Chuyên đề bồi dưỡng HSG Nguyễn Du và Truyện Kiều

NGUYỄN DU – THƠ CHU HÁN VÀ TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU  MỘT TRÁI TIM LỚN  MỘT NGHỆ SĨ LỚN
Nguyễn Du – một trái tim lớn:
Trên một cái nhìn khái quát, ta thấy bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là một tinh thần nhân đạo thống thiết. Chủ nghĩa nhân đạo ấy như sợ dây xuyên suốt trong ngòi bút nhân văn của Nguyễn Du, làm nên tầm vóc bậc đại thi hào vĩ đại của dân tộc. Tinh thần, tư tưởng nhân đạn của ông không chỉ tìm thấy trong thơ chữ Hán mà còn trong thơ chứ Nôm, được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất là ông cảm thông cho số kiếp, thân phận con người trong xã hội, ông có tình yêu thương con người sâu sắc ông đã cất tiếng khóc nỉ non cho những người nghèo khổ, cơ cực, bị áp bức, bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Qua các tác phẩm chữ Hán ta luôn thấy được những nỗi niềm thương cảm cho những con người đòn gánh tre chín dạn hai vai” (Văn chiêu hồn). Đặc biệt là ông thương cho những người phụ nữa với kiếp đời “tài hoa bạc mệnh ông thể hiện lòng trắc ẩn đối với người phụ nữ nói chung và với những ca nữ, kĩ nữ nói riêng chính vì thế mà ông viết rất nhiều và hay về hai đối tượng tiêu biểu này.
Từ những niềm thương cảm, sự cảm thông sâu sắc với thân phận con người đau khổ, bất hạnh, trong xã hội phong kiến cũ, Nguyễn Du cùng thể hiện nỗi thương cho chính mình bởi lẽ ông xem nỗi đau của họ là nỗi đau của chính mình, ông tự đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Từ đó, ta phần nào thấy được cái tinh thần nhân đạo sâu sắc, một trái tim tràn ngập tình yêu của đại thi hào dân tộc
Mặt khác ông cũng đề cao, ca ngợi những phẩm thất tốt đẹp, đáng quý của
con người. Thơ văn Nguyễn Du đại đa số là tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn và cả những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Với một tinh thần nhân đạo xuyên suốt, qua các tác phẩm của ông ta còn thấy tiếng nói đanh ‘ thép lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, cái bóng đêm ghê rợn của xã hội phong kiến đã chà đạp, nhấn chìm con người từ thân xác đến quyền được sống, quyền được khát khao của con người. Đồng thời, Nguyễn Du còn lên tiếng mạnh mẽ cho tình yêu, sự tự do và công lí, ông đấu tranh đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc tho con người.

  1. Nguyễn Du – một nghệ sĩ lớn:

Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh, sinh ra ở Thăng Long. ông là một nhà thơ lớn, là tác giả của kiệt tác “Truyện Kiều” và những sáng tác thơ văn của ông đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. ông là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương, được xếp vàn hàng những cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam. ở thể loại các tác phẩm của ông cũng đều đạt đến sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.
Về thơ chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: “Thanh Hiên thi tập (làm lúc ông
đang lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân); “Nam Trung tạp ngâm (là tập thơ sáng tác khi ông ra làm quan ở triều nhà Nguyễn); “Bắc hành tạp lục (làm lúc phụng mệnh nhà vua dẫn đầu đoàn sứ đi Trung Hoa). Tổng cộng gồm 250 bài. Ngoài ra, thơ chữ Hán còn có một số kiệt tác như. “Độc Tiểu Thanh kí”;
mong Thành cầm giả cao “Thái bình mại giả cao phản chiêu hồn
Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác lớn là “Truyện Kiều” “Văn tế
thập loại chúng sinh”. Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng như “Văn tế sống
hai cô gái Trường Lưu’; thác lời trai phường nón”…
Giống như một nhà họa sĩ đại tài, những áng thơ ‘tả cảnh của Nguyễn Du ví
như những bức tranh thiên nhiên đặc sắc và ấn tượng. Đại thi hào chỉ cần phác họa vài nét chấm phá, vẽ mắt cho rồng cũng đủ gợi lên khung cảnh thiên nhiên trước người đọc:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .
Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Du không chỉ đơn thuần là đối tượng miêu tả mà còn là nhân vật trữ tình kín đáo, lặng lẽ. Thông qua bút pháp tả cảnh ngu tình, bức tranh thiên nhiên tưởng chừng vô tri vô giác ấy lại nói lên khá rõ tâm trạng của các nhân vật trữ tình.
Ngoài ra ông còn chú ý chọn cách thể hiện để làm nổi bật đặc điểm, tính cách nhân vật ‘như dùng những hình ảnh ước lệ tượng trưng để phác họa nên bức chân dung nhân vật sống động. Với Kiều, ông chỉ cần điểm qua đôi lông mày thanh tú, đôi mắt trong như nước mùa thu, bấy nhiêu cũng đủ khiến cho độc giả ngây ngất. Mặt khác, ông dùng bút pháp tả thực để lột trần bản chất của các nhân vật phản diện. ông chỉ đưa lên cận cảnh những nét vuông, những chi tiết có tính biểu đạt cao như bộ mặt mày râu nhẵn nhụi” của gã buôn người Mã Giám Sinh, vẻ “chải chuốt” của tên lừa bịp Sở Khanh…
Và nói đến Nguyễn Du ta cũng không thể nào quên được cái tài nắm bắt tâm
lí nhân vật hết sức tinh tế. Dường như ông đã hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của họ. Vì thế, nội tâm nhân vật của Nguyễn Du bộc lộ khá rõ nét qua các hình thức như lời miêu tả trực tiếp, nghệ thuật tả cảnh ngu tình và lời độc thoại nội tâm của nhân vật…
Nếu Nguyễn Trãi là người đặc nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì
Nguyễn Du lại là người làm mới nó. Các sáng tác của ông hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ gần gũi với nhân dân, ông cố gắng giảm tỉ lệ từ Hán Việt trong thơ văn và Việt hóa chúng. Nguyễn Du còn kết hợp tinh hoa của văn chương bình dân và văn chương bác học để tạo nên nét độc đáo cho thơ văn của mình.
Nguyễn Du đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Đặc biệt hơn từ cốt truyện của một tác phẩm văn học Trung Quốc “Kém Vân
Kiểu Truyện vốn chẳng có danh tiếng, Nguyễn Du đã viết thành “Đoạn trường tân thanh” – tác phẩm bất hủ của dân tộc. Đó là sự sáng tạo về việc ‘xây dựng lại hình tượng nhân vật, sửa sang cốt truyện… của Nguyễn Du.
Qua sự nghiệp văn chương, xét từ nội dưng đến nghệ thuật, ta có thể khẳng định Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn của nền văn học nước nhà, lưu danh muôn thuở.
II THƠ CHƯ HÁN CỦA NGUYỄN DU:
1 Tâm sự của nhà thơ’ nỗi thương đời, thương người
Văn chương của Nguyễn Du nói chung không bao giờ là thứ văn chương viết để mà chơi có cũng được mà không có cũng xong. Một điều rất rõ là Nguyễn Du đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra được. Vì thế, thơ văn của ông hầu như là nơi gửi gắm tất cả suy tư, tâm trạng, cảm xúc. Đặc biệt trong thơ chữ Hán của ông, ta luôn thấy chất chứa tràn đầy những nỗi niềm tâm sự của nhà thơ mà nổi trội lên là lòng thương đời, thương người. Đó là tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du luôn hiện hữu rõ nét qua các tác phẩm chữ Hán trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau.
Nguyễn Du thông cám với những người nghèo đói, lao khổ, những người đòn gánh tre chín dạn hai vai (Văn Chiêu Hồn). Nguyễn Du đặc biệt quan tâm đến
cảnh sống của những lớp người nghèo, của nhân dân lao động, nhắc đến họ, giọng thơ của tác giả bao giờ cũng đượm tình thương yêu, trìu mến:
 
 
“Vạn cổ nhất hồng trần
Kì trung giai lục lục”
(Muôn thuở chốn bụi hồng
Trong ấy người tất bật, vất vả)
Nguyễn Du hiểu ro nỗi khổ của người nông dân nghèo, quanh năm lận đận vì cảnh tô thuế:
“Thôi tô nhất bất đáo
Kê khuyến gia hy hy
(Người thúc thuế không đến
Gà chó đều vui mừng)
Hay ông thấu hiểu sự vất vả, khó nhọc của anh phu xe giữa .cảnh nắng cháy,
gió tắt im phăng phắc, ngựa mệt mỏi kêu rít mà Nguyễn Du đã vứt mũ quan để cất tiếng gọi chạnh lòng:
“Hà xứ thôi xa hán
Trương Khan lục lục đồng”
 
Không những thế, qua văn chiêu hồn, ta thấy được những cảnh đời nheo nhóc hiện rá dưới ngòi bút của Nguyễn Du. ông đã đi sâu vào trong đời sống cơ cực của con nhà kẻ khó, thể hiện sự gần gũi với những người nghèo lam lũ, yếu đuối, bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ. Nguyễn Du thuộc giai cấp thống trị-mà trong thơ văn ông lại có mối tình đồng cảm, thương xót thắm thiết với những người thuộc giai cấp khác. ờ tầng lớp trên thì lòng thương của ông dành cho những người chắn yếu tay mềm, đang sống cảnh “màn lan trướng huệ” bỗng chốc bơ vơ như chiếc lá giữa dòng. Trong tầng lớp dưới thì có thể nói là đủ mặt, từ người học trò ốm đau dọc đường không ai chăm sóc đến lúc chết phải tiệm sấp chôn nghiêng”, những người đi lính phải “bỏ việc nhà mà ‘đi gánh việc quan , sống cảnh “nước khe cơm vắt”,… Ta có thể thấy, tuy xuất thân từ gia đình. quý tộc nhưng cuộc đời Nguyễn Du không mấy ấm yên, bình lặng: năm mười tuổi cha mất, mười hai tuổi mẹ mất, loạn kiêu binh phá tan cơ nghiệp. Nguyễn Du sống giữa thời loạn lạc binh đao, biến cố dữ dội của lịch sử. ông đã mười năm phiêu dạt đất Bắc (1786 – 1796), sống nay đây, mai đó (Trăm năm thân thể gửi ở phong trần 1 Hết ăn nhờ ở miền sông lại ở miền bê), ốm đau không có thuốc uống (Ba tháng xuân, bệnh liên miền, nhà không thuốc); có khi về quê nội Hà Tĩnh ở ẩn, khi dạt về quê vợ ở Thái Bình, có khi bị bắt… Chính cuộc đời từng trải, phiêu bạt nổi chìm, từ những cực khổ thiếu thốn đã làm Nguyễn Du thấu hiểu sâu sắc thân phận con người, cảnh sống của nhân dân, đã đưa ông đến gần hơn với quần chúng, cảm thông với những  đau xót của quần thúng Tất cả đã làm nổi bật được tâm sự thương đời, thương người của ông; nhào nặn, tôi luyện được trong con người ông một tinh thần nhân đạo, tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Không dừng lại ở đó, từ tâm sự nỗi niềm của Nguyễn Du qua các tác phẩm chữ Hán, ta còn thấy ngòi bút ông mang nặng hàm ý mỉa mai, lên án tố cáo bọn quan lại phong kiến bạo lực bị đồng tiền làm mờ con mắt. ông có thái độ trân trọng
đối với người phụ nữ, đặc biệt ông viết .rất nhiều, rất hay về ca nữ, kĩ nữ-những người bị khinh rẻ nhất, bị.chà đạp nhất trong xã hội phong kiến bởi các thế lực tàn bạn. ông đặc biệt đề cao, ca ngợi, quan tâm đến tài hoa của họ, nhất là tài năng nghệ thuật như thơ phú, tài đàn hát,… ông xem họ là những người nghệ sĩ, luôn trân trọng, đồng tình với những ước mơ, khát vọng hành phúc và đồng cảm với những nỗi đau thương, bất hạnh của họ bởi lẽ chính ông cũng là một người nghệ sĩ. Trong thơ thứ Hán của ông, ta luôn thấy được lòng trắc ẩn đối với người phụ nữ nói thung và ca nữ, kĩ nữ nói riêng; xót xa cho cảnh chỉ vì có nhan sắc, tài năng mà họ bị đem ra làm trò chơi, thú vui cho thiên hạ.
Vì cùng có sự đồng điệu, đồng cảm giữa những người nghệ sĩ nên Nguyễn Du thương cho tài tử, giai nhân mang kiếp đời tài hoa bạc mệnh. Theo thuyết tài
mệnh tương đố, cái tài và cái đẹp luôn bị đố kị, phải chịu sự gièm pha, ghen ghét của người đời. Từ đó, Nguyễn Du cũng thương cho chính bản thân mình, tự đặt mình vào hoàn cảnh, thân phận, số phận của họ để rồi chất chứa bao nhiêu nỗi niềm uất ức đến nghẹn ngào: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn”. Nỗi niềm tâm sự, thương đời, thương người và thương mình của Nguyễn Du lại càng trở nên  sâu nặng, thắm thiết vô cùng khi viết về người phụ nữ mà ông vốn dành nhiều tình cảm nhất.
Mặt khác, Nguyễn Du còn quan tâm thiết tha đến những nạn nhân bị coi rẻ
trong xã hội, đó là bậc tài trí lỗi lạc, là những nghệ sĩ chân chính. ông tưởng nhớ sâu sắc và viết đến năm bài thơ dành viếng tặng Khuất Nguyên mà bài nào cũng hay, cũng thắm thiết đến thừng như Nguyễn Du đã tìm thấy ở Khuất Nguyên một con người đồng điệu. Nguyễn Du đã thấy tấm lòng thanh cao, thuần khiết như các loài hoa thơm của khuất Nguyên, tài trí tuyệt vời và cả tình cảnh éo le của nhà thơ lớn Trung Quốc như có gì giống với mình:
“Thiên cổ thời nhân viên độc tỉnh
Tứ phương hà xứ thác cô trung?
(Nghìn năm sau ai thương người độc tỉnh
Tấm lòng cô trung biết kí thác vào đâu?)
Từ sự cảm thông sâu sắc, Nguyễn Du ái ngại Khuất Nguyên và cũng có lẽ là
cho chính mình nữa. Hay với Đỗ Phủ, Nguyễn Du không chỉ khâm phục tài năng của bậc thầy thơ văn Trung Quốc mà xem mình là tri âm, tri kỉ duy nhất của Đỗ Phủ sau một nghìn năm trên cõi đời, không ai có thể hiểu và thương cho Đỗ Phủ như thế. Khác .nhau về thân thế, xa nhau về không gian lẫn thời gian nhưng Nguyễn Du lại nhỏ bớ lọt nước mắt thương tiếc cho Đỗ Phủ phải chịu cái chết oan khuất Dị đại tương liêu không hữu lệ (Khác thời đại mà thương nhau, chỉ có nước mắt suông). Ngoài ra, Nguyễn Du còn thương cảm rất nhiều với những đối tượng khác như sông Hoàì mà cảm nhớ Hàn Tín, Văn Thiên Trường…
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du chính là: đời tự thuật của một cuộc đời, một
con người và một tâm hồn nghệ sĩ và đại đứng trước xã hội đầy màu sắc bị kịch
ở thế kỉ cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam” (Đăng Thanh Lê). Đọc thơ chữ Hán cua Nguyễn Du, những thế hệ sau này phần lớn phải dựa vào phiên âm, dịch nghĩa nhưng chúng ta cũng có thể hình dung được mấy nét cơ bản về chân dung, tâm trạng Nguyễn Du, những lời lẽ còn sơ sài, e rằng chưa thỏa đáng, nhưng là tấm lòng của hậu thế xin được “khấp Tố Như
2. Quan niệm về nghệ thuật và nghệ sĩ:
Là một nghệ sĩ lớn với tài năng nghệ thuật xuất sắc, trong những áng văn, thơ chứ Hán của Nguyễn Du ta luôn thấy ẩn chứa một tiềm năng vô tận Về ý nghĩa. Qua các tác phẩm chữ Hán, ông luôn thể hiện một cách nhìn, nhận định của mình về nghệ thuật và nghệ sĩ.
Quan niệm về nghệ thuật.
Quan điểm riêng của Nguyễn Du về khái niệm “nghệ thuật”: nghệ thuật vốn là một khái niệm tổng quát rất lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực, thể loại, loại hình khác nhau. Song, trong thơ văn chữ Hán, ta thấy Nguyễn Du chỉ quan niệm gói gọn trong hai lĩnh vực: thơ phú, sáng tác thơ văn (nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí) và tài đàn hát (Thúy Kiều trong “Truyện Kiều cô gái đánh đàn trong “Long thành cầm giả ca”, ông già mù hát rong trong “Thái Bình mại ca giả”) Nghệ thuật với nhà thơ – người nghệ sĩ: với ông, nghệ thuật chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi gửi gắm bao tâm sự, tình cảm, niềm vui hay nỗi buồn… Mỗi tác phẩm thơ văn được sáng tác, mỗi nốt đàn được gảy lên luôn chất chứa tràn đầy tâm trạng, nỗi niềm có lúc vui, lúc buồn, khi than oán, tủi nhục,… Như ông lão mù kia đánh đàn, nhảy múa ca hát sinh động hay là thế nhưng trong tiếng đàn và cử chỉ, động tác của ông, ta thấy chất thửa một nỗi ngậm ngùi, thương xót của nhà thơ cho số phận cơ cực của ông ông già nói riêng và những con người có tài mà không được xem trọng nói chung.
Nghệ thuật với độc giả: Nguyễn Du quan niệm nghệ thuật khi được làm ra thì phải có sức lay động tình cảm nơi người thưởng thức. Nghệ thuật phải khơi dậy được tình cảm, sự đồng cảm sâu sắc của người đọc, làm thổn thức trái tim, làm người đọc luôn day dứt, bâng khuâng như hoà mình vào trong dòng chảy của tác phẩm dù là khi đã gấp tác phẩm lại. Và cái quan trọng nhất của nghệ thuật là sự bất diệt, mãi mãi trường tồn trong lòng người đọc bởi đó là nghệ thuật chân chính, như Soạn Santưcop nói: văn học nằm ngoài mọi định luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết
quan niệm về người nghệ sĩ.
Theo Nguyễn Du, nghệ sĩ thì không phân biệt giai tầng, đẳng cấp, xuất thân. Bất cứ một ai trong xã hội dù là nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo hễ có tài năng nghệ thuật thì có thể coi là một nghệ sĩ thực thụ.
Trong thơ văn chữ Hán của ông, người nghệ sĩ mà ông đề cập đến thường làngười có tài năng thiên bẩm, trời phú và xuất chúng hơn người. Nhưng những người nghệ sĩ .ấy không thể tránh được số kiếp “tài mệnh tương đô , chữ tài liền với chữ tai một vần”. Người nghệ sĩ làm đẹp cho đời, lâm say lòng người, họ đánh thức ở con người tình yêu và sức mạnh, họ cống hiến cho đời những giá trị tinh thần tốt đẹp và bày tỏ sự đồng cảm với tất cả mọi người, những ai gặp trắc trở. Người nghệ sĩ biết được văn thương, nghệ thuật là nghiệp chướng nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục mang lại niềm vui cho cuộc đời, mặc cho sự vô nghĩa của xã hội đối với họ. Điều đó thật đáng quý và đó cũng là hành động nhân văn muôn đời đáng trân trọng.
III “TRUYỆN KIÊU” – TÁC PHẨM LỚN:

  1. Tiếng khóc vĩ đại (Xuân Diệu):

Nguyễn Du – “tác giả của Truyện Kiều là một trí tuệ lớn, không phải trí tuệ
của trí tuệ mà là trí tuệ của trái tim”. Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du
được Viết khi “chồng chất những khối lỗi ở trong lòng và như có “máu chảy
đầu ngọn bút (Mộng Liên Đường). Tình thương yêu của con người sâu sắc, ngòi
bút sắc sảo, tinh tế đã kết tinh thành “tiếng khóc vĩ đại” như Xuân Diệu đã
nhận định.
Tiếng khóc vĩ đại của “Truyện Kiều hiện diện ngay trong nhan đề “Đoạn Trường Tân Thanh” – Tiếng kêu đau đến đứt ruột. Sở dĩ lấy tên này là vì các nhân vật mà ông yêu quý nhất dù tài hoa bậc nào, dù cố gắng đến đâu đều không thoát khỏi số phận bị hủy hoại. Đầu tiên Nguyễn Du lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp hình thức bên ngoài của con người. Trong “Truyện Kiều”, ta thấy có rất nhiều nhân vật được Nguyễn Du miêu tả với hình thức bên ngoài- rất đẹp như Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải,… nhưng trong số đó nổi bật hơn cả tính phải kể đến hình tượng nhân vật Thúy Kiều – linh hồn của tác phẩm và Từ Hải
Với Thúy Kiều, Nguyễn Du khắc họa hình tượng Kiều với nhan sắc tươi thắm, rực rỡ của một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy tuy phải khiến cho “hoa ghen, liễu hờn’, làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng những tàn phá khốc liệt của cuộc đời và năm tháng vẫn không thể làm phai nhạt. Trong quan niệm của xã hội phong kiến vốn coi thường phụ nữ. Nếu có thì xã hội ấy cũng chỉ ghi nhận ở sắc đẹp và đức hạnh. Còn với Nguyễn Du, ông đã đề cao, ca ngợi Thúy Kiều là nữ có vẻ đẹp toàn diện: từ sắc đẹp đến tài năng bẩm sinh, điêu luyện và tình cảm, tâm hồn. Nguyễn Du ca ngợi những tài hoa nghệ thuật của Kiều: thơ phú, họa, hồ cầm và đặc biệt là tự soạn riêng cho mình khúc nhạc “Bạc mệnh , ông đã đề cao cái nhạy bén, phong phú, sâu sắc trong tình cảm và tâm hồn Thúy Kiều. thuý Kiều đẹp là thế, nàng như chiếc nam châm hút vào mình bao điều hay, người tốt nhưng cũng có cả những cái xấu xa trên suốt chặng đường đời mười lăm năm đầy gió bụi, truân chuyên. ấy chính là tiếng khóc thương cảm, cảm thông cho những con người tài hoa bạc mệnh.
Còn Từ Hải, người đã chở che, cứu vớt đời Kiều với một tình yêu chân thành, sâu sắc Hình ảnh Từ Hải là biểu tượng cao cả tho người anh hùng với tài năng và sức mạnh phi thường. Dưới ngòi bút và cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du, Từ Hải hiện ra là một nghĩa tướng ngang tàng, “đầu đội trời, chân đạp đất , không chịu khuất phục rào cản tù túng của xã hội phong kiến, không chịu thừa nhận ngai vàng thiên tử:
Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai’.
Qua bức chân dưng nhân vật người anh hừng này, ta thấy rất nhiều thiện cảm của Nguyễn Du đối với người nghĩa tướng đấu tranh cho chính nghĩa, vì công lí:
‘Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao? .
Từ Hải là nhân vật lí tưởng hóa, được khắc họa với tầm vóc con người, vũ trụ bằng ngòi bút phóng đại để thể hiện rõ nét lí tưởng, quan niệm về người anh hùng và đặc biệt là sự phản kháng của Nguyễn Du về cái thực tại thối nát lúc bấy giờ. Như Hoài Thanh nhận xét: “Từ Hải dường như xuất hiện từ một giấc mơ, một giấc mơ hùng vĩ về chính nghĩa  phía mà hàng triệu người khốn khổ hằng ôm ấp”. Tài hoa, trí tuệ và sức mạnh của con người gắn với những phẩm chất cao đẹp là lí tưởng nhân văn sâu sắc của thời đại Nguyễn Du, của cả dân tộc Việt và toàn nhân loại.
ở các nhân vật chính diện, Nguyễn Du luôn xây dựng không chỉ vẻ đẹp bên
ngoài mà đặc biệt quan tâm làm nổi bật cá tính riêng, phẩm cách cao đẹp, đáng quý ở mỗi người. Để minh chứng cho điều này, chỉ cần xem xét nhân vật Thúy Kiều ta đã thấy rõ điều đó. Kiều có một trái tim trung hậu, là người có lí trí sáng suốt, thấu tình hợp lí. ấy là chỗ nàng Kiều từ thân phận một kĩ nữ được Từ Hải cứu vớt, đưa lên ngồi giữa ghế vương quân để “ơn đền, oán trả”. Không những thế nàng còn là người có tâm hồn nồng nhiệt,.,.cháy bỏng, chủ động xây đắp tình yêu cho bản thân. Ngay từ buổi đầu gặp gỡ, nàng và Kim Trọng đã chớm nở một tình yêu mãnh liệt. Rồi trong đêm khuya, nhân có cơ hội, nàng đã xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để sang nhà Kim Trọng bày tỏ tình cảm và cùng nhau cất chén rượu thề dưới trăng. Hành động nàng Kiều – một thân phận nữ nhi, dám băng qua lối . vườn để đi tìm người yêu là hành động nhân văn cao cả mà Nguyễn Du muốn nói đến Đó là sự mạnh mẽ vượt qua bóng đêm của lễ giáo hà khắc, dám đạp đổ bức tường của những định kiến xã hội để đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Từ đó nói lên khát vọng về tình yêu tự do, chủ động, đồng thời cũng là tiếng khóc than trách của Nguyễn Du về những lễ giáo hà khắc phong kiến đã ngăn cản con người đi tìm hạnh phúc tự do.
Mặt khác Thuý Kiều luôn có ý thức vị tha, tấm lòng khoan dung, độ lượng.
Nàng phải đau lòng từ bỏ mối lương duyên đầu với chàng Kim để bán mình chuộc cha, giúp gia đình lúc tai biến. Nhưng nàng cũng không quên lời thề nguyền cùng Kim Trọng khi chén rượu kia còn chưa ráo. Vì thế, trước khi bán mình nàng đã trao duyên lại cho em mình là Thúy Vân. Thúy Kiều đã làm tròn chữ “hiếu’ của đạo làm con và cũng vẹn toàn chữ tình” với Kim Trọng.
Nguyễn Du còn cất tiếng khóc đồng tình, ủng hộ với những ước mơ, khát vọng chính đáng được giải phóng con người. ông đã cất tiếng khóc đồng tình với khát vọng chủ động trong tình yêu tìm được hạnh phúc tự do cho bản thân. Đó là một mối tình thầm kín, sây sắc của Thúy Kiều và Kim Trọng chớm nở trong lần gặp nhau đầu tiên. Nàng Kiều – chàng Kim là những thanh niên dũng cảm, có tình yêu mãnh liệt, dám bất chấp định kiến hay lễ giáo phong kiến đã tự đến với nhau, chủ động xây đắp hạnh phúc lứa đôi. Thúy Kiều đã “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình . Đó là hành động mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến không bao giờ dám làm và được làm. Nhưng Kiều đã bất chấp tất cả, băng qua màn đêm ràng buộc, định kiến để được đến với người yêu Còn Kim Trọng thì nhân chuyện trả chiếc thoa vàng, chàng đã vượt quyền cha mẹ, chủ động bày tỏ tình yêu với Thúy Kiều. Đây là mối tình trong sáng, thuỷ chung. nhưng lại bị những thế lực tàn bạo trong xã hội tàn phá, ngăn cách, cưỡng di cái hạnh phúc vừa chớm nở giữa hai người. Tuy vậy, cũng không thể nào tiêu diệt tình yêu trong trái tim hai người: Thúy Kiều dù đi theo Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải,… nhưng không nguôi quên nỗi nhớ Kim Trọng, chàng Kim dù đã kết duyên cùng Thúy Vân nhưng không sao phai mờ bóng hình Thúy Kiều trong trái tim. Yêu nhau mà không đến được với nhau. Sự oan trái đó đã làm cho sức nặng tiếng khóc đồng tình của Nguyễn Du lại trở nên to lớn và sâu sắc vô cùng.
Nguyễn Du không những cất tiếng khóc cho tình yêu đôi lứa mà ông còn cất
tiếng khóc cho khát vọng tự do của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hình tượng Từ Hải, Từ Hải chính là hình tượng lí tưởng nhất, thể hiện rõ nét sự đồng tình của Nguyễn Du. Từ Hải’ được hiện ra như một vị tướng ngang tàng, không chịu khuất phục cảnh tù túng, ràng buộc của xã hội phong kiến, coi tự do là mục tiêu sống. Chàng có thái độ miệt thị, coi thường công danh phú quý bởi nó buộc con người phải từ bỏ nhân cách, sống phải luôn e dè, luồn cúi, giữ mình, cẩn thận không thoải mái. Từ Hải muốn một mình một cõi, có phương trời riêng, sống cuộc sống tự do tự tại:
áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi? .
Chàng một lòng tự tin tuyệt đối với sức mạnh và tài năng của bản thân “sức
này đã dễ làm gì được nhau coi thường coi nhẹ tất cả, thậm chí không thừa nhận ngai vàng. Hình tượng Từ Hải mang tính chất sử thi hoành tráng, mang tầm vóc to lớn vĩ đại của con người vũ trụ. Đó là sự thành công kiệt xuất của bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, là một biểu hiện sâu sắc của cảm hứng thi ca đối với những khát vọng tự do, công lí, dân thủ của con người thời đại. Xuyên suốt cả tác phẩm thì tiếng khóc đồng cảm với số phận bi kịch của con người ở ngòi bút và tinh thần của Nguyễn Du là đặc biệt và nổi bật hơn hết.  Tiếng khóc đồng cảm với số phận chìm nổi mười lăm năm phiêu dạt, cho cuộc đời truân chuyên, lận đận, hứng chịu bao nỗi khổ đau, tủi nhục và bị thà đạp lên thân xác lẫn nhân phẩm của Thúy Kiều. Cuộc đời người con gái có nhan sắc, tài hoa, tâm hồn, tình cảm đẹp đẽ rốt cuộc cũng chỉ là một cơn “ân Kiều đã phải trải qua hầu hết kiếp sống đau thương, bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: tình duyên tan vỡ, làm gái lầu xanh, làm nô tì, vợ lẽ, bị làm nhục khi Từ Hải chết… nhà thơ thể hiện bao nỗi niềm xót xa đến tột cùng để rồi cất lên những tiếng khóc chua chát:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.
Và cũng từ cuộc đời của Kiều, Nguyễn Du đã khái quát sâu xa về thân phận
của người phụ nữ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung .
Có thể nôi, thân phận người phụ nữ nói riêng và con người trong xã hội nói
chung luôn là niềm day dứt, băn khoăn, trăn trở trong tâm tư Nguyễn Du. Tiếng khóc thương của Nguyễn Du đã dấn nâng lên thành tiếng thét, tiếng oán thán, uất ức để lên án, tố cáo các thế lực hắc ám, bạo tàn. Nguyễn Du đã vượt qua khỏi chỗ đứng của giai cấp xuất thân là quý tộc để lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, hung ác đã áp bức, bóc lột chà đạp quyền sống của con người. Giai cấp phong kiến trong Truyện Kiều xuất hiện qua khuôn mặt bất tài, tráo trở, độc ác của Hồ Tôn Hiến; qua tính cách xảo trá và tâm địa nhẫn tâm, tàn ác của Hoạn Thư, Tú Bà…
Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn
bạo, đồng thời là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người với những khát vọng tình yêu, công lí, tự do với những ước mơ, khát vọng, phát huy tài hoa trí tuệ và sức mạnh con người. Qua tất cả những phương diện áy ta luôn nghe tiếng khóc nức lòng, vang động hàng mấy thế kỉ, có sức lay động bao con tim độc giả. Tiếng khóc ấy được nâng lên tầm khái quát về một xã hội phong kiến mục nát, đầy rẫy những bất công, ngang trái, đặc biệt là thống qua việc miêu tả số phận người phụ nữ chịu bao thăng trầm, đắng cay, tủi nhục ngay trong chính xã hội ấy Nguyễn Du đã khắc hoạ lẽ đời, về số phận con người với thái độ yêu ghét rạch ròi, biểu lộ tình cảm trân trọng, yêu thương, xót xa cho những chua chát cuộc đời của những phận người bị chà đạp. Đô chính là tiếng khóc vĩ đại mang tính nhân đạo thống thiết, nhân văn sâu sắc nhất của ngòi bút nhân đạo chủ nghĩa, xuất ‘phát từ trái tim bậc đại thi hào dân tộc.

  1. “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân đến Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trong văn học Việt Nam, hiếm có tác phẩm nào mà từ khi ra đời tho đến nay, trải qua hàng trăm năm vẫn luôn được người đọc yêu thích, tôn sùng như Truyện Kiều – Nguyễn Du. Tác phẩm là kết tinh rực rỡ của văn học Việt Nam, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của ngôn ngữ văn học tiếng Việt.. Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kìm Vân Kiều truyện dựa theo một tiểu thuyết của Trung Hoa, để thuật lại cuộc đời truân chuyên của một thiếu nữ hữu sắc đa tài nhưng bạc mệnh.
Một là, Nguyễn Du đã lược bỏ đi hai phần ba cuốn truyện. Cụ thể, ông đã
loại 142 trang trên tổng số 214 trang. ông chỉ giữ lại 72 trang bao gồm cả những ý trong bài tựa, trong những lời bà 1 đầu mỗi hồi và trong cả 20 hồi của Kim Vân Kiều truyện. Nguyễn Du đã lấy bấy nhiêu đó mà viết thành 1313 câu trong tổng số 3254 câu của Đoạn Trường Tân Thanh.
Hai là, 1941 câu còn lại là do công lao của Nguyễn Du viết ra. Từ sự thật đó, nói lên một cách rõ ràng rằng Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch. Dịch và viết bao giờ cũng là hai chuyện khác nhau. Điều đó có lí do của nó. Bởi vì ngôn ngữ chỉ là công cụ của nhà văn, nhà thơ, dùng để diễn đạt một nội dung nào đấy qua một số hình tượng nào đấy trong tác phẩm văn học. Cái vĩ đại, cái chủ yếu của một tác phẩm văn học chính là nội dung cùng với cả hệ thống hình tượng của nó được diễn tả, được xây dựng nên bằng một ngôn ngữ tương ứng. Không có cái nội dung được diễn tả qua hệ thống hình tượng ấy, thì ngôn ngữ – hay nói một cám nôm na, thì văn có bóng bẩy đến đâu cũng không hay được.
Nguyễn Du đã dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tạo ra một thi phẩm lớn với một nội dung, một hệ thống hình tượng riêng của mình. Nguyễn Du đã có biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Nhờ sử dụng phương tiện này mà chúng ta thấy được thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật.
Kim Vân Kiều truyện, ngôn ngữ kể chuyện của tác giả không được sử dụng chặt thẽ và vừa phải, cho nên cuộc sống nội tâm của nhắn vật cũng nghèo nàn vì không có một cuộc sống thực và một cuộc sống nghệ thuật. Ví dụ như lần Kiều đi tu: lấn thứ nhất, ở Quan âm Các. Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói có một câu: Từ đó Thúy Kiều an tâm sao chép kinh quyển ở trên lầu. ở Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du kể:
“Quan phòng then nhặt lưới mau,
Nói lời trước mặt, rơi châu vắng người.
Gác kinh viện sách đôi nơi,
Trong gang tấc lại gấp mười quan san .
Hay lần thứ ba ở thảo lư bên sông Tiền Đường: Thanh Tâm Tài Nhân kể. (Giác Duyên) rằng bảo nhà chài nhân lúc đêm tối, chèo thuyền đến trước am rồi lén dắt Thúy Kiều vào đó ẩn náu, không để một người nào được biết. Song, Nguyễn Du kể:
‘(Một nhà chung chạ sớm trưa,
Giá trăng mát mặt muối dưa chạy. lòng.
Bốn bề bát ngát mênh mông,
Triềú dâng hôm sớm mây lồng trước sau.
Qua những ví dụ so sánh trên, chúng ta thấy cũng là việc Thúy Kiều đi tu, nhưng Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du, mỗi người có một thái độ khác. Thanh Tắm Tài Nhân thì hầu như bàng quan, còn Nguyễn Du thì xót xa, thao thức cho người đi tu mà lòng còn nặng với thế tục. Với lời kể của Nguyễn Du, chúng ta thấy cuộc sống nội tâm của nhân vật phong phú biết bao, đi tu mà lòng thấy xót xa cho thân phận của mình:
“Quan phòng then nhặt lưới mau,
Nói lên trước mặt, rơi châu vắng người .
Kim Vân- Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhắn còn có tên là Song Kì Mộng, khi mới ra đời, nó đã bị quên đi, ít ai nhắc đến. Còn Đoạn Trường Tân  Thanh của Nguyễn Du, gần 200 năm nay chiếm một vị trí rực rỡ trong lần sử văn học Việt Nam. Điều đó là minh chứng đầy đủ cho giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Tại sao Kim Vân Kiều Truyện Đoạn Trường Tân Thanh có hai số phận khác nhau ấy? Điều đó không chỉ giải thích về ngôn ngữ, vì văn chương họ Nguyễn hay hơn .văn chương Thanh Tâm Tài Nhân; hay vì Đoạn Trường Tân Thanh là một bài thơ dài, còn Kim Vân Kiều Truyện là cuốn truyện văn xuôi. Nó chỉ có thể giải thích được bằng cái nội dung với những hình tượng được xây đựng của tác phẩm; hay nói một cách khác, nó chỉ có thể giải thích được bằng sự sáng tạo của Nguyễn Du trên cơ sở nhào nặn lại cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà xây dựng những bức tranh sống của xã hội với một nội dung phong phú, sâu sắc. Từ đó, chúng ta có một nhận xét nữa là: Nguyễn Du đã tỏ . ra rất tài tình khi ‘ông sử dụng tất cả những gì trong cuộc sống có liên quan đến con người để xây dựng nên những hình tượng nghệ :thuật đẹp đẽ như: thiên nhiên, cuộc sống nội tâm của con người (nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, băn khoăn về cuộc đời, rạo rực yêu thương, và đến cả những tâm lí ghen tuông). Tất cả những cái đó được diễn tả bằng một ngôn ngữ điêu luyện hầu như thâu góp bằng hết mọi tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
Thiên nhiên trong Kim Vân Kiều truyện hầu như vắng vẻ. Nếu có cũng chỉ
thấy mờ nhạt, rời rạc loáng thoáng năm bảy lần qua một số bài thơ của Thúy Kiều, hay một đôi lần qua lời kể lướt của Thanh Tâm Tài Nhân. Còn ở Đoạn Trường Tân Thanh, thiên nhiên đi về đó đây khắp cả cốt truyện. Phong cách thiên nhân xây dựng nên ở đây bao giờ cũng gắn chặt với cuộc sống của con người. Qua thiên nhiên, chúng ta có thể hình dung được tâm sự của nhân vật (Trong Đoạn Trường Tân Thanh, mùa thu là mùa được Nguyễn Du nhắc đến nhiều nhất. 15 lần nhắc đến mùa thu, nhưng mỗi lần mỗi vẻ (ấy là bởi tâm trạng của nhân vật khác nhau):
Một buổi đầu thu man mác, cô đơn của người đi kẻ ở:
Buồn trông phong cảnh quê người
Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa .
Một mùa thu bâng khuâng, xót xa, thao thức khi về trú phường với Mã Giám
Sinh:
“Đêm thu một khắc một chầy,
Bâng khuâng như anh, như say một mình .
Và những mùa thu khác còn lại, 5 cảnh mùa xuân, 5 cảnh mùa hè được mô tả trong Đoạn Trường Tân Thanh cùng mỗi mùa một cảnh, mỗi cảnh một vẻ như thế Thiên nhiên trong Đoạn Trường Tân Thanh còn có những chuyện khác nữa, không phải chỉ có mùa thu và mùa hè… Song, ở đây chỉ nêu lên khía cạnh này cũng đủ thấy rõ rằng những bức họa phong cảnh, với Nguyễn Du là những tác phẩm nghệ thuật có quan hệ mật thiết đến thái độ của con người, đến tâm lí, đến cuộc sống của con người. Mô tả nó là làm tho cuộc sống của con người toàn diện hơn, và qua việc mô tả mà chúng ta hiểu được con người toàn diện hơn.
Trong Kim Vân Kiều truyện, thiên nhiên nếu có thì chỉ có tính cách là người kể lại, ghi lại thời gian, chứ chưa phải một bức tranh nghệ thuật. Ví dụ, khi nói đến khung cảnh thiên nhiên của buổi Thúy Kiều tắm, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói: một buổi chiều Kiều tắm xong, càng đẹp ròng rỹ… “, Chỉ Có thế mà thôi, chứ không có ý nghĩa như thiên nhiên trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du:
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông .
Còn đến những tâm lí yêu đương và cả những tâm lí ghen tuông của Hoạn Thư. . . Tất cả đều khắc họa cho bức vẽ của nhân vật thành những hình tượng nghệ thuật sâu sắc. Tính cách nhân vật ở đây được biểu lộ đầy đủ. Không như ở Kim Vân Kiều truyện, những trạng thái tâm lí nhân vật thật hiếm hoi, và nếu có, thì cũng chỉ được để lại chứ không phải là diễn tả một cách hình tượng như ở Đoạn Trường Tân Thanh.
Đến như việc vẽ nên một cô Kiều tài tình trọn vẹn, một cô Kiều thông minh, có ý thức về quyền sống của mình mà bị đày đọa đủ kiểu, Nguyễn Du tô ra có tài sáng tạo khi diễn tả, hay nói một cách khác khi Nguyễn Du đóng vai trò người kể truyện để lại những nỗi băn khoăn về cuộc đời, về thân phận của cô. Mở đầu cho một mối tình chớm nở Thúy Kiều đã băn khoăn:
người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không? .
Rồi từ cái băn khoăn ban đầu ấy, những nỗi băn khoăn khác dồn dập tiếp theo tràn đến tâm hồn Thúy Kiều suốt trong mười lăm năm lưu lạc, khi say sưa với hạnh phúc bên cạnh người yêu:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết vuông tròn mà hay .
Cũng như khi chán chường phải tiếp khách thốn thanh lâu:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa! .
Tóm lại, với Đoạn Trường Tân Thanh, thúy Kiều gần như lúc nào cũng băn khoăn, mà băn khoăn là phải. Thân phận cửa nàng Kiều, quyền sống của con người nói chung, ở đáy càng mỏng manh quá? Nanh vuốt của xã hội đang chực cấu xé lên họ.
Nói lên những nỗi băn khoăn ấy là công lao Nguyễn Du. ở Kim Vân Kiều Truyện, một đôi khi cũng có nói đến, hầu như chỉ mấy lần trong buổi hội ngộ ở nhà Kim Trọng. Song, có nói đến nhưng chưa phải là một dụng ý miêu tả để thể hiện tính cách nhân vật, chưa phải là những băn khoăn có sức truyền câm như ở Đoạn Trường Tân Thanh.
Thấy Kiều hầu như bao giờ cũng băn khoăn. Tâm trạng này chỉ thực sự chấm dứt ở nàng trong cuộc đại đoàn viên đầm ấm, -điều đó cắt nghĩa một phần nào của việc khuyên Từ Hải ra hàng của Thúy Kiều.
Những tâm sự khác của Thúy Kiều, như nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, ở Kim
Vân Kiều truyện Đoạn Trường Tân Thanh cũng diễn ra với mức độ khác nhau tương tự như những điều vừa nói ở trên, nghĩa là Nguyễn Du đã sáng tạo hẳn ta một bức tranh nhớ nhung khác phục vụ cho việc phản ánh cuộc sống nhân vật.
ờ Đoạn Trường Tân Thanh tâm sự này của Thúy Kiều đã diễn ra bảy lần tất cả. Lần đầu tiên là trên đường đi Lâm Tri theo họ Mã, và lần cuối, khi người “trượng phu Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi sau mức năm hương lửa đương nồng ‘.
Lần đầu, ở Kim Vân Kiều truyện chỉ là một cái nhớ nhung vì tình si hôn rũ
sạch, vì thấy cảnh thương tình”. Còn ở Đoạn Trường Tân Thanh là cả một tâm trạng cô đơn buồn da diết, canh cánh bên lòng lời thề thốt cũ, nặng trên vai bổn phận của kẻ làm con, khi lần đầu từ biệt cha mẹ ra đi:
Vi lô san sát hơi may,
Một trời thu để riêng ai một người.
Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi,
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông!
Rừng thu từng biết chen hồng,
Nghe chim như nhắc tấm lông thần hôn .
Sáu lần khác cũng diễn ra với một tình hình tương tự. Chỉ trừ lần ở Thanh
lâu của Tú Bà sau khi đã chịu nhận tiếp khách, lần ở nhà mẹ Hoạn Thư, và lần cuối cùng khi Từ Hải ra đi là hoàn toàn không có ở Kim Vân Kiều Truyện. Có một điều đáng chú ý là ở Đoạn Trường Tân Thanh, bảy lên diễn tả tâm trạng này của Thúy Kiều, Nguyễn Du bao giờ cũng để cho Thúy Kiều nhớ cha mẹ và nhớ cả người yêu. Năm đầu Thúy Kiều nhớ Kim Trọng, hai lần nhớ Thúc Sinh, và lần cuối cùng Thúy Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cả Từ Hải.
Điều nhận xét này cho thấy: Nguyễn Du đã mô tả nhân vật của mình rất dụng công, trân trọng trong từng chi tiết nhằm làm sao cho tính cách của nhân vật nổi bật lên.
Tất cả các bài thơ xướng họa, những bài ghi lời thề thốt… đều lược bỏ đi. Điều này có một ý nghĩ rất hay là một mặt nó làm cho chúng ta không phải khó chịu vì cái lối sính thơ của nhân vật, mà trái lại dẫn ta vào một địa hạt mông lung về cái “tài’ và cái “tình” của nhân vật, đặc biệt là của Thúy Kiều. do đó? ấn tượng về cái mà Mộng Liên Đương chủ nhân gọi là “cái thông lụy” xưa nay của kẻ văn nhân tài tử trở nên xót xa hơn, đánh thức ở ta những biểu  tượng về lí tưởng, làm cho ta khao khát một cái gì đẹp hơn, làm cho ta bất bình đến phát khóc với cái gì đã phũ phàng lên cái “tài cái “tình của con người. Những lời đối đáp rườm rà, không giúp gì ích gì cho việc phát triển tính cách của nhân vật được lược đi hết. Nhờ sự tước bỏ này, mà bố cục của cuốn truyện thật chặt thẽ, tình tiết phát triển một cách tự nhiên, cân đối.Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì (kể cả những chi tiết rất nhỏ ) là đặc trưng, là điển hình, có liên quan đến một mặt nào đó trong cuộc sống của nhân vật, giúp cho ta hiểu được tính cách (hay cá tính) của nhân vật.
Những gì có hại đến tính cách, nhân phẩm của các nhân vật, Nguyễn Du đều
lược bỏ.
Điều này không những cho ta thấy rõ thái độ của Nguyễn Du mà còn cho ta
thấy tư tưởng của Nguyễn Du đã có chỗ khác với thái độ và tư tưởng của Thanh Tâm Tài nhân. xuất phát từ đây mà chủ đề hai cuốn truyện tuy có sự giống nhau bề ngoài, nhưng thực ra đã khác nhau từ trong căn bản.
Viết Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ vì cảm thương thân phận chìm nổi lênh đênh, trăm nghìn khổ ải của một người con gái phúc hậu, có tài có sắc mà phải chịu đày đọa đủ điều, “đã không được cái vinh sống ở nhà vàng , lải bị bao “nỗi khổ nhục phũ phàng hắt hủi”. Viết Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân cũng cốt để thông minh một điều sở đắc: “Tạo hóa ghét sự hoàn toàn, hơn điều nọ tất phải kém điều kia, sinh được một phần hồng nhan, thì phải chịu mười phản đày đọa, có được một chút tài tình, lại phải gánh thêm mười phần ngiệp chướng ‘.
Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, mới nhìn qua, ta cũng có thể cảm tưởng như thế. Nhưng thực ra vấn đề lại khác, mặt. giống thì sâu sắc hơn nhiều, mặt khác thì khác từ căn bản. Cũng cảm cái số kiếp bèo trôi sóng vỗ của một Tiểu Thanh, nhưng cái cảm của Nguyễn Du ở Đoạn Trường Tân Thanh sâu sắc và da diết vô cùng, xuất phát từ cuộc đời thực của tác giả:
Đoạn bồng nhát phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy? .
Đó là hình ảnh thực của Nguyễn Du. Sóng gió của cuộc đời dường như chỉ có xô cuốn phũ phàng lên cả một thân người thi sĩ ấy! Chính vì có cái da diết đó,
mà khi Nguyễn Du viết: đau đớn thay phận đàn bà!” nó có một sức truyền cảm sâu sắc như cấu xé lòng ta. Ta hình như nghe cả tiếng cười gằn mỉa mai chua xót khi Nguyễn Du viết tiếp “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung .
Cái cảm của Thanh Tâm Tài Nhân là cái cảm của người ngoài cuộc, đứng nhìn vào mà chạnh lòng thương, còn cái cảm của Nguyễn Du là cái cảm  mà cũng là nỗi xót thương khôn dứt, của chính người trong cuộc, của chính bản thân mình.
Do cái cảm này mà Nguyễn Du đã dồn cả sức mình trong việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều. Cái nội dung trực tiếp cả hai vấn đề là một cô Kiều “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nhưng vì thái độ của tác giả khác nhau về nhân vật,
về tình huống được miêu tả trong tác phẩm mà chúng ta cổ quyền rút ra những kết luận tự nhiên do hệ thống hình tượng của tác phẩm toát ra. Kết luận cổ thể khác với ý định của tác giả.
Một điều cũng cần nói nữa là ở Đoạn Trường Tân Thanh, mặc dầu những
khái niệm này được nâng lên như là một triết lí thể hiện một sự nhận thức có hệ thống và sâu sắc của tác giả cứ đè nặng lên ta mỗi lần được nhắc đến là cái bạo tàn của thế lực xã hội phong kiến, vì cuộc sống nội tâm sâu sắc của nhân vật vì cuộc sống của những tâm hồn có ý thức mạnh mẽ về quyền sống của mình trong xã hội thối nát, trực tiếp đày đọa lên mình. Số mệnh vẫn lùi dần đằng sau bức màn sắc nghiệt ngã của xã hội phong kiến.
Một số nhắn vật như Vệ Hoa Dương, Bộ Tân, Nguyễn Du đều lược bỏ đi hết.Cuốn truyện do thế mà chặt chẽ, nhẹ nhàng, không rườm rà với vô số chi tiết
lôi thôi, không giúp ích gì cho việc xây dựng nhân vật, xây dựng nội dưng trực tiếp của tác phẩm.
Một nhận xét cuối cùng là: để phục vụ việc bố cục chặt’ chẽ cốt truyện của mình, ngoài việc lược bỏ đi những điều nói ở trên, Nguyễn Du còn chuyển ý từ hồi này sang hồi khác, sắp xếp lại các chi tiết hành động của nhân vật tạo ra môi trường hoạt động cho các tính cách được thể hiện. Ví. dụ, ở hồi 4, Thanh Tâm Tài Nhân đã cho Mã Giảm Sinh xuất hiện đồng thời và ngay lập tức trong không khí:
“Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao cùng với cái tên họ Mã và cả quê quán,
dung mạo của Giám Sinh ấy:
“Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách, tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng Mã Giám Sinh,
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần.
. Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao .
Kim Vân Kiều truyện, người mua Kiều (Mã Giám Sinh) xuất hiện ở hồi 4,
nhưng cái tên họ Mã cùng với lai lịch của y mãi đến hồi 33 mới được giới thiệu. Từ những điều trên đã chứng minh được rằng Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần nói rõ rằng trong lao động nghệ thuật, tính sáng tạo của người nghệ sĩ không chỉ ở số liệu mà còn ở chỗ khác, quan trọng hơn là: cách sử dụng, nhào nặn số liệu của những ý đó để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính, và có ý nghĩa khái quát. Do đó mà 1313 câu được viết theo ý của-thanh Tắm Tài Nhân, trên căn bản vẫn có phần sáng tạo đáng kể của Nguyễn Du.
“Đoạn Trường Tân Thanh” là một tuyệt tác, Nguyễn Du sáng tạo bằng thiên tài  và kinh nghiệm sống phong phú của mình mà sáng tạo ra trên cơ sở nhào nặn lại cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì thế mà cốt truyện và chủ đề của nó tuy có chỗ giống nhau bề ngoài, nhưng thực ra khác nhau sâu sắc từ bên trong.
(Nguyễn Du – Tác gia và tác phẩm)

  1. Sự kết tinh những tinh hoa của văn chương bác học và vần chương bình dân qua một cá tính sáng tạo:

Truyện Kiều là một tác phẩm văn học kiệt xuất, không những ở tấm cỡ quốc
gia mà còn ở tầm cỡ thế giới. Thành tựu của nó bắt nguồn từ sự thống nhất giữa nội dung tác phẩm với ngôn ngữ thi ca đạt đến trình độ mẫu mực của thơ ca cổ điển. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ, không có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải là cái gì khác đã cụ thể hoá, vật chất hoá sự biểu- hiện chủ đề của tác phẩm và hệ thống hình tượng phong phú của đời sống
con người Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến thành công của nhà thơ trong việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Với Nguyễn Du, thể lục bát đã được làm mới, với một cơ cấu chặt chẽ và một hình thức diễm lệ chưa từng có từ 3 thế kỉ trước. Nguyễn Du đã đưa thể thơ dân tộc lên đến mức phát triển cùng độ.
Sau.Nguyễn Du, giá trị của thể thơ lục bát không có nhà văn nhà thơ nào đưa lên cáo hơn được nữa.Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà’ thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giả dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế.nhị trong tình cảm của con người Nguyễn Du là một nhà vô địch về lục bát, một ông vua lục bát. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con người.Chính thể lục bát, với khả năng biến thể tinh vi của Nguyễn Du, đã nâng cao tầm vóc của Truyện Kiều, và đồng thời làm cho mọi người thấy rõ cuốn Kim Vân Kiều truyện ‘của Thanh Tâm tài nhân chỉ là một tiểu phẩm. Nếu thay thế vào thể thơ ‘lục bát Nguyễn Du đã chọn thể thơ thất ngôn hay ngũ ngôn tràng thiên (thơ gốc ‘Trung hoa), chắc chắn Truyện. Kiều không đạt được địa vị vinh quang ngày nay trên văn đàn quốc gia và thế giới.
Trong Truyện Kiều có sự kết hợp sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác họcvà ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các, quý phái, nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng, đúng nơi, đúng lúc, hợp lí:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai .
Câu này Nguyễn Du lấy ý của thơ Lý Diễn Niên Bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập. nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc nghĩa là ‘phương bắc có người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lẩn nghiêng nước”.
Hay:
“Đời người đến thề thì thôi
Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay.”
Âm cực dương hồi ở đây lấy từ “Khôn thuần âm chi cực, chí phục tắc nhất
dương thuỷ hồi có nghĩa là ‘khôn (là tháng mười) thuần âm đã cực, sang quẻ phục thì một hào dương lại hồi”. ý Nguyễn Du là đạo trời tuấn hoàn, vận bĩ đã hết thì chuyển sang vận thái để chỉ chuyện tái ngộ của Kiều. Hai thứ “âm dương” cũng đắc nghĩa, vì Thúy Kiều đã chết mà lại muốn nói một cuộc sống! Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, ca dao tục ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi, khéo léo, kết hợp hài hoà với ngôn ngữ bác học. Theo sự thống kê của thúng tôi, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, châm ngôn khoảng 180 lấn. Có những đoạn thơ, đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần như liên tục trong các câu thơ. Ví như đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư.
“Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài .
Trong bốn câu lục bát này, có ba thành ngữ được nhắc đến: trông thấy
nhãn tiền , “thăm ván bán thuyền” “gió thổi ngoài tai Hay như bốn câu thơ:
“Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
Những là e ấp dùng đằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi .
Cũng có ba cấu thành ngữ. “kín như hũ nút’, ‘không khảo mà xưng’, rút dây động rừng,…
Cách sử dụng thành ngữ, châm ngôn của cụ Nguyễn cũng rất linh hoạt. Phần lớn thành ngữ được giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ tự nhiên, như “mạt cưa mướp đắng” trong ‘Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường’, ‘một cốt, một đồng” trong ‘Lạ gì một cốt một đồng xưa nay’, ‘cá chậu, chim lồng” trong ‘Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chọn, ,,một hội, một thuyền” trong ,Cùng nàng  một hội một thuyền đâu xa’, ‘án xổi, Ơở thì” trong ‘Phải điều ăn xổi, ở thời
Nhưng không ít câu thành ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt. Chúng ta cùng theo dõi bảng thống kê sau (phần trong ngoặc đơn là phần diễn đạt trong “Truyện Kiều): Chật như nêm (Trong nhà người chật một lần như nêm); Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm, ngoài êm (Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm)…
Điều dễ nhận thấy là ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức phong phú và điêu
luyện. Bắt nguồn từ vốn sống dân gian trực tiếp và kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, Nguyễn Du có ý thức sử dụng giá trị biểu đạt của vốn từ địa phương. Thống kê số liệu cho thấy ông đã sử dụng 197 lượt từ địa phương xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
Chẳng hạn như.
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
Có những từ tần số xuất hiện nhiều lần như từ chi (gì) tới 64 lần; mụ (bà) 17
lần; (chị) 5 lần… Như vậy, vốn từ địa phương là một trong những phương tiện nghệ thuật giúp Nguyễn Du thể hiện tối ưu nội dưng và nghệ thuật của Truyện Kiều bên cạnh thành ngữ, tục ngữ, điển cố, từ Hán Việt… Nguyễn Du đưa một số  ừ Hán Việt vào câu thơ tiếng Việt rồi bắt những từ ấy phải “nhập gia tuỳ tục , khuôn mình vào cú pháp tiếng Việt, làm tho những từ ấy có thêm dáng dấp Việt Nam, mang cốt cách Việt Nam. Chẳng hạn, từ “nguyệt cầm” chuyển thành cầm nguyệt” làm cho câu thơ Kiều dễ hiểu, gần gũi với người dân lao động.
“Đắn đo cân sắc cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Hoặc trong câu thơ:
“Sẵn sàng phượng liễn loan nghi
Hoa quan chấp chới, . hà y rỡ ràng
Những từ Hán Việt “hoa quan “hà y” đã đóng vai trò thích đáng như những
từ thuần Việt trong cấu tạo ngữ pháp và lôgíc của câu thơ.
Ngoài ra, đối với những từ chưa phổ biến, Nguyễn Du đã cố gắng Việt hoá
bằng cách dựa vào từ Hán để tạo ra từ mới cho tiếng Việt. Cách tạo từ mới của Nguyễn Du thường là căn cứ vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu của tiếng Việt ông dịch những từ ghép và thành ngữ Hán ra những từ ghép và thành ngữ Việt Nhà thơ có khi dịch toàn bộ từ ghép và thành ngữ tiếng Hán, chẳng hạn, “bạch nhật” dịch là “ngày bạc”, “hoàng tuyền dịch là “suối vàng , “thiên nhai hải giác” dịch là chân trời góc bể”, “hồng điệp xích thằng’ là “lá thắm chỉ hồng”:
‘Dù khi lá thắm chỉ hồng.
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”
Có khi Nguyễn Du không dịch cả mà chỉ dịch một từ, giữ nguyên một từ gốc
Hán rồi kết cấu lại theo trật tự của từ tiếng Việt. Chẳng hạn, “hà bôi” dịch là “chén hà”, “xuân miên dịch là giấc xuân”:
Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân
Dưới đèn ghé đến ân cản hỏi han
Ngoài ra, trong Truyện Kiểu, không hiếm hiện tượng dùng song song những
từ thuần Việt với những từ Hán Việt có cùng một ý nghĩa. Cùng một khái niệm “bố mẹ”, trong Truyện Kiều có những từ: hai thân, song thân, hải đường:
“Đến nhà vừa thấy tin nhà
Hai thân còn do tiệc hoa chưa về
“Nghe chàng nói đã hết ‘điều
Hai thân thể cũng quyết theo một bài
Cùng một khái niệm “người mối lái Truyện Kiều có những từ “nhà băng “băng nhân”, “mối”; cùng một khái niệm “mặt trăng”, Truyện Kiều có những từ: vành trăng, cung trăng, gương nga, bóng nga, chị Hằng… ; cùng một khái niệm phụ nữ’, có những từ: đàn bà, gái tơ, má hồng, má đào, hồng nhan, hồng quần, nữ nhi, nhi nữ, thuyền quyên… Trong những từ chỉ khái niệm “phụ nữ ấy, có hai từ thuần Việt là đàn bà” và “gái tơ :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng tà lời chung
Nguyễn Du dùng từ “phận đàn bà” mới diễn tả một cách thấm thía cái số phận chua cay, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ. Còn trong lời Tú Bà
mắng nhiếc Thuý Kiều:
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao
Nguyễn Du dùng từ “gái tơ là để chỉ người phụ nữ còn trẻ nhưng đó là cảm
gọi của ‘một người không đứng đắn. Nhà thơ để Tú Bà gọi Thuý Kiều như thế là để lột tả được một cách cụ thể, sinh động bản chất con người Tú Bà. Còn hai từ Hán Việt hồng nhanh “hồng quần
“Hồng quân với khách hồng quẩn
Đã xoay đến thế còn vần chưa tham
Nguyễn Du gọi ông trời là “hồng quân vì thế phải gọi người phụ nữ là “hồng quần?’, hai từ có âm hưởng rất gần nhau mà nội dưng thì đối lập nhau.
câu thơ:
“Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
nhà thơ lại dùng từ “hồng nhan” là nhằm để đối lập với từ “bạc mệnh hai từ
này vốn nằm trong một kết cấu ngôn ngữ thống nhất của một tập hợp từ gần như một thành ngữ (hồng nhan bạc mệnh).
Điều đó cũng là một cứ liệu chứng tô ông là bậc thầy về ngôn ngữ đời thường và đầy sức sáng tạo trong việc gắn kết một cách nhuần nhuyễn chữ Nôm với chữ Hán. Tài năng của ông đã đưa tiếng nói bình dân lên tầm bác học, rất tinh
nhạy trung việc khám phá ra bao điều kì diệu trong tiếng mẹ đẻ của mình. Phải có một tầm văn hoá cao, ý thức dân tộc mạnh mẽ và tài năng nghệ thuật tuyệt vời Nguyễn Du mới. làm được điều đó. Nhờ vai trò của ngôn ngữ và văn hoá mà   Nguyễn du đã chuyến được từ một cốt truyện giản đơn của “Kim Vân Kiều truyện”
mà thành một truyện thơ đặc sắc, phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Từ đó nhân dân ta, đặc biệt dân xứ Nghệ dường như không ai không biết “Truyện Kiều và có nhiều người thuộc “Truyện Kiều.
Nguyễn Du cũng từng nói ông học ngôn ngữ của người trồng dâu, nuôi tằm,
dệt vải, đó là sự thực. Với nhà thơ, giá trị cua ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là  ngôn ngữ địa phương có đủ sức để biểu đạt hình tượng nghệ thuật, cảm xúc thật dồi dào, tự nhiên, tinh tế và tính chính xác cao. Trước Nguyễn Du, một bộ phận nhà nho cho rằng: nôm na là cha mách qué”. Vậy mà qua hát phường vải, bài ca “Nhi nữ Trường Lưu và chuyện Kiều’, ông đã sử dụng lời ăn tiếng nói của bình dân bên cạnh các điển tích, điển cố một cách nhuần nhị, giản dị mà vẫn không hề lạc điệu. ông đã nâng địa vị của chữ Nôm lên ngang tầm chữ Hán trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, tâm trạng nhân vật…
Những từ địa phương trên được Nguyễn Du dùng một cách hết sức hợp lí. ở
đó cái giá trị cá thể hoá độc đáo nhất của nó được sử dụng và thể hiện rõ. Cũng cần phải thấy rằng sự xuất hiện của những từ địa phương này được hợp với cấu trúc của câu thơ lục bát, hợp cả về nội dung lẫn hình thức và âm hưởng của nó:
“Này ai đan dậm, giật giảm bỗng dưng”
Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ đan dậm, giật giảm, dậm là cái để bắt cá, giàm là cái que xâu ngang mũi trâu Để miêu tả cảnh gia đình Thuý Kiều bị hãm hại một cách vô cớ, bị vu oan giáng hoạ, Nguyễn Du trong khuôn khổ của truyện thơ, không thể viết nhiều, chỉ bằng thành ngữ ấy thôi cũng đủ để bạn để hiểu hết căn nguyên của vấn đề. Hoặc là từ mặt mo trong câu “Mặt mo đã thấy Sở Khanh lẻn vào”. Để miêu tả bản chất lừa đảo của một con người, thể loại văn xuôi có nhiều ưu thế hơn, nhưng ở thể ‘ loại thơ, Nguyễn Du với từ “mặt mo cũng đã có đủ sức diễn tả tất cả. “Mặt mo” có mấy sắc thái nghĩa sau: dày, nhăn và vô cảm. Chỉ bằng từ này thôi, bản chất lật lọng, đàng điếm của Sở Khanh lộ nguyên hình… Điều đáng chú ý là những từ và những tục ngữ Nguyễn Du đưa vào Truyện Kiều tuy đã cách xa chúng ta đến hai trăm năm nhưng vẫn còn được dùng nguyên nghĩa trong văn chương. Bước đầu, một vài cứ liệu vừa dẫn cũng có thể chứng tỏ Nguyễn Du đã khai thác khả năng biểu đạt và biểu cảm độc đáo của vốn từ địa phương, đồng thời vẫn giữ được âm hưởng, giọng điệu của câu thơ lục bát. Chính ngôn ngữ địa phương đã góp phần làm giàu thế giới tâm trạng, khắc hoạ tính cách nhân vật, nâng “Truyện Kiều lên tầm tiểu thuyết tâm lí hiện đại. Trước dây một số người coi thường tiếng địa phương, nhưng với nhà thơ nhân dân tài hoa như cụ Tiền Điền, vốn từ địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển một cốt truyện có nguồn gốc từ nước ngoài thành một câu chuyện bằng thơ tràn đầy sức sống mới, trở nên gần gũi với tâm tư, tình cảm, cách ứng xử của con người Việt Nam. Điều đó ( hứng tỏ “Truyện Kiềư” là một tác. phẩm giàu bản sắc văn hoá dân tộc chắc thắn sẽ sống mãi với non sông đất nước tươi đẹp, sống mãi với muôn đời.
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *