Đề đọc hiểu môn văn có đáp án: Bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi  từ Câu 1 đến Câu 4:
“ Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
 
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
 
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.
 
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.”
( Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam– Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB văn học 2003)
Câu 1: Chỉ ra những từ láy có trong bài thơ trên ?(1.0đ)
Câu 2: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt ? (1.0đ)
Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ.(0.5đ)
Câu 4: Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào? (0,5đ)
Đáp án đề đọc hiểu:
Câu 1:  Những từ láy có trong bài thơ trên: xun xoe, Ngọt ngào, Thong thả, Lần lần. 0,5đ
Câu  2 :Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu:
gió đông( tín hiệu thiên nhiên); màu má gái chưa chồng(tín hiệu của con người) 0,5đ
Tín hiệu có tính đặc biệt: Nguyễn Bính tinh tế cảm nhận được sự thay đổi của con người khi mùa xuân về, đó là tín hiệu đặc biệt nhất so với những nhà thơ khác. 0,5đ
Câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ: Liệt kê. ( mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe,/ Lá non, nhành non) 0,5đ
Câu 4:Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:
+ Thiên nhiên: Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe/ Lá nõn nhành non/ Lúa thì con gái mượt như nhung/ Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng…
+ Con người: Cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời/ một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa/ bà già tóc bạc. 1.0đ
Đề văn sưu tầm,
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Bích
Xem thêm : Bộ đề đọc hiểu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *