NGUYỄN TRÃI
NHÀ TƯ TƯỐNG ‘LỚN, NHÀ VĂN LỚN
1 NGUYỄN TRÃI, MỘT NHÂN VẬT LỊCH SƯ KIỆT XUẤT, TOÀN TÀI, MỘT NHÀ VĂN LỚN
Sơ lược tiểu sử.
Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, Lộ Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị
Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Thân phụ là Nguyễn ưng Long (sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh) vốn là học trò nghèo thi đỗ Thái học sinh. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc.
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trấn suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ. Năm 1400 Nguyễn Trái thi đỗ Thái học sinh. Cả
Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh đều ra làm quan cho nhà Hồ. Nhưng thẳng bao lâu quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt tha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trái muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời tha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị giặc bắt giữ ở Đông Quán. Nguyễn Trái bỏ trốn, tìm đến Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dừng. ông trở thành quân sư số một của Lê Lợi. Từ đó bắt đầu một đoạn đời đắc chí, hào hùng. Nguyễn Trái tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi đuổi xong giặc nước, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thị trị, vua dân hoà mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển qua giai đoạn khó khăn và bi thảm. Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản sai quân bắt tội, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cho nên Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Sau khi được tha, ông không được tin dùng nữa. Suốt mười năm (1429 – 1439). Nguyễn Trãi có được giao những chức nhàn quan”, không có thực quyền. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở Côn Sơn, nhưng chỉ mấy tháng sau, vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Nguyễn Trãi đang hi vọng một thời cơ mới thì thật không may, chỉ ba năm sau, một thảm hoạ đã giáng xuống. Vụ án Lệ Chi Viên, vụ án lớn nhất trong lịch ‘sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bản của mình
Một nhân vật kiệt xuất toàn tài:
Một bậc đại anh hùng của dân tộc, cuộc đời song hành cùng dòng chảy ‘của lịch sử không chỉ có công giữ nước và cứu nước mà còn là một nhân vật toàn tài hiếm có để lại nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, địa lí, lịch sử, triết học; văn hoá, văn học nghệ thuật… chính vì thế mà Nguyễn Trãi được xem là ngôi san chiếu sáng rực rỡ trên bấu trời dân tộc Việt Nam và thứ ánh sáng ấy còn vượt ra khỏi biên giới đất nước, đến Với toàn nhân loại với một vị trí xứng đáng “danh nhân văn hoá thế giới”.
* Lĩnh vực chính trị:
Ông là bậc khai quốc công thần, một lòng phò tá, trợ giúp Lê Lợi đắp xây vương triều Lê trong buổi sơ khai. “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình” (vua Lê Nhân Tông). Ông từng giữ chức Quan phục hầu, Nhập nội hành khiển kiêm. Lại bộ thượng thư.
* Trong lĩnh vực quân sụ:
ông là một nhà chiến lược thiên tài, có cống hiến lớn trong cuộc kháng chiến chông quân Minh, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoạch định đường lối chính sách. dâng kế đánh giặc và là người kề vai sát cánh cùng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ cua nhà Minh trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản ý chí thiến đấu của tướng giặc. Năm 1427, ông được liệt vàn hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và quản công việc
ở Viện Cơ mật. Ngoài ra ông còn là người tham mưu cho Lê Lợi trong cuộc đánh thành ‘Đông Quan. Sau khi cuộc chiến kết thúc thẳng lợi Nguyễn Trái theo lệnh Lê Lợi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo tho thiên .hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt). ông được biết đến như một nhà quân sự lỗi lạc một phần cũng nhờ vào kế sách đánh công tâm, đánh vào lòng người:
“Không đánh mà người chịu khuất
Ta đây mưu phạt tâm công ‘
* Trong lĩnh vực ngoại giao:
Ông là một nhà ngoại gian khôn khéo có tầm nhìn xa trông rộng, Nhiều lần
được cử đi sứ giúp vua, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước lân cận.
* Trong lĩnh vực địa lí:
Năm 1435 biên khảo dư địa chỉ là kết quả của nhiều năm đi khắp nơi trong đất nước, xác định duyên cách, bờ cõi lãnh thổ của Việt Nam từ thời dựng nước. Lãnh thổ đó được xác định bằng những địa danh, địa hình, lịch sử cụ thể, gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước. “Dư địa chỉ là một tác phẩm khoa học chống lại mưu đồ thôn tính đất nước Việt Nam, đong hóa dân tộc Việt.
* Trong lĩnh vực lịch sử:
“Lam Sơn thực lục” là tác phẩm ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam
Sơn và chiến tranh giải phóng, thống nhà Minh (1418-1427)
* Trong lĩnh vực triết học:
Nguyễn Trãi đặt tư tưởng nhân nghĩa lên hàng đầu. Tư tưởng nhân ‘nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điềm nhân nghĩa của Nho giáo nhưng đã được mở rộng phát triển hơn, tạo nên dấu ấn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Với Nguyễn Trãi tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng thuận dân, an dân. Ông coi “an dân là mục đích của nhân nghĩa. Nguyễn Trãi khuyên nhà vua: “Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sau than .
Nhà văn lớn:
Cùng với cuộc đời Nguyễn Trãi thơ văn ông cũng phải chịu một số phận long đong. Sau khi ông mất nhiều tác phẩm từng bị ra lệnh tiêu huỷ. Hai mươi lăm
năm sau, Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi nhưng rồi lại bị thất tán. Mãi đến đầu thế kỉ XIX, tác phẩm của ông mới tìm lại và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in. Chỉ nhờ vào tình yêu thơ văn Nguyễn Trãi của biết bao thế hệ, các tác phẩm ấy mới được bảo tồn.
* Về văn chính luận
Quân trung từ mệnh tập bao gồm những thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các
tướng của ta và những bức thư ông nhân danh Lê Lợi để viết giao thiệp với các tướng nhà Minh, thực hiện kế hoạch “đánh vào lòng người . Nguyễn Trai đã vận dụng phạm trù nhân nghĩa như một chính nghĩa về tinh thần nhân đạo dân tộc. ông đã giương can ngọn cờ chính nghĩa.của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Lời văn của ông biến hoá lập luân sắc sảo, chặt chẽ, hùng hồn, đanh thép thuần thục, chủ động, trí tuệ, uyên bác mà giản dị rõ ràng. Chính vì thế mà tác phẩm có những đóng góp quan trọng vào sự thành công của cuộc kháng chiến. “Quân trung từ mệnh tập của ông có sức mạnh của mười vạn quân (Phan Huy Chú). Đó là một kiệt tác văn học chính luận.
“Bình Ngô đại cáo” là tác phẩm tồng kết lại cuộc kháng chiến mười năm chông quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới tho lịch sử dân tộc. Được đánh giá là “bản thiên cổ hùng văn vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học của dân tộc. Nó còn được xem là bản tuyên ngôn thứ hai về chủ quyền dân tộc, bản cáo trạng đanh thép về tội ác kẻ ~ thù và sự chiến thắng anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn.
* về biên khảo:
“Lam Sơn thực lục là cuốn sử lược về cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược Tác phẩm ghi chép quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và
nêu cao bài học lớn về sự gắn bó giữa lãnh tụ với dân như một bí quyết của chiến thắng.
“Dư địa Chí’ là cuốn sách viết về địa hình, địa lí nước ta. Không chỉ có tầm
quan trọng về địa lí mà còn có vai trò quan trọng trong vấn đề lịch sử nước ta. Là cuốn sách biên khảo lại địa lí nước ta xưa nhất còn lại đến ngày nay.
* Về sáng tác:
Quốc âm thi tập là tập thơ chữ Nôm gồm 254 bài, là tác phẩm mở đầu nền
thơ cổ điển tiếng Việt.
“ức Trai thi tập’ gồm 105 bài thơ. ở tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập hiện
còn 107 bài, chủ yếu là thơ cách luật và đa phần là thất’ ngôn bát cú. Bao gồm:
+ Ca: viết theo thể trường đoạn cú, chỉ có một bài là Côn Sơn ca.
+ Hành: chỉ có một bài là Đề Hoàng Ngư sử mai tuyết hiên
+ Ngũ ngôn bát cú: năm bài, đó là Du sơn tự, Giang hành, Thính vũ, Tặng
hữu nhân, Dục Thuỷ sơn. .
+ Thất ngôn tứ tuyệt: mười bài, đó là Đề Bá Nha cổ cầm đồ, Mộng sơn trung, Đề Vân Oa, Ngẫu thành, Trại đầu xuân độ, Mộ xuân tức sự, Thôn xá thu châm, Vãn lập, Đề sơn điều hô nhân đồ, Đề Đông sơn tự.
+ Thất ngôn bát cú: những bài còn lại tất cả là bảy mươi ba bài.
+ Mười bảy bài tồn nghi, trong đó có năm bài thất ngôn tứ tuyệt, mười hai
bài thất ngôn bát cú.
Cả hai tác phẩm đều chứa đựng tâm tình của ông đối với quê hương, gia đình, với nước, với dân và những tâm tư, tình cảm của ông trong cuộc đời này.
Những thành tựu rực rỡ trên đã chứng minh Nguyễn Trãi xứng đáng với danh hiệu vị anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới.
II NGUYÊN TRãI QUA THƠ VĂN CHữ HáN:
Tu tưởng nhân nghĩa, tinh thần lo nước thương dân, chủ nghĩa anh hùng:
Tư tưởng nhân nghĩa.
“Nhân,, có nhiều ý nghĩa mà nội dung chủ yếu của nó thường là cái thiện; cũng có thể nói nhân là con -người, là tính nhân văn. “Nghĩa” là một đức tính quan trọng và cần thiết của con người trong một thời đại, đó là nghĩa khí, là lòng hào hiệp, quan tâm, cảm thông với người khác.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là triết lí sâu sắc, tư tưởng bao trùm toàn bộ cuộc đời ông, thể hiện qua ba phương diện cốt lõi: một, nhân nghĩa là thương dân, vì nước vì dân. .Hai, nhân nghĩa là lòng khoan dung, độ lượng. Ba, nhân nghĩa là lí tưởng nhân đạo, đất nước thái bình. Tư tưởng nhân nghĩa của . Nguyễn Trái kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng hát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhưng xét cho cùng thì cả ba phương diện nói vế lòng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trên cũng chỉ là nhầm một mục đích đó là “vì dân”.
Nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng ngay cả khi đó là kẻ thù của dân tộc.
Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng thiến chống quân Minh đã thể hiện tấm lòng đức độ ấy:
không đánh mà người chịu khuất
Ta đây mưu phạt tâm công”
“Tâm công” đánh vào lòng người, sách lược của Nguyễn Trãi dày công suy
ngẫm, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời.
“Tâm công tức là dùng lí lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ
lẽ thiệt hơn, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt chí, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường giải hoà, rút quân về nước. Trong “Quân trung từ mệnh tập”, ta thấy cả một cuộc bày binh bố trận. Khi nhún nhường, thuyết phục, khí cứng cỏi đanh thép, khi phân hoá, sỉ vả, khi thách thức, khi vạch trần tội ác… ông khéo dẫn chứng nhiều sách xưa nhằm lấy kế gậy ông đập lưng ông’. Đối với quân thù Nguyễn Trãi lại nói: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”. Theo Nguyễn Trãi trả thù báo oán là chuyện thường tính của mọi người mà không thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân yên vui nước hoà bình đó là khát vọng thay bỏng của Nguyễn Trái. Bởi thế, ông nói “dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất nước cho ta, đó là điều không cần gì hơn thế nữa’ . “Tuyệt mối chiến tranh , ‘(bảo toàn cả’ nước và trên hết đã thể hiện lập trường chính nghĩa của Nguyễn Trãi.
Tư tưởng nhân nghĩa chi phối toàn bộ mọi hoạt động của Nguyễn Trãi. ông
nói: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghiã làm đâu mà theo Nguyễn Trãi thì yêu cầu đầu tiên của nhân nghĩa là yêu thương dân, giúp dân trừ bạo:
việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
(Bình Ngô đại cáo)
Con đường đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lơi chính là con đường.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy củi nhăn để thay cường bạo”
(Bình Ngô đại cáo)
vượt lên trên một tầm cao mới, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trai còn là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị, bên trên vua sáng tôi hiền, bên
dưới không còn tiếng hờn giận oán sầu. Bên cạnh đó tư tưởng ấy còn được thể hiện ở việc ông luôn cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan niệm rằng nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình là nhân dân. Quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản: Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc an dân. Tóm lại tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rất lớn, nó giàn trải ra khắp các tác phẩm của ông: cả trong thơ và văn xuôi. Không chỉ vậy, tư tưởng ấy còn vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lí và lãnh đao quốc gia.
Tinh thần lo nước thương dân:
Cả cuộc đời Nguyễn Trai là cả cuộc đời thiết tha với đất nước, với nhân dân.
– Khi đất nước bị quân Minh xâm lược lòng ông đau đớn, xót xa, căm giận và thề không đội trời chung với kẻ thù. Vì sao . ông lại căm thù giặc đến mức như thế, phải chăng chính vì lo cho nước, thương dân nghèo bị áp bức bóc lột mà ông lại căm giặc đến như vậy:
“Ngẫm thù lớn họ đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
(Bình Ngô đại cáo)
Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước cháy bỏng trong ông khiến ông quên ăn
mất ngủ nghiền ngẫm bịnh thư để tìm ra phương thức đánh giặc cứu nước. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh để rồi lòng ông tự hào, đầy sảng khoái trước những chiến thắng vang dội của quân ta:
‘(Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nổi gió to quét sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ
(Bình Ngô đại cáo)
– Khi hoà bình lập lại, Nguyễn Trái có một hoài bão lớn lao: ông muốn đem tất cả tài “kinh bang tế thế’ của mình để giúp vua trị nước, anh dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Khi vua Lê Thánh Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải’ làm trước hết là thăm lo đến đời sống nhân dân:
“Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không đó tiếng oán hận sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc .
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Trãi đã có đời sống gần gũi, gắn bó với dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, thấy ‘rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân và hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân: thoát khỏi vòng nước lửa. Tấm lòng ưu ái lo cho dán trong thời chiến cũng như thời bình:
“Trên thiên hạ chi ưu nhi ưu
Hậu thiên hạ chí lạc như lạc
Cả đời ông chỉ mong sao cho đất nước thái bình, thịnh trị, nhân dân ấm no
hạnh phúc. Càng ý thức được đều này thì trong lòng ông lại trỗi dậy một tinh thần trách nhiệm cao cả, sâu nặng, ông luôn mong muốn đời sống của muôn dân thái bình, niềm vui tràn đầy không phải lo chiến tranh sẽ cướp đi tất cả người thân. ông chỉ mong vua được như Nghiêu Thuần, đàn lên khúc ca yên bình, gảy khúc Nam Phong đất nước thái bình:
“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi còn được thể hiện qua quan niệm “lấy dân làm gốc” của ông. ông đã xác định “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân nên phải thương dân. ông còn ý thức được một điều mà thời kì ấy khó ai mà có thể nghĩ đến những tư trưởng tiến bộ đó: “Lật thuyên mới biết số dân mạnh như nước”. Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trai ‘ đã luôn sôi nổi:
“Bui có một lòng trung liễn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
Thực tế phũ phàng có lúc đã đẩy Nguyễn Trãi vào cái thế ở ẩn. Nguyễn Trái
cũng có lúc thả hồn vào khe suối, vào âm thanh đất trời nhưng thực ra lòng dạ ông vẫn là ưu thời mẫn tư , vẫn là băn khoăn khắc khoải về trách nhiệm với dân, với nước thậm chí là với đời một cách thường trực:
“Bui một tấm lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
Tư tưởng yêu nước và mục tiêu phấn đấu cả đời ông xét cho cùng cũng là vì
dân. “Dân vi bản là điều mà ông hằng tâm niệm.
c Chủ nghĩa anh hùng.
Chủ nghĩa anh hùng trong thơ văn Nguyễn Trãi gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, giàu phẩm chất thẩm mĩ và ý nghĩa thực tiễn. Thơ văn chữ Hán của Nguyễn Trãi đã phác hoạ lên người anh hùng của dân tộc trong thời đại đó. Trong các tác phẩm văn học, Nguyễn Trãi dành nhiều sự quan tâm đến những người mà ông gọi là anh hùng, hào kiệt, anh kiệt, anh hào,… Đó là những người lãnh đạo, chỉ huy, mà lược trong hàng ngũ nghĩa quân hoặc những người ưu tú, cỏ chí lớn, tài cao, đức trọng, tiêu biểu cho nền văn hiến dân tộc, trong số đó trí nỗi bật là người anh hùng. Quan mềm anh. hùng trong con người Nguyễn Trãi mang tính chất phong kiến, song tính dân tộc và nhân dân là nổi bật, quan. niệm ấy dựa trên lí tưởng là dựng nước và giữ – nước. Nguyễn Trãi luôn dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là cuộc đời của người anh hùng:
“Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu
(Vãn hứng)
“Giang san như tạc anh hùng thế
Thiên địa vô tình sự biến đa
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng di hận kế thiên niên
(Quan hải)
Nguyễn Trãi đã xây dựng hìmh tượng người anh hùng trong các tác phẩm của ông “Quân Trung từ mệnh tập và nhiều bài thơ chữ Hán có những trang rất
đẹp về người anh hùng.
Những sáng tạo nghệ thuật:
ở đây Nguyễn Trãi đã kế thừa và vận dụng thơ Đường luật của Trung Hoa
để sáng tác thơ chữ Hán. Cái đáng quý và cũng là đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi ở chỗ là ông đã dũng cảm vượt thoát thơ cách luật để sáng tạo ra một thể loại mới: dùng câu thơ lục ngôn xen với câu thơ thất ngôn để tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn, với những câu thơ lục ngôn ở nhiều vị trí khác nhau. Thi thoảng, ông còn dùng nhịp lẻ trong thơ Đường luật bát cú. Đây là nhịp đặc thù của thơ song thất lục bát Việt Nam ‘trong cặp song thất. ông còn mạnh dạn đưa vào thơ cách luật (vốn là thể thơ mang tính bác học và cao quý) những từ ngữ đời thường, những hình ảnh dung dị của cuộc sống, vì thế ở góc độ thi pháp, có thể thấy Nguyễn Trãi là nhà thơ đầu tiên cắm cái mốc phá vỡ tính quy phạm, khuôn thước của thơ cám luật để thổi vào đó cái hồn dân tộc. Dù là thơ chữ Hán nhưng ngôn ngữ trong thơ ông trong sáng, giản dị, tinh tế, dễ hiểu, kín đáo mà trầm lắng, đậm chất suy tư, trăn trở, phù hợp với những tái tư của ông về dân, về nước. ông ít dừng điển cố điển tích, nếu có thì những điển ấy cứng không đến nỗi cầu kì, tắc rối khó hiểu. Người đọc có thể chưa thông hiểu hết điển nhưng vẫn có thể hiểu được ý chính của câu thơ, bài thơ. Có thể thấy, thơ chữ Hán của ức Trai không hàn nhoáng, không cầu kì gọt giũa câu chữ, không gò bó, không gieo vần hiểm hóc, ít dụng công thôi xa và kĩ xảo nhưng vẫn giữ được tính cao quý, trang nhã, ý tại ngôn ngoại của thơ cách luật mà văn học cổ điển đòi hỏi như là ‘một tiêu chí, thể hiện đặc trưng của nó. Nói chung, bút pháp của ông thanh thoát, thể hiện cảm xúc tinh tế trước cảnh vật với liên tưởng có khi bất ngờ thú vị.
Hình ảnh thiên nhiên trong bút pháp thơ Nôm của Nguyễn Trãi có nét khác
với thơ chữ Hán. Đó là sự trong sáng, giản dị, tinh tế, dạt dào cảm xúc, tràn trề thi hứng, với những liên tưởng bay bổng bất ngờ, biểu hiện qua một ngôn ngữ mộc mạc dân dã, đậm tính dân tộc.
Ông xứng đáng được tôn vinh là. người đặt nên cho văn học thời đại khai sáng, mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam.
III NGUYỄN TRÃI QUA THƠ VĂN CHƯ NÔM
‘Vị trí lịch sử của “Quốc âm thi tập .
Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trái, hiện còn 254 bài. Đây
là tập thơ Nôm cổ nhất và cũng là mốc đánh dấu bước phát triển của chữ Nôm thế kỉ XV.
Quốc âm thi tập là tài liệu văn học cổ nhất còn lưu giữ được nền văn học quốc âm, là một văn kiện quan trọng về nhiều phương diện, một chứng tích của tiếng Việt và chữ Việt thời cổ, một dấu hiệu của sự phát triển riêng biệt loại hình thơ cổ điển Việt Nam không hề trùng lẫn với thể thơ cổ nào.
Tâm sự của Nguyễn Trái: Tình cảm thiên nhiên, những tâm sự sâu sắc về nhân tâm, thế sự.
Tình cảm thiên nhiên:
Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiện nhiên là nguồn im cảm vô cùng phong phú đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động. Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp, và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân thưởng thức ánh trăng là đề tài muôn thuở cho thi nhân. Nguyễn Trời đã rung động khi nhìn thấy trăng treo trên lưng chừng trời và trăng in dưới đáy nước.
‘(Nguyệt trong đáy nước, nguyệt trên không,
Xem ắt lầm một thức cùng.
(Thuỷ trung nguyệt)
Hoa cũng là một đề tài phổ thông đối với các thi nhân. Hoa có muôn ngàn loại mỗi loại có một sắc đẹp riêng, một hương vị riêng. Nguyễn Trãi đã ca tụng hoa đào:
‘(Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,
Cảnh xuân mơn mởn thấy xuân cười. ”
(Đào hoa)
Từ chỗ yêu vẻ đẹp thiên nhiên, thi nhân đi dần đến chỗ quyến luyến, thân
mật với thiên nhiên:
“Thấy cảnh lòng thớ càng vấn vít,
Một phen tiếc cảnh, một phen thong.”
( Tích cảnh – bài 18)
Với tâm hồn đã cảm, dễ xúc động, thi nhân đã yêu thương ánh trăng, cành hoa, tiếng chim, dòng sông, khe suối… Thi nhân đã coi những vật vô tri đó như một linh hồn và biết hoà điệu với trái tim thi nhân.
Nguyễn Trãi đã thực sự coi thiên nhiên là bằng hữu, là nguồn yên vui trongđời. Nguyễn Trãi thực sự hoà mình với thiên nhiên từ khi tiên sinh rời kinh đô, trở về ẩn dật nơi núi rừng Thanh – Tĩnh
“Trúc thông, hiên vắng, trong khi ấy,
Năng mở sơn tăng làm bạn ngâm .
(Ngôn chí- bài 4)
Với Nguyễn Trãi, tình yêu thiên nhiên càng thiết tha vì đối với tiên sinh, loài người đã làm cho tiên sinh chán nản, vì lòng người đen bạc, xảo trá, ham danh lợi: ‘
“Kìa nếu Tô Tân ngày trước,
Chưa đeo tướng ẩn mấy ai chào .
(Thuật hứng – bài 21)
Tiên sinh coi thiên nhiên như người bạn chung tình, coi cỏ cây hoa lá là
bằng hữu, là con cháu, là kẻ chân tay:
“Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,
Viên hạc đà quen bạn dật dân.
Hái cúc ương lan, hương bén áo,
Tìm mai đạp nguyệt, ‘tuyết xâm khăn
(Thuật hứng – bài 15)
Có lẽ Nguyễn Trãi đã hiểu rõ quan niệm “thiên nhân tương dữ và “vạn vật
đồng nhất thể của triết lí phương Đông. Và cũng có lẽ vì xã hội Việt Nam ngày xưa là một xã hội nông nghiệp, cuộc sống luận gần gũi với thiên nhiên. Con người thời bấy giờ luôn được thổi hơi gió đồng nội mát mẻ, luôn được thấy ánh bình minh, thấy ánh trăng nằm trên cành liễu, luôn nghe được tiếng chim ca trong vườn, khác với con người của thành phố. Con người của xã hội văn minh ngày nay chỉ nhìn thấy những tòa nhà chọc trời ngăn chặn cả gió mát, cả ánh mặt trời, cả bóng trăng đêm. Con người trong xã hội hôm nay ít gần gũi với thiên nhiên cho nên không thể hiểu thiên nhiên, yêu thiên nhiên bằng Nguyên Trãi.
Trái lại, với Nguyễn Trãi thiên nhiên bao giờ cũng sẵn sàng, ở bên cạnh. Ban đêm, người ta có cơ hội nhìn trăng lên, ban ngày người ta có thể bước ra vườn nhìn hoa nở, nghe chim ca hót, con người nông phải đi tìm thiên nhiên ở đâu xa xôi như con người thành thị ở thế kỉ này:
“Đêm thanh, nguyệt hiện ngoài hiên trúc,
Ngày vắng chim kêu cuối khóm hoa .
(Ngôn chí – bài 1 7)
Nhất là cảnh núi ở Côn Sơn ban giờ cũng thanh tĩnh, đầy đủ tính cách thiênnhiên hơn là cảnh đồng bằng và cảnh biển. Bởi cảnh thiên nhiên sẵn sàng và đầy đủ cho nên Nguyễn Trãi dường như đã hoà mình với thiên nhiên một cách
“Quét trúc ước qua làn suốt
Thưởng mai đạp bóng trăng .
(Ngôn chí – bài 15)
Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian. Cỏ cây hoa, lá, núi rừng, sông hồ, bầu trời… đã làm thay đổi theo từng mùa, từng tháng. Những sự thay đổi đó đã làm cho lòng người đổi thay, và lòng thi nhân thêm cảm xúc.
Thi nhân thường ca tụng mùa xuân vì mùa ‘xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
Mùa xuân có nắng ấm, có hoa tươi và bướm khoe màu sắc: ‘ ‘
“Ba tháng hạ thiên bóng nắng dài
Thu đông lạnh lẽo cả hoà hai
Đông phong từ hẹn tin xuân trước,
Đầm ấm nào hoa chẳng tốt thơ 1 .
(Xuân hoa nguyệt cá)
Mùa hạ cũng có màu sắc đặc biệt. Mùa hè người ta nghe ve kêu, quyên gọi,
có hoa hòe nở:
“Vi` ai cho cái đỗ quyên kêu,
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.
Lại có hòe hoa chen bóng lục,
Thức xuân một điểm não lòng nhau”.
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Mùa thu cũng chiếm một địa vị quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Mùa thu đối với Nguyễn Trãi là mùa trăng đẹp nhất:
Đông đã muộn lại sang xuân,
Xuân muộn thì kè . lại đổi dần.
Thính kể tư mùa có nguyệt,
Thu âu là nhẫn một hai phần.
(Thu nguyệt câu cá)
Nguyễn Trãi khi làm những bài thơ nói về cảnh thiên nhiên có lẽ đã già rồi.
Có lẽ lúc này Nguyễn Trãi đã chán chường chốn quan trường nên xin về ở ẩn. Những đoạn thơ trong bài Tích cảnh đều mang tắm trạng lo âu của con người đứng trước buổi xế chiều.
Nguyễn Trãi đã thực sự tiếc những ngày tươi đẹp của tuổi hoa niên khi đứng
trước cảnh huy hoàng của mùa xuân:
Dặng dõi bên tai tiếng quản quyền,
Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.
Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.
Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Đó .làm tâm trạng chung của con người khi đứng trước cảnh thiên nhiên mà hoài niệm quá khứ. Nguyễn Trãi cũng luyến tiếc thời gian trôi qua và thương tiếc ngày xanh, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ thái độ im lặng chứ không vội vàng hưởng thụ. Mà vội vàng hưởng thụ cũng không thể nào vớt vát lại được những gì đã mất. Cho nên, Nguyễn Trãi giữ thái độ ung dung không kêu gọi nhưng cũng không chỉ trích:
“Ba bảy mươi nào luống nhọc thân,
Được thua đã biết sự vân vân.
Chớ cười hiền trước rằng dại.
Cầm được chơi đêm bởi tiếc xuân.”
(Tích cảnh – bài 6)
Thời gian đi quạ đã làm cho con người suy tàn và Nguyễn Trãi cũng đã ý thức ,được sự tàn tạ của con người trước thời gian và không gian. Mái tóc của con người đã mang chứng tính của sự thay đổi, sự tàn tạ đó:
“Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành,
Hoa thoa, nguyệt nguyệt luống vô tình.
Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc,
Đầu bạc xưa nay có thủa xanh.
(Tích cảnh – bài 4)
Cảnh và thời gian trong thơ Nguyễn Trãi bao giờ cũng đồng nhất, gắn bó với nhau và là không gian và thời gian của con người . Cảnh đã gợi nên tình, cảnh đã làm cho con người nhớ đến quá khứ, nhớ đến tuổi xuân. Vì Nguyễn Trãi là một thi nhân, một ẩn sĩ cho nên nỗi buồn của Nguyễn Trai là nỗi buồn của con người đã già cỗi, đã tàn tạ đứng trước cảnh vật hữu tình:
“Liễu mềm rũ, nhặt đưa hương,
Hứng bện lầu thơ khách ngại nương.
Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít,
Một phen tiếc cảnh, một phen thương. ”
( Tích cảnh – bài 8)
Nguyễn Trãi có lúc lánh đời, có lúc đã từng hưởng trọn vẹn vinh quang của một kiếp người, nhưng khi đứng trước buổi xế chiều của cuộc đời Nguyễn Trái vẫn thiết tha yêu đời, luyến tiếc tuổi xanh. Có lẽ vì Nguyễn Trãi là một thi nhân nghĩa là một người .thiết tha yêu đời dù bị đời phụ bạc!
Những Tâm sự sâu sắc về nhân tâm, thế sự.
Đầu tiên ta phải hiểu được rằng nhân tâm là lòng người, thế sự là việc đời.
Đối với ông:
“Phú quý chẳng thanh thanh tựa nước
Lòng nào vay vọ hơi hơi”
Chính vì vậy ông đã phác hoạ nên bức chân dung như chính cuộc đời tận tụy vì dân của ông:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm này cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng 15)
Con người có nhân cách ấy khẳng định giữ vững khí tiết sạch giá ấy. Đã lên tiếng rằng:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chỉ có anh hùng”
Cả cuộc đời cao đẹp, vậy mà cuối cùng đành Phải “ôm mối hận đến ngàn năm . Vụ án Lệ Chi Viên, có thể xem là vụ oan án lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã cướp di sinh mệnh tài năng của Nguyễn Trãi. Qua thơ chữ Nôm, Nguyễn Trãi
đã thể hiện nỗi lòng, những nỗi niềm sâu sắc về nhân tâm thế sự.
Nguyễn Trãi là một trong những nhà văn ưu tú nhất của lịch sử văn .học dân tộc, người kết thúc chặng đường phát triển trên năm thế kỉ văn học viết đầu tiên mà tinh thần chủ đạo là khẳng định dân tộc. Nguyễn Trãi với tư cám là nhà văn nhà thơ đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống và qua bản thân mình, đã chứng minh hùng hồn và thuyết phục rằng chỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân thì văn nghệ mới có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ và lớn lao, nhà văn mới hi vọng viết được những sáng tác ngang tầm nhân dân và thời đại. Nguyễn Trãi đã có một khối lượng tác phẩm lớn có chất lượng cao chưa từng thấy trong đó thành \ tựu của ông về hùng văn và thơ ca quốc âm đều có ý nghĩa cử mốc trên con đường phát triển của các loại văn này. Nguyễn Trãi đã đem đến’ cho văn học một chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng; chủ nghĩa nhân đạo với sự chiếu rọi và lóa sáng của tư tưởng tiên tiến nhất thời đại: tư tưởng dân chủ – nhân đạo, tư tưởng nhân nghĩa – hoà bình, trước hết là tư tưởng thân dân và tư tưởng nhân nghĩa. Đồng thời ở đây, Nguyễn Trãi đãcũng để lại một tài thơ trác tuyệt với một tâm hồn rất mực trong sáng, ưu ái, với “tiếng thơ kêu xé lòng” bao thế hệ! Thơ văn Nguyễn Trời đã đúc kết được truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc và đã phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy của quá khứ lên một tầm cao cả nhất mà điều kiện lịch sử bấy giờ cho phép. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ: Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trai là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc .
Nguyễn Trãi với tiếng Việt, văn học dân gian và quan niệm thẩm mĩ độc đáo của ức Trai:
Nguyễn Trái với tiếng Việt, văn học dân gian:
Bộ phân từ vựng Việt – kể cả những từ gốc Hán đã đồng hóa từ lâu đời chiếm vị trí nổi bật. Nếu chỉ trích đầu câu, thì có rất nhiều câu là Việt hoàn toàn về từ vựng. Ví dụ:
“Nếu có ân thì có lo,
Chẳng bằng cài cửa ngáy pho pho .
Ngữ pháp cũng là Việt. Đáng chú ý là các hư từ. Ví dụ:
– Đói khó thì làm việc ngửa tay.
-Ta nếu ở đâu vui thú ấy.
Đó là cú pháp Việt. Nhiều khi, ngữ điệu cũng là Việt. Ví dụ:
– Của bất nhân, ăn, ấy chớ.
Ta cùng bóng, mấy nguyệt, ba người.
Tục ngữ rõ ràng là rất được quý thuổng. Có những câu thơ mà toàn bộ là tục
ngữ. Ví dụ:
“Lân cận nhà giàu no bữa cốm,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn .
Có những tục ngữ được đùng nhiều lần trong các biến thể. Ví dụ.
“ở bầu thì dán ắt nên tròn.
ắt đã trong bằng nước ..ở bầu .
Về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Đây là thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Đường luật. Điểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu 6 tiếng vào các câu 7 tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Đường. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất nhiều chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một sự thí nghiệm cho một việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, chống lại ảnh hưởng sâu sắc của thi ca Trung Hoa.
Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ của văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố, điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Nhưng nhờ việc sử dụng thơ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ trong thơ Nôm có sức gợi tả mạnh và đặc biệt độc đảo.
Quan niệm thẩm mĩ độc đáo của ức Trai:
Quan niệm thẩm mĩ độ đáo của ức Trai chính là quan niệm về cái đẹp, hướng tới ước mơ và niềm khát vọng của con người. Quan niệm này thể hiện đầy đủ trong sự nghiệp văn chương nghệ thuật của ông vì ở đó diễn tả toàn vẹn con người Việt Nam yêu nước, dũng cảm, yêu lan động, yêu hoà bình, nhân đạo và những vấn đề về thiên nhiên. Đối với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là nguồn gốc của mọi cái đẹp, là đối tượng trực tiếp của cảm thụ mĩ học. Cái đẹp của cảnh vật phản chiếu cái đẹp của tâm hồn ông bắt nguồn từ nhân sinh quan lành mạnh.