 
—- Hết
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *