Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC VĂN QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
 MỤC LỤC
                                                                                                              Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài……………………………………………………………….1
2.Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………….. .3
3.Ý nghĩa đề tài ………………………………………………………………….5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.Cơ sở lí luận……………………………………………………………………………………. 8
1.Quan điểm về hoạt động ngoại khóa ………………………………………………..  8
2.Hoạt  động ngoại khóa với bộ môn ngữ văn…………………………………….. 10
2.1.Với việc hình thành các năng lực cho học sinh ………………………………….. 12
2.2. Với việc tiếp nhận văn học …………………………………………………………….  12
2.3.Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa………………………………………………… 12
Quan điểm đổi mới về dạy học tích cực.…………………………………………… 14
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Giải pháp cũ thường làm ……………………………………………………………….. 15
2.Giải pháp mới cải tiến…………………………………………………………………….. 16
CHƯƠNG II: BÀI SOẠN THỰC NGHIỆM………………………………………… 20
I.MÔ TẢ  HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THỰC NGHIỆM…………………. 20
1.Mục tiêu ……………………………………………………………………………………….. 20
Đối tượng thực hiện……………………………………………………………………….. 21
3.Ý nghĩa của đề tài ………………………………………………………………………….. 22
Thiết bị tổ chức hoạt động …………………………………………………………….. 22
Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa…………………………………………. 22
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATHỰC NGHIỆM
1.Mở đầu………………………………………………………………………………………….. 24
2.Phần nội dung chính……………………………………………………………………… 26
2.1.Hiểu biết: Tái hiện kiến thức chung……………………………………………….. 26
2.2.Giải mã bí ẩn………………………………………………………………………………. 32
2.3. Trò chơi đuổi hình bắt chữ – dành cho khán giả…………………………….. 34
2.4.Cảm thụ văn chương ……………………………………………………………………. 40
2.5.Chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản diễn xuất…………………… 41
3. Kết thúc………………………………………………………………………………………… 47
KẾT LUẬN
I.Hiệu quả xã hội của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………… 48
II.Điều kiện và khả năng áp dụng………………………………………………………. 50
1.Điều kiện……………………………………………………………………………………….. 50
2.Khả năng áp dụng…………………………………………………………………………. 52
III.Kiến nghị, đề xuất ……………………………………………………………………….. 53
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI NGOẠI KHÓA…………………………54
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH……………………………………  61
TÀI LIỆU THAM KHO …………………………………………………….80
 
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thế kỉ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong nhiều chủ trương cải tổ của Giáo dục, vấn đề quan trọng là giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông thành những con người mới phát triển toàn diện, lành mạnh cả về thể chất và tinh thần, có vốn trí thức đa dạng, biết chủ động linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống đời sống. Có nhiều công văn về đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong Giáo dục –  đào tạo và đã đem lại những thay đổi, tiến bộ nhất định cho chất lượng giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ với các giờ lên lớp chính khóa thì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của giáo dục hội nhập hiện đại, cũng chưa tạo đủ điều kiện, môi trường để học sinh bộc lộ, phát huy hết khả năng của mình. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa các môn học hoặc liên môn học là cần thiết để khắc phục được điều nói trên.
Lí do chọn đề tài
Với chủ trương của Đảng: trong Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã khẳng định:Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản là phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Muốn đào tạo HS toàn diện phải kết hợp trang bị lí thuyết và trải nghiệm thực nghiệm, thực hành.
Với mục tiêu giáo dục hiện nay: Một yêu cầu lớn đặt ra trong quá trình dạy học với HS phổ thông nói chung là luôn phải phát hiện, nuôi dưỡng và phát huy hứng thú của các em đối với môn học. Với môn Ngữ văn càng cần thiết hơn bởi lâu nay vẫn “được định kiến” là lý thuyết giáo điều, tầm chương trích cú, khiến HS ngại đọc, ngại học. Việc bồi dưỡng say mê hứng thú với việc học văn được thực hiện trước hết là thông qua các giờ dạy chính khóa trên lớp với sự đổi mới về hình thức dạy học, kiểm tra và đánh giá. Song dođặc trưng bộ mônvăn vốn gắn liền với thực tiễn nên nếu chỉ có những giờ chính khóa thì chưa đủ điều kiện để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú của HS. Vì vậy các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết.
Với việc dạy học tích cực theo xu hướng hiện đại: ngoài dự án dạy học tích hợp liên môn thì hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho HS, giúp HS trở thành những con người toàn diện. Thế nhưng trong những năm qua, hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông chưa được chú ý thực hiện, nếu có thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả.
Hoạt động ngoại khóa bản thân nó đã rất phong phú sinh động, nhất là khi nó được tổ chức một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi một tập thể bộ môn tâm huyết, có năng lực với nghề và với HS, từ đó phát huy được niềm say mê, yêu thích, hứng thú của HS đối với môn học, bồi dưỡng thêm năng khiếu, sự sáng tạo của HS cũng như vai trò chủ thể, sự tự tin của HS.
Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong xu hướng dạy học tích cực: Hoạt động ngoại khóa sau khi giảng dạy mỗi chương, phần, học kì theoquan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả. Nó nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khóa. Riênghoạt động ngoại khóa văn học, vừa là một hoạt động giáo dục vừa là hoạt động thẩm mĩ góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục .
Hoạt động ngoại khóa là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của HS, là hình thức văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, vui chơi giải trí…vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung những kĩ năng và kinh nghiệm sống cho HS, giúp các em trở thành con người toàn diện. Chính vì thế, hoạt động ngoại khóa sẽ giúp HS thể hiện được những thế mạnh,sở trường, cũng như củng cố nắm vững những kiến thức đã được học trong các giờ chính khóa, từ đó tiếp tục hình thành và phát triền năng lực: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.
Hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng có thể nói cho đến nay nó vẫn chưa được quan tâm đầu tư, tổ chức đúng mức ở cả diện lí thuyết lẫn thực hành. Phần nhiều nếu có tổ chức vẫn nặng về hình thức, chưa thực sự mang tính khoa học, hiệu quả, chưa thiết thực với môn học và mục tiêu giáo dục con người toàn diện hiện nay. Khi chưa có hình thức học tập sinh động phong phú hấp dẫn thì chưa thể phát huy tính chủ động, sáng tạo ở HS cũng như chất lượng dạy và học.
Xuất phát từ những lí do trên, kết hợp với thực tế đã áp dụng hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy bộ môn Ngữ vănthời gian qua, tôi thấy đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Mặt khác, cũng là vận dụng quan điểm đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực, hướng vào phát triển năng lực của học sinh trong bộ môn Ngữ văn nói riêng, bộ môn khác nói chung, chúng tôi đề xuất thêm một cách làm để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện đại với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa” với mong muốn từng bước hình thành và hoàn thiện phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế giáo dục thời kì hội nhập và phát triển của thế giới hiện đại.
Lịch sử vấn đề
Việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đã và đang từng bước được triển khai. Đó là dạy học tích hợp liên môn, là hoạt động dạy lấy HS làm trung tâm, là kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn… Hoạt động ngoại khóa cũng đang được áp dụng phổ biến đem đến những khởi sắc cho giáo dục. Bàn về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động bên ngoài lớp học (hoạt động ngoại khóa) đã có từ rất lâu:
Thế kỉ XIII, thời kì Phục Hưng, Rabole  – nhà tư tưởng người Pháp  đã có sáng kiến tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như cho HS tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc các nhà văn, trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn…
Thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, nhà sư phạm nổi tiếng của Nga A.S Macarenco đã bàn về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Ông từng nhận định: tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong  các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng lẽ ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta. Nghĩa là, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên bục giảng.
Giáo dục Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cũng quan tâm đến giáo dục toàn diện cho HS, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện HS. Bác đã nhiều lần yêu cầu thầy cô giáo phải chú ý giáo dục nhiều mặt cho HS: đức, trí, thể, mĩ. Bác nói: trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, ngoài xã hội, các cháu đều vui, đều học.
Năm 2001-2002, trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, Đảng ta chủ trương mục đích của giáo dục là: phát triển con người toàn diện trên các mặt tình cảm, trí tuệ, tinh thân và thể chất là lí tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang từng bước tiến tới. Với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay càng đòi hỏi đội ngũ sư phạm quan tâm đến giáo dục toàn diện, tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp HS thoát khỏi không gian lớp học chật chội quen thuộc  thâm nhập vào cuộc sống muôn màu vẻ, rèn luyện kĩ năng sống và những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại mới.
Gần đây nhất, năm 2007, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp cùng Viện nghiên cứu Giáo dục đã cho ra kỉ yếu “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao hiệu quả dạy và học trong trường THPT” cũng đã đề cập đến vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong việc tạo hứng thú trong quá trình học tập của HS ở các bộ môn cũng như phát hiện được năng lực của HS trong quá trình giải quyết các tình huống thực tiễn.
Trên báo Phụ nữ Chủ nhật số ra ngày 20/8/2007 có viết: “ngày nay không ít gia đình đang phải đối đầu với thực trạng cha mẹ ngày càng ít thời gian gần gũi con cái để có thể hướng dẫn dìu dắt những tri thức cần thiết trong cuộc sống. Tiền bạc vật chất có thể lo được nhưng để trẻ có sự tự tin nhanh nhạy, tháo vát, biết làm việc nhà, chăm sóc bản thân là những việc cần phải rèn luyện dần. Kĩ năng sống nhằm giúp trẻ thích ứng với môi trường sống, bản lĩnh hơn trong xử lí đời sống thường ngày”. Mối lo ấy không chỉ riêng các bậc cha mẹ mà của cả xã hội khi mà một thế hệ trẻ có thể có cả một kho tri thức hàn lâm nhưng lại không có kĩ năng sống thực tế, luống cuống, vụng dại trong giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Đa phần đều cho rằng nhà trường sẽ là nơi giúp các em lấp đầy khoảng trống thiếu hụt ấy.
Như vậy, tiếp nối những tiền đề lí thuyết và thực tiễn ấy, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với các môn học trong trường THPT cần được tiến hành có quy mô, phổ biến để đạt được những hiệu quả giáo dục như mong muốn trong thời đại mới, để chứng thực rằng học phải luôn đi đôi với hành mới mang lại kết quả cao nhất cho giáo dục trong mọi thời đại.
Ý nghĩa của đề tài
Qua thực tế tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề với môn Ngữ văn, chúng tôi thấy rằng với hình thức tổ chức ngoại khóa dưới dạng một trò chơi với những câu hỏi gợi mở, dí dỏm, việc phát hiện những chi tiết nghệ thuật hay, đặc sắc trong một tác phẩm cũng như việc chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản để diễn là rất hữu ích với việc tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức môn Văn, đặc biệt là tạo được hứng thú của HS. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt và thường xuyên tự học nâng cao vốn kiến thức, có tâm huyết với nghề, có những sáng tạo trong hình thức tổ chức … nhằm tạo ra một sân chơi ngoại khóa thiết thực, bổ ích, có hiệu quả với môn học.
Đóng góp một tiếng nói cá nhân đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện đại theo hướng dạy học tích cực, chúng tôi mong muốn gắn nhà trường với cuộc sống, gắn văn với cuộc đời và cũng là một cách để giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi của các giờ học chính khóa trên lớp, tạo được hứng thú của HS với bộ môn Ngữ văn. Với hoạt động ngoại khóa, GV không đơn thuần chỉ đóng vai trò là người cung cấp kiến thức cho học sinh, mà còn được tiếp nhận, bổ sung thêm những kiến thức từ chính những học sinh của mình. Ngoài ra cũng sẽ phát huy và kích thích khả năng nghiên cứu, tìm tòi thêm của các giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Thông qua hoạt động ngoại khóa với chủ đề Theo dòng văn học (phạm vi nghiên cứu Văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX – chủ yếu là những tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, tập một) nhằm mục đích:
–  Góp phần củng cố, gợi nhắc lại các đặc điểm của văn học hiện đại giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, phân hóa thành nhiều bộ phận và xu hướng, phát triển với tốc độ nhanh chóng (những gương mặt tác giả tác phẩm tiêu biểu, giá trị nội dung – hiện thực, nhân đạo và giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm; ý nghĩa triết lí hoặc bài học, thông điệp các tác giả gửi gắm đến độc giả thông qua số phận, tính cách, cuộc đời của nhân vật)….
-Tạo điều kiện cho GV khai thác các tác phẩm văn học giai đoạn này từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, thỏa mãn nhu cầu làm sống lại tác phẩm thông qua hình thức các trò chơi, hình thức diễn kịch để tái hiện được đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định cũng như bài học gửi gắm sau mỗi tác phẩm văn học cụ thể.
– Tạo điều kiện cho GV khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng, tập trung vào những nội dung quan trọng, tình tiết hay, ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm để giáo dục và khơi dậy khả năng cảm thụ của các em; thậm chí có cả khả năng bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khóa.
– Ngoài ra các chuyên đề cũng tăng cường tính xã hội, tính thời sự của các tác phẩm văn học, cho nội dung bài học thông qua những hư cấu sáng tạo thêm trong quá trình chuyển hóa tác phẩm thành kịch bản sống động để diễn một cách sáng tạo.
– Hình thành và rèn luyện nhiều năng lực cho HS: năng lực hoạt động nhóm, năng lực tổ chức sự kiện, năng lực cảm thụ… đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực HS.
Như vậy, thay vì chỉ được học những kiến thức mà thầy cô truyền đạt, tự bản thân mỗi học sinh cũng có thể tìm tòi, khám phá thêm những kiến thức, những vận dụng mới liên quan đến bài học thông qua các hình thức trải nghiệm phong phú, sinh động, hấp dẫn.
PHẦN  NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Quan điểm về hoạt động ngoại khóa
Đưa chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch giáo dục của trường phổ thông là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong nghị quyết 40 của Quốc hội. Đây là một khâu rất quan trọng trong định hướng giáo dục mới, là lợi thế để trường học thực hiện yêu cầu giáo dục toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mĩ theo chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của nhà nước. Thông qua các hoạt động đa dạng, bổ íchcủa hoạt động ngoại khóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho HS và giúp HS hoàn thiện dần nhân cách của mình.
Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của hình thức này nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn… Chương trình Ngữ văn bậc phổ thông hiện nay được xây dựng theo tinh thần tích hợp, gắn bó chặt chẽ giữa phân môn Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn. Mục đích của môn Ngữ văn là rèn luyện năng lực cảm thụ cái đẹp trong văn học nghệ thuật, biết sử dụng tiếng Việt để giao tiếp có hiệu quả, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong đời sống thực tế. Và hoạt động ngoại khóa sẽ là cầu nối để đáp ứng những mục tiêu đó.
Hoạt động ngoại khóa cũng sẽ hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung của giáo dục ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hình thức sáng tạo, thường xuyên đổi mới đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của học sinh. Nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
Lâu nay trong trường phổ thông vẫn coi ngoại khóa  là một hoạt động ngoài giờ học, một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lí chuyên môn. Cũng có quan niệm cho rằng hoạt động ngoại khóa như một hình thức giải trí, được tổ chức theo một hình thức chương trình trình diễn văn nghệmúa hát, chủ đề đơn giản, sơ sài về nội dung, không chủ điểm, không mang tính giáo dục cao và càng không có khả năng phát huy khả năng của HS (vì chỉ HS nào có năng khiếu mới được lựa chọn tham gia và trình diễn năng khiếu của mình) nên thường gây tâm lí nhàm chán. Quan điểm về hoạt động ngoại khóa như trên là không thỏa đáng, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức cũng như lợi ích thiết thực của hoạt động này đối với việc ghi nhớ kiến thức, nhạy bén trong nhận diện vấn đề và cả khả năng sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Tháng 12/2015, PGS, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học Bộ giáo dục trong chuyên đề bàn về đổi mới Giáo dục, trong quá trình nói chuyện cùng cán bộ giáoviên các trường THPT trong huyện Yên Khánh có nói về một hạn chế của phương pháp dạy hiện nay: đúng là có đổi mới, nhưng mới chỉ là đổi mới về cách sử dụng phương tiện dạy học – từ bảng sang máy chiếu, từ hình dung tưởng tượng đến quan sát trực quan bằng hình ảnh minh họa sinh động; còn cơ bản vẫn là dạy theo cách cũ. Vẫn cứ bám sát vào SGK, nói những cái trong SGK đã có, phần quan trọng nhất, đó là thực hành thì lại là về nhà tự làm – nói vội vào lúc cuối giờ coi như dặn dò – thế là xong một tiến trình lên lớp. Và cụ thể, một GV Sinh học đã soạn công phu và giảng bài Quần thể vi sinh vật với rất nhiều hình ảnh, biểu bảng nhưng cuối cùng HS vẫn không biết quần thể ấy nên vận dụng như thế nào trong thực tiễn đời sống,  HS cũng không biết muối dưa, không hiểu vì sao để lâu dưa bị khú… Đó là một bất cập mà chúng ta đều trải qua trong quá trình giảng dạy. Vẫn tâm lí áp lực cháy giáo án, đi thi phải tái hiện kiến thức nên chỉ chú trọng giảng tất cả kiến thức lí thuyết mà quên mất học sinh cần được thực hành cụ thể. Học đi đôi với hành mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa chính là hình thức tối ưu nhất có thể đem đến một sự thực hành thú vị cho HS sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Tác dụng của hoạt động ngoại khóa được khẳng định ở chỗ nó gắn kết được giữa lí thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của HS được liên kết, được mở rộng và củng cố sâu hơn (vì nguồn tư liệu sưu tầm được rất phong phú và đa dạng, biết cách xử lí tư liệu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề). Điều này theo phương pháp dạy học mới rất có ý nghĩa và quan trọng trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục đích dạy học hiện nay
Hoạt động ngoại khóa với bộ môn Ngữ văn
Hoạt động ngoại khóa có ưu thế khá lớn với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Văn. Từ hoạt động này, việc dạy và học  sẽ có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn hứng thú cho HS trong giờ học chính khóa. Vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò được mở rộng. Với môn Ngữ văn, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả cao với việc nâng cao chất lượng dạy và học. HS không chỉ học chay, học thụ động mà sẽ được gắn với thực tế sinh động, phong phú, hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em – những điều mà thầy cô không có điều kiện trình bày trong giờ chính khóa. Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển mở rộng kiến thức và giáo dục HS một cách toàn diện. Có thể coi hoạt động ngoại khóa là hoạt động có tính chất tích hợp – đúng với chủ trương hiện nay của Bộ giáo dục –đào tạo, thậm chí là tích hợp cao hơn các dạng tích hợp khác vì  nó tổng hợp được kiến thức theo cả chiều rộng và bề sâu, tích hợp được nhiều kĩ năng trong một buổi ngoại khóa: kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với kinh nghiệm thực hành, trải nghiệm trong thực tế; hình thức tổ chức đa đạng phát huy được nhiều năng lực của HS với bộ môn và trong cả thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo, nhạy bén, hoạt động tập thể, kĩ năng giải quyết tình huống… Mặt khác, hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn cũng giảm bớt lối thuyết trình dài dòng vốn vẫn sử dụng trong giờ học chính khóa, tạo điều kiện cho GV chủ động  về cách dạy, tạo nên những bài giảng mang phong cách, dấu ấn riêng.
2.1.Với việc hình thành các năng lực cho HS
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ và năng lực nhận thức: Việc hình thành và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho HS phổ thông là một công việc hết sức cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn bởi vì nếu không có năng lực thẩm mĩ tốt thì cũng không thể học tốt môn văn được. Từ xưa cho đến nay, dẫu khác nhau về bối cảnh thời đại, song trong mỗi tác phẩm văn học luôn có sự song hành của hai mặt: thiện – ác, xấu – đẹp. Cuộc đấu tranh giữa thiện ác dẫu cam go, quyết liệt nhưng cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng đã đem lại niềm tin của con người trong cuộc sống, giúp con người biết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải cũng như đấu tranh để vươn tới một xã hội công bằng, văn minh. Kế đó là những tác phẩm văn học lấp lánh giá trị nhân văn cao cả, ngợi ca tình đời tình người bao dung nhân ái, những thông điệp đằng sau những cuộc đời nhân vật, những cảm xúc đằng sau những câu từ thẩm mĩ ít nhiều đem đến cho HS một đời sống tinh thần giàu có, phong phú, tác động rất lớn đến nhận thức cũng như hành động của HS, giúp các em biết sống đẹp, sống hài hòa, lành mạnh.
Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết tình huống thực tiễn: Môn Ngữ văn là một môn học đặc thù, luôn gắn với thực tiễn và được ứng dụng trong thực tiễn nhiều nhất, hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho HS, giúp các em biết cách giao tiếp trong các lĩnh vực của đời sống. Đó cũng là cơ sở để học tốt các môn học khác: biết phân tích, phán đoán (các hình ảnh, các tín hiệu qua hình thức đố vui giải mã của hoạt động ngoại khóa), có khả năng rút ra kết luận và suy luận một cách khoa học, biết cách giải quyết có hiệu quả các tình huống trong học tập và cuộc sống. Cũng trên nền tảng đó, HS có năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định. Nếu chỉ giảng dạy đơn điệu trên bục giảng chính khóa thì HS chỉ được tiếp thu một chiều kiến thức mà không có cơ hội trở thành chủ thể tiếp nhận với cảm quan cá nhân. Cần phải có hoạt động ngoại khóa để tạo nên một hình thức dạy học trải nghiệm với những yếu tố vui mà có ích, củng cố được kiến thức. Trên cơ sở đã trang bị những kiến thức lí thuyết cơ bản trên lớp thì hoạt động ngoại khóa sẽ là cơ hội hiện thực hóa lí thuyết, là cơ hội được tiếp xúc những thẩm mĩ có thật của môn văn với đúng đặc thù của nó.
Năng lực phát hiện vấn đề (nhận biết nhạy bén): Những vấn đề văn học, tác phẩm văn học xuất hiện trước các em như một câu hỏi buộc HS phải tìm được không phải một mà nhiều cách tiếp cận, nhiều cách lí giải. Việc phát hiện vấn đề của tác phẩm văn học ở nhiều bình diện khác nhau sẽ là cơ sở của nhiều con đường tìm kiếm khác nhau giúp các em phát hiện vấn đề, tìm ra con đường tiếp cận cho riêng mình. Năng lực này một khi được hình thành và bồi dưỡng đầy đủ nõ sẽ phát triển và trở thành bản lĩnh, cốt cách của HS không phải chỉ ở phạm vi học văn mà còn ở phạm vi con người toàn diện. Và rất biện chứng, nó lại góp phần làm cho năng lực cảm thụ thẩm mĩ của HS được nâng lên một trình độ cao hơn.
2.2. Với việc tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính cá nhân sâu sắc, gắn liền với tình cảm, thị hiếu của mỗi người. Về bản chất, tiếp nhận văn học mang khuynh hướng xã hội, gắn liền với đời sống thực tế, tức là không ngừng sáng tạo. Do được tiếp nhận mà tác phẩm văn học có thể tham gia vào các môi trường xã hội khác nhau, thuộc các thời kì lịch sử khác nhau. Từ đó tác phẩm văn học có một đời sống lịch sử và một số phận lịch sử của nó. Vì vậy tiếp nhận văn học không bào giờ tách rời với đời sống hiện thực. Các buổi ngoại khóa sẽ là cầu nối để HS tiếp nhận tác phẩm một cách sinh động nhất, nói cách khác không chỉ tiếp nhận mà còn đồng sáng tạo cùng tác giả. Điều đó sẽ lí giải cho HS hiểu rõ được vấn đề lí luận văn học: tiếp nhận văn học không chỉ là vấn đề sở trường, thị hiếu mà còn là trình độ, xúc cảm thẩm mĩ đồng điệu, sống cùng tác phẩm. Một tác phẩm văn chương đích thực không chỉ là cách mà tác giả truyền đạt đến độc giả mà còn là trình độ và hình thức tiếp cận của độc giả.
2.3.Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa
Đối với GV: Gắn lí thuyết với thực tiễn, củng cố thêm kiến thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
Hiểu rõ hơn học sinh của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy trên lớp cho phù hợp, khơi dậy, bồi dưỡng những tiềm năng văn học. Mặt khác, GV cũng có cơ hội bồi dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế để giờ dạy chính khóa không còn nghèo nàn, thiếu cơ sở thực tiễn.
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Phát huy tính tự chủ độc lập và làm việc tập thể của HS.
Đối với HS: thông qua hình thức trò chơi, HS nhớ kiến thức dễ dàng hơn, có hứng thú nhiều hơn với môn Ngữ văn; các em tự khám phá và thể hiện được tài năng của mình đối với các tác phẩm văn chương; khi viết bài thì bài viết cũng sẽ phong phú hơn vì có được chất liệu thực tế sống động từ các giờ ngoại khóa. Ngoài ra, hình thức học này cũng rèn luyện cho các em kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm để có hiệu quả cao nhất.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thông qua những hình thức trải nghiệm sống động, vui cười hài hước giúp HS yêu thích, hứng thú với môn học, tìm đến những giá trị nhân bản của các tác phẩm văn chương và cuộc sống.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Giáo dục, vun đắp HS những tình cảm đẹp, cách sống lành mạnh: lòng yêu thương trắc ẩn, yêu nước, yêu thiên nhiên, yêu các giá trị văn hóa… góp phần giúp HS nhận ra giá trị đích thực của văn học: văn học là nhân học.
Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống , mọi việc xung quanh, có tư duy, năng lực khái quát tổng hợp và giải quyết vấn đề
Tóm lại: Hoạt động ngoại khoá có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập môn Ngữ văn và rèn luyện đạo đức. Với những lý do trên, hoạt động ngoại khoá nên được tổ chức gắn liền với quá trình học tập chính khóa để HS tham gia với niềm say mê, tự nguyện, quan trọng nhất là thay đổi được cách tiếp nhận và thái độ học đối với bộ môn.
Quan điểm đổi mới về dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên nói những điều mình hiểu, mình biết cho học sinh phải nghe, phải ghi như cái máy. Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có vai trò hướng dẫn chỉ đạo học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng, tư duy logic và kĩ năng lập luận bảo vệ ý kiến quan điểm của mình. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể  của hoạt động học. Giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn vững mà còn cần có năng lực sư phạm tốt, khéo léo trong việc xử lí tình huống phát sinh trong giờ học.
Với hình thức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm, GV không chỉ kiểm tra kiến thức của một bài cụ thể như với hình thức kiểm tra bài cũ trong các giờ học chính khóa mà có khả năng kiểm tra kiến thức tổng quát của HS về môn học với cả lĩnh vực văn học sử và các tác phẩm cụ thể tiêu biểu. Mặt khác, với hình thức các trò chơi dưới dạng câu hỏi, đố vui kích thích được hứng thú của HS, kích thích được tư duy để tái hiện kiến thức đã học. Hấp dẫn nhất là cho các em có cơ hội được trải nghiệm trong vai các nhân vật khi chuyển thể tác phẩm văn học sang hình thức diễn kịch, vừa thể hiện được sự sáng tạo của các em vừa giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm – giá trị hiện thực cũng như nhân đạo, rút ra những thông điệp, bài học ý nghĩa với thực tiễn. Ngoại khóa nhưng thực chất vẫn là dạy học nhưng ở hình thức tổ chức mới.
 
 
 
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giải pháp cũ thường làm
*Nội dung cơ bản của giải pháp:
Giảng dạy văn học trước đây thường là phương pháp thuyết trình thẩm bình. Một tiết học chính khóa thông thường:Giáo viên soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Trên lớp, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong giờ dạy Ngữ văn, học sinh tiếp thu kiến thức qua lời thuyết trình, giảng giải của giáo viên. Trong quá trình giảng, GV chủ yếu tập trung vào một vài phương diện nghệ thuật để nhận xét như ý nghĩa của câu văn, câu thơ, tài năng sử dụng từ ngữ của nhà văn nhà thơ, cá tính người cầm bút…GV thường đặt nặng mục tiêu dạy hết bài, đúng giờ, đúng chương trình hơn mục tiêu hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho HS.Các đề thi, kiểm tra được ra theo hướng nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Không thể phủ nhận ưu điểm của phương pháp đó, như: Giáo viên có thể đi sâu khai thác những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học; học sinh tập trung theo dõi nội dung bài học, chú ý đến những vấn đề trọng tâm được nhấn mạnh trong giờ học.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều vấn đề:
 Đối với học sinh:
– Chỉ biết phần kiến thức giới hạn bó hẹp trong một vấn đề, một bài học, một môn học.Vì vậy, tâm lí chung của học sinh khi học tác phẩm văn học là nhàm chán, ít hứng thú tìm hiểu khám phá giá trị của tác phẩm văn chương.
– Chưa phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động trong học tập do sự áp đặt trong cách truyền thụ cũng như trong quá trình kiểm tra với phần phải tái hiện kiến thức (thường học vẹt, học tủ).
– Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập còn lúng túng, khó khăn.
 Đối với giáo viên:
– Tương tác với HS ít nên không có cái nhìn đa chiều, đôi khi tự bằng lòng với chính mình nên nhiều khi không có cơ hội nhìn lại mình để tự nâng cao năng lực truyền đạt (phương pháo) cũng như năng lực về chuyên môn.
– Bài giảng văn trở thành giáo điều, khô khan, khó tiếp nhận.
– Giáo viên chưa có điều kiện bộc lộ hết nghiệp vụ sư phạm của mình, không có điều kiện làm việc chung với cả tổ nhóm để nâng cao hiệu quả chuyên môn cũng như trao đổi rút kinh nghiệm.
Hiện tượng đó phản ánh rõ một điều là dạy học và đánh giá học phần này hiện nay còn khá nặng về lý luận, thiếu tính thiết thực. Vì vậy cần phải thay đổi nhận thức về tính thiết thực của môn học  đối với việc hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông cho HS.
Giải pháp mới cải tiến: tổ chức hoạt động ngoại khóa
Mục đích:
Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.
Để có được một hoạt động ngoại khóa như mục đích mong muốn đặt ra cần có sự chuẩn bị kĩ về dự kiến, cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động. Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn tại trường giảng dạy, căn cứ và mức độ nhận thức của học sinh của khối lớp đảm nhiệm giảng dạy tôi đề xuất hình thức tổ chức hoạt động giờ học ngoại khóa môn văn với chủ đề Theo dòng vãn học với phạm vi nghiên cứu là Văn học Việt Nam hiện đại nửa đầu XX như sau:
Theo cấu trúc chương trình Ngữ văn 11 THPT hiện nay, mảng văn học hiện đại Việt Nam đầu XX, HS được học các văn bản thơ và văn xuôi: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử từ (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Vội vàng (Xuân Diệu), Từ ấy (Tố Hữu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) và một số bài đọc thêm. Ngoài ra, GV có thể giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả trên để HS về nhà tự tìm đọc, có cái nhìn thấu đáo hơn về văn học giai đoạn này cũng như phong cách, đặc điểm sáng tác của các tác giả. Việc đó giúp ích cho việc biên soạn câu hỏi trong hoạt động ngoại khóa phong phú hơn, sâu sắc hơn và HS cũng nắm được lượng kiến thức đa dạng hơn.
Dự kiến thời gian: hai tuần cuối học kì I, sau khi đã học xong toàn bộ các tác phẩm văn xuôi giai đoạn nửa đầu XX trong SGK ngữ văn 11 tập một, học kì I.
Giờ học ngoại khóa kéo dài khoảng 3 tiếng – tương đương với 3,5 tiết học chính khóa
Hình thức tổ chức: 5 phần
+ Phần 1: Hiểu biết: tái hiện kiến thức về các tác phẩm đã học (nhận diện tác phẩm, nhận diện chi tiết, phát hiện chi tiết)
+ Phần 2: Giải mã bí mật: trò chơi tìm kiếm chủ đề dưới hình thức trả lời các câu hỏi gợi mở (liên quan đến chủ đề đang bị ẩn giấu)
+ Phần 3: Đuổi hình bắt chữ: nhận diện tên nhân vật, tác giả, tác phẩm  thông qua những gợi dẫn về hình ảnh dí dỏm, hài hước.
+ Phần 4: Cảm thụ thẩm mĩ văn chương: HS lựa chọn một chi tiết đặc sắc mà bản thân thấy tâm đắc nhất trong một tác phẩm đã học. (Phần này, HS trình bày trực tiếp, rèn kĩ năng nói, tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp)
+ Phần 5: Tập làm nghệ sĩ.: quá trình HS chuyển thể một sự việc, một phân đoạn trong tác phẩm dưới dạng tiểu phẩm (Hs được lựa chọn theo hứng thú) – cho phép có sự sáng tạo, hư cấu nhưng phải đảm bảo được tinh thần của văn bản, mang giá trị giáo dục tiến bộ, lành mạnh.
Chuẩn bị của HS:
+ Tích lũy kiến thức bằng cách tìm đọc các tác phẩm sáng tác cùng thời với các tác phẩm đã học, có thể là của cùng tác giả hoặc khác tác giả. (GV có thể giới thiệu, hướng dẫn)
+ Ghi nhớ được những kiến thức đã học về các tác phẩm
+ Chuyển thể tác phẩm sang dạng kịch và tiến hành tập luyện
+ Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho buổi học ngoại khóa
Chuẩn bị của GV:
+ Dự định lớp thực hiện hoặc hai lớp dạy cùng khối để có kế hoạch tổ chức cụ thể.
+ Báo cáo cấp lãnh đạo;  bàn bạc trao đổi, xin ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn để cùng góp ý trao đổi nội dung các câu hỏi và cùng đến dự để rút kinh nghiệm.
+ Hướng dẫn HS cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa; chia thành các đội và chọn đội trưởng cho mỗi đội. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội (có thời hạn hoàn thành cụ thể), giới hạn phạm vi kiến thức, giới thiệu các kiến thức cần mở rộng.)
+ Soạn câu hỏi bám sát các tác phẩm đã học, khơi được kiến thức khái quát và cụ thể về tác giả, tác phẩm, đặc điểm giai đoạn văn học đang nghiên cứu.
+ Soạn phần mềm trình chiếu với ứng dụng linh hoạt, sinh động.
+ Duyệt và chỉnh sửa kịch bản chuyển thể cho HS cho phù hợp với lứa tuổi và môi trường học tập.
+ Dự kiến thời gian, địa điểm chính thức tổ chức hoạt động.
Trong mỗi phần, GV phải có hướng dẫn về hình thức tổ chức – thể lệ từng phần để học sinh nắm được.
 
SƠ ĐỒ MÔ TẢ TÍNH CHẤT ƯU VIỆT
CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC NGOẠI KHÓA SO VỚI TIẾT HỌC CHÍNH KHÓA TRÊN LỚP
 * Dạy học chính khóa theo phương pháp phổ biến hiện nay:

Học sinh
Thụ động, không sáng tạo
Giáo viên   Trung tâm, chủ đạo
 
 
Văn bản văn học

 
T ruyền đạt                                  Tiếp thu
 
Giải thích sơ đồ:  Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là quan hệ một chiều, học sinh tiếp thu bài thụ động. Hiệu quả giáo dục thấp.
* Phương pháp tổ chức dạy học ngoại khóa

 
           Giáo viên

 
 
 
 

       Môn Ngữ văn:
Các văn bản văn học và mở rộng ngoài SGK
 
             HỌC SINH
Củng cố được kiến thức; hình thành nhiều năng lực; sáng tạo, chủ động, tích cực với hoạt động học tập

 
 
Giải thích sơ đồ: Học sinh là trung tâm của hoạt độngdạy. Giáo viên có vai trò hướng dẫn chỉ đạo
Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh trong nhà trường phổ thông, tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh phát triển tư duy, hình thành nhân cách đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Việc nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các cấp quản lí dành sự đầu tư thích đáng để chỉ đạo hoạt động này ở trường, giúp đội ngũ giáo viên có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham tổ chức các hoạt động, tạo ra sự chuyển biến về chất trong các hoạt động ngoài giờ nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông.
 
CHƯƠNG II: BÀI SOẠN THỰC NGHIỆM
I.MÔ TẢ  HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THỰC NGHIỆM
Mục tiêu :
a.Về kiến thức: GV hướng dẫn HS
– Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa Vn từ đầu XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Đó chính là cơ sở hình thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn này.
– Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu văn học để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.
– Khái quát lại các văn bản đã học với giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, đặc điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu.
 
Về kĩ năng:
– Giúp HS thực hành rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, chức các chương trình game show mang tính trí tuệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh và tạo điều kiện cho HS có cơ hội phát huy khả năng cá nhân.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi trữ tình, phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, cách cảm cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ khi nói và viết cho hay và hiệu quả.
Về thái độ, tình cảm:
– HS trân trọng giá trị của tác phẩm văn chương.
– Tâm hồn phong phú: giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương chia sẻ.
– Tôn vinh yêu chuộng cái đẹp, biết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
– Rút ra những bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống.
Đối tượng thực hiện: Học sinh toàn khối 11; Những tác giả, tác phẩm văn xuôi hiện đại trong hương trình SGK Ngữ văn 11, tập một.
Học sinh lớp 11sau khi học xong một số tác phẩm văn học trung đại sẽ bước sang tìm hiểu văn học hiện đại. Bài đầu tiên các em tiếp cận là Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. Qua bài học này, HS được trang bị kiến thức văn học sử tương đối đầy đủ về đặc điểm xã hội cũng như đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn này. Trước đó, các em đã được tham gia hai chương trình hoạt động ngoại khóa với hai chủ đề: Văn học dân gianVăn học trung đại. Với hoạt động ngoại khóa lần này các em sẽ được tiếp cận văn học hiện đại, từ đó có sự so sánh sự khác biệt về thi pháp sáng tác cũng như cách tiếp nhận những tác phẩm văn học thuộc mỗi giai đoạn, học phần văn học khác nhau. Các em sẽ có cái nhìn tổng thể về văn học dân tộc trong dòng chảy liên tục của nó, những nền tảng đầu tiên, sự kế thừa, phát huy và phát triển của những giai đoạn về sau.
3.Ý nghĩa của đề tài: tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề Theo dòng văn học (phạm vi nghiên cứu: Văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ):
-Tạo ra được sân chơi lành mạnh, pháy huy được tính tự giác, sáng tạo, nhạy bén của HS với các tác phẩm văn học đã học.
-Giá trị hiện thực và nhân đạo trong các tác phẩm văn học này giúp các em có cái nhìn cụ thể hơn về một thời đại của đất nước dưới ách áp bức nô lệ, thấy được những bài học, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm, thấy sự nghiêm túc trách nhiệm trong lao động nghệ thuật của các nhà văn để yêu quý, ngưỡng mộ, trân trọng tài năng, tâm huyết của người nghệ sĩ.
-Làm phong phú về nhận thức cuộc sống, đời sống tâm hồn con người, góp phần nâng cao trí tuệ, bồi đắp lối sống tình cảm ngày tốt đẹp hơn.
Học sinh được phát huy khả năng, khơi gợi hứng thú tự nghiên cứu trong các trò chơi. Hoạt động ngoại khoá trên cũng giúp học sinh cảm nhận thêm nhiều điều về cuộc sống, cảm nhận sâu sắc hơn các vấn đề đã học trong các tác phẩm đã học.  Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề cũng rất bổ ích cho việc mở rộng hiểu viết, sự hứng thú và gắn bó với tập thể, đoàn kết nhau trong quá trình giải quyết vấn đề.
Thiết bị tổ chức hoạt động
– Máy chiếu
– Tranh ảnh minh họa
– Băng đĩa
Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
GV giới thiệu các phần của hoạt động ngoại khóa và lần lượt hướng dẫn cách thức hoạt động của mỗi phần.
 
Phần 1: Hiểu biết: Tái hiện kiến thức khái quát
GV nói rõ mục đích của phần này: nhằm tái hiện lại vốn kiến thức đã học về tác giả tác phẩm với những vấn đề chung khái quát và cốt lõi nhất. Câu hỏi không khó nhưng đòi hỏi HS phải nhạy bén và có nền tảng kiến thức chắc chắn mới có thể trả lời được.
Mỗi câu hỏi, máy chiếu trình chiếu câu hỏi trên màn hình lớn, GV đọc lại cho HS có thể nghe rõ hơn và cho thời gian để trả lời. Cứ lần lượt như thế cho đến khi kết thúc (Theo số lượng câu hỏi dự kiến ban đầu đã chuẩn bị).
Phần 2: Giải ô chữ: Tìm bí ẩn về chủ đề hoặc bức tranh thông qua hệ thống các câu hỏi gợi dẫn.
Các câu hỏi sẽ cùng hướng về chủ đề (bức tranh) đang bị ẩn giấu. Mỗi câu trả lời đúng sẽ hé mở được một phần của bí ẩn đó. Xâu chuỗi liên kết các câu trả lời sẽ tìm ra được chủ đề bí ẩn.
Phần 3: Đuổi hình bắt chữ vui nhộn: nhận diện tên tác giả, tác phẩm, nhân vật thông qua những kí hiệu hình ảnh vui, hóm hỉnh
Mỗi câu hỏi tương ứng với một hình ảnh được trình chiếu trên màn hình. HS phải chú ý theo dõi, tìm ra được tên nhân vật hoặc tác giả, hoặc tác phẩm được gợi ý từ những hình ảnh minh họa đó.
Phần 4: Cảm thụ thẩm mĩ văn chương
HS có thể lựa chọn một chi tiết đặc sắc nào đó về nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm mà bản thân tâm đắc, yêu thích và thẩm bình về chi tiết đó. Đòi hỏi quá trình thẩm bình đảm bảo được cả nội dung và hình thức – cách trình bày, cách sử dụng các thao tác lập luận để thẩm bình…
Đánh giá năng lực HS phần này ngoài dựa vào lượng kiến thức của HS còn đánh giả cả năng lực nói, diễn đạt, dẫn dắt của HS.
Phần 5: Tập làm nghệ sĩ: Chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản diễn xuất.
HS với kịch bản đã được viết từ trước đó cùng với quá trình tập luyện, đây sẽ là lúc trình bày sản phẩm cụ thể. Các tiểu phẩm đảm bảo được chuyển thể linh hoạt, sáng tạo, lành mạnh, trong sáng, chuyển tải được giá trị hoặc tư tưởng của tác phẩm, tác giả, gây được sự hứng thú với người xem. Đây là cơ sở để đánh giá năng lực sáng tạo và phát hiện năng lực của HS.
 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATHỰC NGHIỆM
 
NGOẠI KHÓA VĂN HỌC: CHUYÊN ĐỀ THEO DÒNG VĂN HỌC
(Phạm vi tìm hiểu: NHỮNG TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI
 VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX)
 
DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN

STT Nội dung công việc Thời gian Người thực hiện Ghi chú
1. Giới thiệu buổi ngoại khóa và đại biểu tham dự 10phút Giáo viên  
2. Phần 1: Thi Tìm hiểu kiến thức Văn học hiện đại 30 phút HS 3 đội thi  
  Văn nghệ 5 phút    
3 Giao lưu với khán giả 10 phút Khán giả  
4 Bình thơ:
Đội 1: Tương tư
Đội 2: Mùa xuân chín
Đội 3: Chiều xuân
30 phút HS 3 đội thi  
  Văn nghệ 5 phút    
5 Phần 4: Tập làm nghệ sĩ (chuyển thể tác phẩm văn học hiện đại thành kịch bản) 45 phút HS 3 đội thi  
Đội 1:   Tiểu phẩm “Ăn vạ”  (Trích  truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao)  
Đội 2:   Tiểu phẩm  “Định kiến” (Trích truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao)  
Đội 3:   Tiểu phẩm  “Đám ma gương mẫu”  (Trích tiểu thuyết “Số đỏ”, Vũ Trọng Phụng)  
6 Thông báo kết quả, trao giải   Đại diện Ban giám hiệu  
7 Họp tổ nhóm, rút kinh nghiệm
 
  Đại diện người tham sự buổi ngoại khóa  

 
1.Mở đầu
GV dẫn chương trình:
1.1.Tuyên bố lí do và giới thiệu mục đích của chuyên đề hoạt động ngoại khóa:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề Theo dòng văn học (phạm vi tìm hiểu  Văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ) sẽ giúp HS:
– Ôn tập, nhớ lại những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này trên các cơ sở nhận biết: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và sáng tạo
-Thấy được các xu hướng chính của văn học giai đoạn này. Mỗi xu hướng lại in hằn những dấu ấn cá nhân và cá tính sáng tạo, phong cách độc đáo của mỗi tác giả
– Hiểu được những giá trị to lớn của văn học hiện đại Việt Nam: sự kế thừa, cách tân, phát huy và phát triển – sứ mệnh của mỗi giai đoạn văn học trong dòng chảy không ngừng nghỉ của văn học nước nhà, từ đó yêu mến và trân trọng những giá trị của các tác phẩm văn học.
– Qua đó giúp học sinh khám phá giá trị của tác phẩm văn chương, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật qua những gợi ý nhất định; giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tốt ngôn ngữ khi nói và viết.  Từ chỗ sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực đến sử dụng hay, gợi cảm, giàu tính thuyết phục.
2. Giới thiệu thành phần đối tượng tham gia, các đại biểu tới dự.
1.3. Dẫn dắt vấn đề:
GV nhắc lại vai trò của Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, những giá trị to lớn của nó đối với nền văn học nước nhà.
Giải thích: Đến với những tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là lần đầu HS khối 11 được tiếp xúc với đặc thù của văn học hiện đại, những khác biệt so với văn học dân gian và văn học trung đại. Có sự khác nhau đó là do những đổi thay về điều kiện văn hóa, xã hội với những biến động lịch sử nhất định. Tuy nhiên, dù là văn học thời kì nào thì cũng vẫn mang đậm tâm hồn, cốt cách của người Việt, với niềm tự hào về quê hương đất nước, với lòng yêu thương con người; ngợi ca cái thiện, lên án cái xấu cái ác… Những nội dung ấy lại được biểu hiện khác nhau trong mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã đánh dấu một bước ngoặt của văn học Việt Nam sau 10 thế kỉ văn học trung đại: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hội nhập với nền văn học thế giới, thoát khỏi những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, giải phóng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, trả văn học về đúng sứ mệnh của nó: phản ánh hiện thực và lấy con người làm trung tâm với tất cả những cái thuộc về phần Con và phần Người – tức cả bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.
 
Phần nội dung chính
Hiểu biết: Tái hiện kiến thức chung
Việc học lí thuyết liên tục tạo áp lực nặng nề, căng thẳng với HS trong các giờ chính khóa nhất là khi các em phải ghi nhớ và nắm bắt hàng loạt các khái niệm, thuật ngữ, đặc điểm, nhận định, các kiến thức về tác giả thì phần này sẽ giúp các em có cái nhìn chung nhất, chủ điểm nhất về những ý chính cần khắc sâu, làm cơ sở để tiếp nhận các văn bản.
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu được bao quát nhất những thành tựu quan trọng và chủ yếu về nội dung, tư tưởng của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
Thể hiện chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần dân chủ
Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trên tinh thần dân chủ
Thể hiện chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ
Mang lại sinh khí mới mẻ cho văn học: tinh thần dân chủ
Đáp án: D
Câu 2: Nhà văn nào dưới đây được xem là nhà tiểu thuyết hiện thực trào phúng xuất sắc củavăn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX?
Nguyễn Công Hoan Vũ Trọng Phụng
Nam Cao Ngô Tất Tố
Đáp án: C
Câu 3: Sự khác biệt chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai bộ phận văn học phát triển hợp phápvăn học bất hợp pháp là gì?
Có hoặc không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân
Được hoặc không được đăng tải công khai
Có hoặc có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật
Có hoặc chưa có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện đại hóa văn học thời kì này
Đáp án: A
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu có thể lí giải sự phát triển mau lẹ khác thường của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
Sự thúc bách của yên cầu thời đại và sức sống nội tại của văn học
Tiềm lực của văn học dân tộc và vai trò của trí thức Tây học
Điều kiện và kết quả giao lưu với văn hóa phương Tây
Văn chương được xem như hàng hóa và viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.
Đáp án: A
Câu 5:  Cái cười Tào Tháo là cách diễn tả tâm địa và tính cách của nhân vật nào?
Đáp án: Bá Kiến
Câu 6: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Trong số những người ngoài tang quyến đến viếng cụ cố tổ, có hai đám nổi trội: đám bạn của cụ cố Hồng; đám giai thanh gái lịch. Trong hai đám ấy, em ấn tượng nhất với đám nào? Vì sao?
Đáp án: Đòi hỏi phải trả lời xác đáng: đám bạn cụ cốHồng: đạo mạo nhưng không che dấu được bản chất dâm dục (ngồi cạnh quan tài nhưng lại xúc động khi nhìn thấy làn da trắng thập thò của Tuyết sau làn voan mỏng); đám giai thanh gái lịch thì không thanh mà cũng chẳng lịch với những câu nói rất vỉa hè. Họ đến không để đưa đám và chia buồn cũng như tiễn người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng mà để tụ họp nhau chê bai nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, chim nhau… Sự thiếu văn hóa của những kẻ tự nhận là tân thời, văn minh.
Câu 7: Hãy kể tên một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được Vũ Trọng Phụng sử dụng để tạo ra tiếng cười trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia? Lấy dẫn chứng minh họa?
Đáp án: Cách nói ngược, thủ pháp đối lập ngay trong nội bộ bản chất nhân vật, giữa hình thức bề ngoài và thực chất bên trong. HS phải dẫn được một ví dụ cụ thể minh chứng (bất cứ nhân vật nào cũng được nhưng HS phải nhớ được những chi tiết cụ thể. Ví dụ như:
Cụ cố Hồng mới ngoài 50, bố còn sống mà lại cứ tỏ ra là già cả ốm yếu và thích được gọi là cụ cố; bố chết, là con cả trong nhà không lo lắng tang gia mà lại điềm nhiên ngồi hút thuốc phiện rất là đã đời thỏa thuê để tận hưởng niềm….sung sướng.
Chi tiết lời nhận xét của tác giả: thật là một đám ma to tát – cái gì cũng có, làm nhốn nháo cả đường phố nhưng cái cần nhất thì lại không có: tình cảm tiếc thương chân thành với người thân
Đám ma to làm cho người chết nằm trong quan tài nếu không mỉm cười sung sướng thì cũng gật gù cái đầu: mỉm cười sung sướng vì đã thoát khỏi lũ con cháu bát hiếu khốn nạn khát bạc; gật gù cái đầu vì đã ngộ nhân tình thế thái thời băng hoại; cái chết trở thành một sự giải thoát
Câu 8: Chỉ nhìn thấy những quái thai của xã hội tư sản thành thị là nhận định về sáng tác của tác giả nào?
Đáp án: Vũ Trọng Phụng
Câu 9. Truyện ngắn Thạch Lam thường xoay quanh đề tài nào?
Cuộc sống dân nghèo ngoại ô, phố huyện
Cuộc sống dân nghèo thành thị
Cuộc sống dân nghèo thôn quê
Cuộc sống trí thức nghèo phố huyện
Đáp án: A
Câu 10: Trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mở đầu cólời giới thiệu: ba hôm sau ông cụ già chết thật. Vì sao nói cụm từ chết thật toát ra ý vị trào phúng của chương truyện?
Gợi nhắc đến những lần chết giả của ông cụ và những lần vui hụt trước đó của con cháu
Mang sắc thái như tiếng reo vui ngầm
Là giờ phút con cháu mong ngóng, rủa thầm từ lâu
Là nguyên nhân và cũng là sự bắt đầu cho tất cả mọi niềm hạnh phúc riêng chung của tang gia.
Đáp án: D
Câu 11: Để miêu tả bóng tối đậm đặc của phố huyện về đêm về trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã lấy sáng để tả tối. Đó là những thứ ánh sáng nào?
Đáp án: hột sáng, khe sáng, vệt sáng, quầng sáng
Câu 12: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất thành công của Nguyễn Tuân về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng
Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thời
Tác phẩm mang đậm không khí thời đại
Tác phẩm mang đậm không khí cổ xưa
Đáp án: D
Câu 13: Lời tóm tắt nào sau đây đã nêu bật được tình huống truyện của Chữ người tử tù?
Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người thực chất là tri âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau
Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ oái oăm giữa những người thực chất là tri âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ kì dị giữa những người thực chất là tri âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ thú vị giữa những người thực chất là tri âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
Đáp án: B
Câu 14: Hành động, thái độ nào của ông Huấn Cao không được miêu tả, trần thuật trực tiếp trong Chữ người tử tù nhưng vẫn góp phần thể hiện khí phách phi thường của ông trong tác phẩm?
Dám chống lại cả triều đình (cầm đầu một cuộc khởi nghĩa)
Có cốt cách chọc trời quấy nước, bất chấp gông cùm, tù tội
Bình thản đón nhận án chém.
Khoan thai, ung dung viết những dòng chữ cuối cùng
Đáp án: A
Câu 15: Hãy sắp xếp các biểu hiện sau phù hợp với các nhân vật tương ứng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng:
Tinh ranh xảo quyệt; thân hình phản thể thao; tiết hạnh khả phong, trinh tiết với hai đời chồng; đánh mất một nửa chữ trinh; tự hào với đôi sừng hươu vô hình; em Chã
Đáp án: Xuân Tóc Đỏ, Văn Minh, Phó Đoan, Tuyết, Phán mọc sừng, cậu Phước.
Câu 16: Nhan đề một tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, cũng nói về vận may, sự đổi đời của một kẻ mạt hạng nhưng không phải là Số đỏ? (gợi ý: là tác phẩm được ông viết lúc cuối đời)
Đáp án: Trúng số độc đắc.
Câu 17: Hai loại chi tiết được nhắc đến nhiều nhất trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là:
Ánh sáng và âm thanh
Ánh sáng và mùi vị
Âm thanh và mùi vị
Âm thanh và hương sắc
Đáp án: A
Câu 18: Các chi tiết: mặt trời đỏ rực…ánh hồng như hòn than sắp tàn; cái chõng sắp gãy; phiên chợ đã vãn từ lâu… xuất hiện trong cảnh chiều buông truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam tô đậm ấn tượng về:
Một cái gì sa sút, lụi tàn
Một cái gì nghèo nàn
Một cái gì đã hết
Một cái gì đang mất đi
Đáp án: A
Câu 19: Khi in thành sách lần đầu, truyện ngắn Chí Phèo có nhan đề là gì?
Đối lứa xứng đôi
Cái lò gạch cũ
Cái lò gạch bỏ hoang
Chí Phèo
Đáp án: A
Câu 20: Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật thị Nở có đủ mọi cái thua thiệt, kém may mắn: nghèo, xấu, dở hơi, dòng giống mả hủi… nhưng vẫn quá tầm với của Chí Phèo. Khi miêu tả thị Nở như vậy, Nam Cao nhằm tới mục đích gì?
Chế giễu những người đàn như thị Nở
Chế giễu những thằng lưu manh như Chí Phèo
Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo
Làm cho câu chuyện có vẻ oái ăm, kì thú
Đáp án: C
Câu 21: Trong bài thơ Tràng giang, từ nào dưới đây không phải là từ láy?
Lơ thơ B. Chợ chiều
Chót vót D. Đìu hiu
Đáp án: B
Câu 22: Biện pháp tu từ nổi bật trong các câu thơ Của ong bướm này đây thuần tháng mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất / Của yến anh này đây khúc tình si / Và này đây ánh sáng chớp hàng mi?
Lặp từ
Liệt kê bằng cách lặp từ
Nhân hóa kết hợp lặp từ
Điệp ngữ kết hợp liệt kê
Đáp án: D
 
Câu 23: Khổ thơ đầu của bài Từ ấy diễn tả niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ nào sau đây diễn tả niềm vui ấy?
Say sưa, nồng nhiệt, mãn nguyện
Bay bổng, phơi phới, náo nức, say sưa
Sôi nổi, say đắm, tràn đầy lãng mạn
Nồng nhiệt, thiết tha, sâu lắng
Đáp án: C
Câu 24: Các hình ảnh “Khúc tình si”, “Tuần tháng mật”, Cặp môi gần” trong bài Vội vàng có ý nghĩa:
Ngợi ca thiên nhiên, cuộc sống bằng con mắt tình yêu ngọt ngào đắm say
Thể hiện sự chiêm nghiệm triết lí về vũ trụ, vạn vật
Thể hiện khát khao về tình yêu trần thế đích thực.
Thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên
Đáp án: A
Cậu 25: Hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới trong khổ một bài thơ Tràng giang?
Củi một cành khô
Sóng gợn tràng giang
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.
Con thuyền xuôi mái
Đáp án A
 
Câu 26: Nhận xét nào dưới đây chưa chính xác khi nói về nội dung phần cuối bài thơ Vội vàng?
A.Tác giả sáng tạo những hình ảnh độc đáo, tươi mới, đầy sức sống
Nhịp thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, đến cuồng nhiệt được tạo nên bởi những câu thơ ngắn, dài xen kẽ cùng nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp, ngắt nhịp nhanh, mạnh.
Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngòi bút chấm phá tài hoa, đậm chất cổ điển
Hàng loạt những động từ mạnh, tăng tiến dần, diễn tả sự khát khao giao cảm của thi sĩ
Đáp án C
Câu 27: Những hình ảnh ước lệ trong bài thơ Tràng giang giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên:
Hoang sơ, xa lạ
Cảnh sông nước quen thuộc.
Cổ kính, hoang sơ, đậm chất Đường thi
Gần gũi, thân thuộc, phảng phất cảnh sông nước quê hương
Đáp án C
Câu 28: Bản dịch bài thơ Mộ (Chiều tối) trong SGK Ngữ văn 11 dịch chưa sát từ nào của nguyên tác?
Quyện điểu
Thiên không.
Quy lâm.
Cô vân
Đáp án D
 
Câu 29: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
Mong (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
Nhớ (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
Bệnh (trong câu “Nắng mưa là bệnh của giời”)
Bệnh (trong câu “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”)
Đáp án C
Câu 30: Trong bài thơ Từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi sử dụng hai hình ảnh Nắng hạ”, “Mặt trời chân lí”?
Ẩn dụ                                                               Nhân hóa
So sánh                                                                Hoán dụ.
Đáp án A
 
Câu 31: Câu thơ nào dưới đây không thể hiện cảm nhận về sự mất mát chia lìa?
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc”.
“Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”
Đáp án B
 
Câu 32: Nhận định nào dưới đây, diễn tả chính xác sự chuyển hóa sắc thái của cảnh vật và cảm xúc qua từng khổ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
Ảo-thực-vừa thực vừa ảo
Vừa thực vừa ảo-thực-ảo.
Thực – vừa thực vừa ảo- ảo
Vừa thực vừa ảo- ảo-thực
Đáp án C
 
Câu 33: Câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” được ngắt nhịp theo cách nào sau đây?
Ngày qua / ngày lại / qua ngày
Ngày qua ngày lại / qua ngày
Ngày qua / ngày lại qua ngày.
Đáp án A
Câu 34: Dấu chấm giữa dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửanhằm diễn tả:
Trong niềm vui, luôn thảng thốt một nỗi buồn lo
Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.
Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng
Niềm sung sướng vội vàng
Đáp án A
Lưu ý: các câu hỏi sẽ được trộn đều và chia thành các gói câu hỏi, HS các đội chơi sẽ được lựa chọn gói câu hỏi cho đội của mình để trả lời.

Giải mã bí ẩn
Một bức tranh chứa đựng chủ đề sẽ được giải mã thông qua các câu hỏi có liên quan. Chủ đề của phần này là ngợi ca tấm lòng thơm thảo của thị Nở – giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo. Từ đó gửi gắm thông điệp: cần có một tấm lòng trong cuộc sống với những mảnh đời bất hạnh. Tình thương sẽ nâng đỡ con người. Tình người thân thiện, bao dung sẽ sưởi ấm, làm hồi sinh một hồn người băng hoại.
 
Các câu hỏi gợi ý để tìm hiểu bí ẩn chủ đề:
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm: Một tác phẩm văn học chân chính, đích thực luôn song song tồn tại giá trị hiện thực và ….
Đáp án: giá trị nhân đạo
Câu 2: Một chương trình được phát sóng thường xuyên trên VTV1 vào trước chương trình Thời sự mỗi ngày để lan tỏa cách sống đẹp đến cộng đồng là gì?
Đáp án:  Việc tử tế
Câu 3: Bệnh phong ngày nay được gọi là bệnh gì theo quan niệm của người xưa ?
Đáp án: Bệnh hủi
Câu 4:  Khi chê ai đó xấu người ta thường dùng thành ngữ nào?
Đáp án: Ma chê quỷ hờn
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm: Nói về thời gian hưởng thụ thành quả trồng trọt, có câu: trẻ trồng na, già trồng…?
Đáp án: Chuối
Câu 6:  Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm trong câu thơ sau:
… vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Đáp án: Vầng trăng
Câu 7: Quá lứa lỡ thì mà chưa kết hôn thì gọi là gì?
Đáp án: chồng
 
2.3.Trò chơi đuổi hình bắt chữ – dành cho khán giả:
Hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến. Ngoài việc chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được chương trình ôn tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn chương, thì hình thức đố vui cũng là vấn đề quan trọng để buổi ngoại khoá thành công. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học, của công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận dụng nhiều cách để tổ chức đố vui như: viết câu đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó; đưa nội dung lên chương trình Powerpoint, dùng công nghệ tin học để điều khiển buổi ngoại khoá thì càng hấp dẫn, vì ngoài nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, các câu hỏi hiện lên theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả.  HS tham dự luôn có cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà tặng đều bất ngờ, lí thú.
Hình 1: Hình ảnh sau nhắc em nhớ đến nhân vật nào (đây là ai)?
Đáp án: Bá Kiến
 
Hình 2: Đây là tác giả nào?
Đáp án: Thạch Lam
Hình 3: Tên một truyện ngắn của Nam Cao viết về cái đói?
Đáp án: truyện ngắn Một truyện Xúvơnia
 
Hình 4: Đây là trích đoạn tác phẩm nào?
Đáp án: Hạnh phúc của một tang gia
Hình 5:
Đáp án:Chữ người tử tù
 
Hình 6:
Đáp án: nhà văn Nguyễn Tuân với chủ nghĩa xê dịch để tìm chất vàng mười của cuộc đời, con người – một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Hình 7: Đây là tác giả nào? 
Đáp án: Tác giả Nam Cao
Hình 8:  Tên một tác phẩm của tác giả Nam Cao?
 
Đáp án: Đôi móng giò của Nam Cao
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 9: Tên một phóng sự của Vũ Trọng Phụng?
 
Đáp án: Cơm thầy cơm cô
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 10: Tên nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
Đáp án: Lang Rận
Trò chơi này phát huy khả năng liên tưởng, liên hệ phong phú của HS, rèn cho các em thói quen tư duy chính xác. Đoán được đúng, được nhiều thì có vốn từ phong phú, có khả năng trực cảm cao về tín hiệu ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. HS  được nâng cao năng lực tu duy, nhạy bén với các tín hiệu có vấn đề.
Lưu ý: trong quá trình diễn ra trò chơi, máy chiếu chỉ trình chiếu hình ảnh để HS tích cực nhận diện những chỉ dẫn trên hình ảnh, tự nhạy bén nhận ra được bức tranh nói đến ai (tác giả hay nhân vật), đến cái gì (tác phẩm). Trường hợp HS lúng túng, GV có thể hướng dẫn gợi ý. Những chỉ dẫn phần trên chỉ là trong kịch bản.
Cảm thụ văn chương
HS lựa chọn một chi tiết hoặc GV có thể lựa chọn một chi tiết và yêu cầu HS cảm nhận, bình giải (cần linh hoạt)
 
Chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản diễn xuất
Văn học và hiện thực vốn có mối quan hệ khăng khít. Đời sống là môi trường sản sinh ý tưởng, tác phẩm là kết quả phản ánh hiện thực. Thời thế có nhiều biến động thì quan niệm văn học với hiện thực càng trở nên sâu sắc. Mỗi sáng tác văn chương luôn có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Đến giai đoạn lịch sử đầu XX, bên cạnh những quan niệm tiếp nối truyền thống, xuất hiện những quan niệm mới mẻ về văn học với hiện thực có tầm cao và chiều sâu lí luận hơn trước – do những thay đổi về bối cảnh lịch sử xã hội, nhận thức của nhà văn cũng như đòi hỏi càng cao của độc giả tiếp nhận. Trong quá trình phản ánh hiện thực, hoạt động sáng tạo của nhà văn không tách rời nhận thức của công chúng. Nhà văn là trung gian giữa hiện thực khách quan và độc giả. Tính chân thật được xem như phẩm chất thẩm mĩ của văn chương. Hiện thực càng sinh động thì phản ánh văn chương càng đa dạng. Vì vậy qua hình thức của hoạt động ngoại khóa sẽ giúp HS hiểu rõ hơn khi chính bản thân mình được trải nghiệm thực tế qua việc biên tập một kịch bản chuyển thể từ văn bản, rồi lại tự bản thân mình diễn sao cho thể hiện được tư tưởng của tác phẩm, diễn được cái hồn của nhân vật mà mình thủ vai.
 
Kết thúc
GV chúc mừng HS đã hoàn thành các phần thi, đặc biệt là phần diễn xuất.
Nhấn mạnh, khẳng định lần nữa sự thú vị của buổi hoạt động ngoại khóa cũng như những lợi ích của nó đối với việc dạy và học môn Ngữ văn.
Nhận xét, rút kinh nghiệm buổi hoạt động ngoại khóa: những mục tiêu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
Tuyên bố kết thúc buổi ngoại khóa. Cám ơn đại biểu đã đến dự.
 
KẾT LUẬN
I.Hiệu quả xã hội của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi hoạt động ngoại khóa chuyên đề được áp dụng vào thực tế giảng dạy môn Ngữ văn đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn. Cụ thể là:
* Đối với học sinh:
– Được bồi dưỡng kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực nhất là kiến thức về khoa học xã hội. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để phát triển tâm hồn, nhân cách, trí tuệ.
– Được rèn luyện kĩ năng sống từ những bài học thiết thực trong các văn bản
– Có khả năng thích nghi với những môi trường mời cũng như bước ra khỏi thế giới nhỏ của bản thân, tự tin khám phá nhiều hơn về bản thân và cuộc sống. điều quan trọng nhất mà mỗi HS học đượch là kiến thức về xã hội và sự nhạy bén ở những hoàn cảnh khác nhau. Cũng chính từ hoạt động ngoại khóa phong phú này, HS có cơ hội hoàn thiện nền tảng kiến thức vững chắc, nâng cao tính sáng tạo, sự tự tin cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề và nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh, khỏe khoắn.
* Đối với giáo viên: Tích cực, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngày càng có thêm nhiều giáo viên giỏi, nhiệt tình, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, tiên tiến.
Hoạt động ngoại khóa đem lại những ảnh hưởng tích cực trong nhà trường. Đa số các em đều thích thú, hào hứng với hoạt động ngoại khóa. Sau đây là kết quả khảo sát phản ứng của HS sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn theo thống kê phiếu thăm dò:
 

 
 
 
Tiêu chí
khảo sát
 
Trước khi dạy học ngoại khóa
(Số lượng HS, khối lớp khảo sát:
Khối 11
412 HS / tổng 11 lớp
 
Kết quả khảo sát
sau khi dạy học  ngoại khóa
Năm học 2014-2015
Ngoại khóa chuyên đề: Văn học
dân gian
Năm học 2015-2016
Ngoại  khóa chuyên đề:Theo dòng văn học
 
Hứng thú học văn
 
 
98HS =23,9%
 
200HS=48,5%
 
287HS=70%
 
 
 
Kết quả học tập
Trung bình: 251 HS
(60,1%)
Khá: 121 HS
(29,4%)
Giỏi: 40 HS
(9,7%)
 
Trung bình: 192 HS
(46,6%)
Khá:138 HS
(33,5%)
Giỏi: 82 HS
(19,9%)
 
Trung bình:124 HS
(30,1%)
Khá: 185 HS
(44,9%)
Giỏi: 103 HS
(25%)
 
 
 
 
Kĩ năng giao tiếp
Ít vốn từ, giao tiếp kém. Nói, viết còn sai nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt, đặt câu, dùng từ. Cơ bản nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Lỗi trong quá trình nói, viết được hạn chế hơn. Vốn từ phong phú, biết sử dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều ngữ cảnh đa dạng.
Phân biệt được các phong cách chức năng
 
 
Kĩ năng làm việc theo nhóm
Hầu như chưa có, không có sự trao đổi, bàn bạc.
Hoạt động học còn biệt lập
Đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình giải quyết vấn đề Thảo luận, đóng góp, bổ sung ý kiến. có thói quen hợp tác và cùng chịu trách nhiệm
Kĩ năng nhận diện và giải quyết vấn đề Thụ động, lúng túng Chủ động, tích cực Nhạy bén
 
Kĩ năng cảm thụ văn học
Máy móc, sao chép, hời hợt Có cảm quan cá nhân.
Biết chọn lọc ý kiến
Hiểu bản chất văn học, chức năng văn học
Tâm hồn cảm thụ phong phú, mang tính thẩm mĩ

 
Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức tổ chức ngoại khóa theo chuyên đề bộ môn Ngữ văn đã khắc phục khá khả thi tình trạng thụ động, ngại nản của HS với bộ môn. Tạo được thái độ tích cực, chủ động của HS với môn văn. Mặt khác, GV cũng có thể phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả kiến thức lí thuyết tiếp thu được mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này.
II.Điều kiện và khả năng áp dụng
Điều kiện:
* Với GV:
Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng các kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, cần dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có để có điều kiện giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ.
Vận dụng phương pháp mới này vào thực tế giảng dạy, ngoài những phương tiện truyền thống: bảng, phấn, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, giáo viên còn phải chuẩn bị tài liệu có liên quan đến bài học từ các môn học khác.
Kết hợp viết bảng, ngôn ngữ nói (giáo viên dẫn chương trình ngoại khóa) với sử dụng máy chiếu, tranh ảnh minh họa, máy ghi âm, băng đĩa, video. Đó là những phương tiện hỗ trợ cho buổi ngoại khóa sinh động hấp dẫn cuốn hút học sinh, tác động đến nhận thức, tình cảm, thái độ của học sinh.
Được BGH nhất trí, ủng hộ từ khi mới bắt đầu hình thành ý tưởng
Chất lượng HS khối 11 đầu khá, ham học hỏi, tìm tòi, thích sáng tạo và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cung cấp, giới thiệu những tư liệu cần thiết, liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành, tinh thần, thái độ và đề cao trách nhiệm và quyền lợi của học sinh khi tham gia các hoạt động.
Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những học sinh năng nổ, có trách nhiệm trong các công việc được giao.
Vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong học sinh, đồng thời nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Làm cho các chương trình, nội dung ngoại khoá mang tính thiết thực, có ích và có ý nghĩa thực tiễn đối với giáo viên và học sinh
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng nội dung chương trình, ban chỉ đạo hoạt động ngoại khóa (thầy cô giáo trong tổ bộ môn) kiến nghị cùng Ban lãnh đạo nhà trường dự kiến thực hiện chương trình theo học kì, cả năm. Cần dự phòng những vấn đề nảy sinh và biện pháp khả thi của hoạt động ngoại khóa.
 
 
* Với HS:
Trong bất kì một hoạt động ngoại khóa nào cũng có hai đối tượng: đối tượng tổ chức hoạt động (Giáo viên) và đối tượng tham gia hoạt động (Học sinh). Cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Song nếu đối tượng tham gia nhận thức không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các hoạt động giáo dục khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, cần:
Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức trước khi tham gia các hoạt động. Điều này sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hình thức của hoạt động ngoại khóa.
Qua việc thực hiện nội dung, chương trình học sinh nắm được hệ thống kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất, phát triển trí tuệ, tình cảm, thể lực, ý chí, lí luận và khả năng hoạt động thực tiễn. Tất cả nội dung này được sắp xếp khoa học giữa giáo dục và giáo dưỡng. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Khả năng áp dụng:
Đối với HS:
Có hứng thú, nhiệt tình và trách nhiệm khi tham gia ngoại khóa.
Có trình độ nhận thức tương đối để có thể trả lời được những câu hỏi dạng tái hiện, cần có tư duy nhạy bén để giải đáp được chủ đề chính; có năng lực sáng tạo để hiện thực hóa tác phẩm.Đặc biệt với học sinh ôn thi đại học khối C, D.
Có thái độ chủ động, tích cực trong việc tìm đọc các tác phẩm của các tác giả GV đã hướng dẫn
Đối với giáo viên:
Cần có sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức tổ chức: đa dạng và phong phú, được diễn ra trong một không gian rộng, thời gian không bị bó hẹp.
Phải có sự nâng cao về nội dung của từng chủ đề qua các năm.
Có kế hoạch chuẩn bị lâu dài, không dồn ép, mức độ vừa phải để không ảnh hưởng đến các hoạt động chính khóa.
Nội dung, cách thức tổ chức mang tính khoa học, thiết thực, có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của HS.
Triển khai và thực hiện tổ chức cần có sự hỗ trợ của các bộ phận khác nhau phụ trách từng mảng để hoạt động ngoại khóa diễn ra đúng kế hoạc và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Giao nhiệm vụ phù hợp cho HS chuẩn bị, yêu cầu các em phải có những kiến thức kĩ năng chuẩn để thực hiện hoạt động ngoại khóa.
Đối với bài học: những văn bản văn học chính khoá trong SGK Ngữ văn 11 (Ban cơ bản).
II.Kiến nghị, đề xuất
– Nhà trường có kế sách bố trí kinh phí hợp lí nhằm góp phần hỗ trợ, cổ vũ, khuyến khích cho hoạt động ngoại khóa chuyên môn của các tổ chuyên môn. Coi hoạt động ngoại khóa là mặt không thể thiếu, cùng với các giờ học chính khóa giúp củng cố và bổ sung kiến thức, giáo dục năng khiếu, thể lực, giáo dục cách sống cho HS.
– Khi tổ chức cho cả một khối lớp, cần có sự phối hợp giữa tổchuyên môn tổ chức với các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp trong khối, với bộ máy Đoàn trường. Từ đó có kế hoạch chương trình, hoạt động cụ thể, giao các khâu phụ trách, đề ra các quy định lề lối làm việc, điều kiện hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
Trên đây là một số nét lớn về hình thức tổ chức và hiệu quả hoạt động ngoại khoá đối với bộ môn Ngữ văn. Có thể còn nhiều hạn chế, chưa thực phong phú đa dạng về hình thức tổ chức, nhưng đó là sự nỗ lực của cá nhân, của tổ bộ môn và nhà trường, chúng tôi xin đề xuất trình bày trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhữngý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm để hình thức hoạt động này thực sư góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác nói chung.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN VÀ CỦA BUỔI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA
 
MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA HỌC SINH CÁC ĐỘI CHƠI
Dưới đây chúng tôi đã lựa chọn và trình bày một số sản phẩm xuất sắc của HS tham gia các đội chơi của buổi ngoại khóa
Phần cảm thụ thẩm mĩ văn chương:
Đội I: Bình giảng bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông 
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu 
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945, NB là một đại biểu xuất sắc với một phong cách thơ độc đáo, riêng biệt. Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời, chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bởi chính hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng, mang phong vị dân gian, thơ NB đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Và người thi sĩ của đồng quê ấy dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi trong tâm trí ng yêu thơ.
Đến với thơ Nguyễn Bính, người đọc chúng ta không thể không ấn tượng với tập thơ Lỡ bước sang ngang với những câu chuyện lỡ dở trong tình yêu của những chàng trai, cô gái thôn quê sau lũy tre làng. Và Tương tư là một thi phẩm tiêu biểu, xuất sắc của tập thơ đó, xứng đáng được xếp vào hàng những bài thơ tình đặc sắc của muôn đời.
Tương tư là nỗi nhớ niềm thương của tình yêu đôi lứa. Nhưng trong cuộc đời, tương tư thường là nỗi nhớ đơn phương. Người này nhớ mà đôi khi cứ ngỡ người kia vô tình lắm, chẳng hề biết, chẳng muốn biết rằng mình đang khổ sở vì tương tư. Thực tình, nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang yêu, một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu. Cho nên kẻ nào yêu mà chẳng từng tương tư. Nguyễn Bính cũng thế! Chàng trai chân quê này tương tư và đã trải đến tận cùng những cung bậc của nỗi tương tư, nói khác đi là đã bị mọi cung bậc của tương tư dày vò đến khổ sở. Xem ra một chàng trai khi tương tư cũng khổ sở không kém phần ng con gái!
Đọc bài thơ, ta đặc biệt ấn tượng với khổ đầu bài thơ. Nỗi tương tư được mở ra với một không gian đậm cảnh sắc thôn làng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ng chín nhớ mười mong một ng
     Thôn Đoài, thôn Đông là những hình ảnh quen thuộc gọi về một miền quê bình yên, thân thuộc với biết bao cuộc đời thôn quê mộc mạc, với những con người chất phác, thật thà. Biện pháp nhân hóa và hoán dụ hai hình ảnh thôn Đoàithôn Đông được sử dụng độc đáo đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: Chỉ vì có một chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông mà cuối cùng đã thành ra hai miền không gian chứa đầy nhung nhớ. Điều này đâu phải vô cớ. Bởi lẽ khi tương tư, cảnh vật xung quanh cũng bị cuốn vào nỗi tương tư, cũng nhuốm màu tương tư cả rồi. Và thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình, trong bài Thơ duyên cũng đã từng diễn tả thật hay cái cảnh sắc tình tứ trong con mắt của kẻ lần đầu rung động nỗi thương yêu:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Câu thơ thứ hai mới đặc Nguyễn Bính. Ấy là giọng kể lể. Trong ca dao, khi diễn tả nỗi nhớ của người con gái khi yêu, từng viết :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…
Biểu tượng cái khăn với những từ ngữ chỉ sự vận động trái chiều : rơi xuống, vắt lên đã vẽ ra cái không gian mênh mông vô tận để làm thước đo của nỗi nhớ. Tuy nhiên câu thơ của Nguyễn Bính không chỉ học hỏi cách đong đếm được chiều rộng của nỗi nhớ mà còn biết cách đo đạc thêm chiều dài, chiều sâu khôn cùng của nỗi tương tư. Một câu thơ được viết toàn bằng số từ: một, chín, mười…Những số từ chín, mười đã trở thành biểu tượng của số nhiều gợi ra một không gian vô cùng và chiều dài vô tận của nỗi nhớ. Kết cấu của dòng thơ cũng thật đặc biệt. Cụm từ một người bị cố tình đẩy và hai đầu dòng thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một khung trời diệu vợi của nỗi nhớ. Điều éo le là nỗi nhớ chỉ xuất phát từ một phía, khởi lên từ đầu này và chấp chới mơ mòng tới đầu kia. Ngăn cách giữa họ là một thành ngữ dân gian được vận dụng sáng tạo : nếu chín nhớ mười thương gợi ra sự đồng điệu về tâm hồn, là tình cảm trao đi đã được đáp lại thì trong câu thơ đã chuyển hóa thành chín nhớ mười mong. Chữ mong ấy là sự lạc điệu trong tâm hồn, là tình yêu trao đi chưa đượcc đáp lại, là tâm trạng mòn mỏi vì trông ngóng chờ đợi của chàng trai tương tư. Một thành ngữ giản dị quen thuộc đi vào thơ Nguyễn Bính lại đắc địa đến thế. Và thật dễ dàng lí giải cho điều này, bởi lẽ câu thơ của Nguyễn Bính ko chỉ được viết lên bằng tài năng mà còn bằng cả tâm hồn tinh tế, bằng cả tấm tình của người trong cuộc.
Nếu hai câu đầu chỉ là kể lể, giãi bày nỗi tương tư, thì đến hai câu sau đã có sự khát quát, nâng cấp lên thành quy luật của tâm hồn.
“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
So sánh mình với giời quả thật là ngông. Trước NB, thi sĩ Tản Đà cũng đã từng muốn lên tận Trời để khẳng định tài năng, giá trị đích thực của mình, để rồi bị phán quyết là một cái tôi lãng mạn ngông nhất trên thi đàn thì đến Tương tư, một chàng trai thôn quê mộc khi yêu cũng ngông ko kém. Nhưng là một cái ngông rất có lý và dễ cảm thông, dễ chấp nhận. Bởi cả tôi và giời có cùng một căn bệnh, cả hai hóa ra là những kẻ đồng bệnh. Thế nhưng cái tôi ấy cho rằng thế vẫn là chưa đủ. Cái tôi này còn toan tính hạ thấp cả giời trong so sánh đó nữa. Gió mưa là bệnh của giời, thì bệnh đó là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra – một thứ bệnh nội sinh có sẵn, là quy luật phải chấp nhận. Còn tương tư là bệnh của tôi yêu nàng thì là căn bệnh mắc phải do ngoại nhập. Từ ngày yêu nàng, anh mới mắc phải bệnh này. Căn bệnh ấy ko nằm trong quy luật nên mới càng éo le thay! Coi tương tư là một thứ bệnh mới kể lể hết nỗi khổ sở của cái tôi mang bệnh. Mà bệnh này đã mắc thì ngoài nàng ra vô phương cứu chữa. Trong câu thơ, ta thấy có cái giọng chấp nhận một thực tế, một sự thật tất yếu không thể cưỡng lại. Cái tôi hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối, vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào thân. Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hóa ra khôn ngoan thế chăng? Có phải thế là sự khôn ngoan …dễ thương?
Yêu nhau mà xa nhau tất sẽ nảy sinh nhung nhớ. Nhớ nhung, thực chất là khao khát đc gần nhau. Xa cách về ko gian, thời gian chính là duyên cớ để tương tư. Vì thế mà trong bản chất tình cảm, tương tư là một khao khát, một nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian bằng tinh thần. Nỗi tương tư của chàng trai thôn quê được diễn tả thật da diết và đẹp làm sao! Có phải vì thế mà bài thơ đã gợi được sự đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn và trái tim của bạn đọc bao thế hệ?
Đi suốt một đời thơ, Nguyễn Bính đã là một trong số ít những nhà thơ mới còn giữ được chút “hương đồng gió nội” cho thơ mình. Bằng giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm màu sắc ca dao, dân ca, Nguyễn Bính không chỉ mang lại cho người đọc một mối duyên quê chân tình đằm thắm mà còn đọng lại trên trang giấy một tấm lòng tha thiết với quê hương, dân tộc.
 
Đội III: bình giảng bài thơ Chiều Xuân của Anh Thơ
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Nhắc đến nhà thơ Anh Thơ, độc giả lại nhớ về hình ảnh một nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Tuổi thơ êm đềm đã từng gắn liền với đồng ruộng, cánh cò quê hương sớm chiều mưa hay nắng, chính điều này là nền tảng khơi nguồn cho dòng suối cảm xúc thơ trong bà với phong cách thơ bình dị mà sâu sắc qua từng câu chữ, qua bao hình ảnh của cảnh sắc nông thôn quê hương nhẹ nhàng được gợi tả một cách khéo léo.
Càng ấn tượng hơn khi bà đến với thơ ca như con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.Tập thơ “Bức tranh quê” đầu tiên ra đời chan chứa những gì mộc mạc và dung dị, đặc biệt qua bài thơ “Chiều xuân”, một bức tranh về cảnh mây trời tắt nắng trong sắc xuân tươi đẹp.
Những cơn mưa xuân đặc trưng nơi miền Bắc là những cơn mưa bụi li ti rơi nhẹ tắm mát cho chồi non ngọn cỏ thêm xanh tươi, mưa xuất hiện trong dòng thơ đầu tiên rất đỗi lặng lẽ trên bến đò vắng, cảnh vật thoáng buồn và chút tĩnh lặng, se thêm cái lạnh của tâm hồn bằng sự trống trải:
                                    Mưa bui êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

             Từng giọt mưa mãi rơi hững hờ và “êm êm” trước mắt nhà thơ. Từ láy gợi tả hình ảnh những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết cho khung cảnh, không ồn ào vồnvã hay nặng hạt mà có chút gì như chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian. Bến sông thì thưa khách đi đò chiều, vắng mênh mông, không gian rộng hơn và sự trống trải lan tỏa vào tâm hồn.Con đò nhỏ sau một ngày làm việc chở khách ngược xuôi trên dòng sông quê hương bây giờ nằm đấy và lắng vào phút giây nghỉ ngơi, mạn đò lung lay theo sóng nhỏ, vô tình trôi bềnh bồng theo nước sông. Như thế đấy ta có cảm giác nhịp mưa rơi nhịp sóng vỗ nhẹ nhịp đò trôi hòa theo nhautạo nên bức tranh giản dị nhưng sâu lắng bao cảm xúc. Ánh mắt nhà thơ chuyểnhướng và cũng bắt gặp sự yên tĩnh đang bao trùm:
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
                                 Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Quán tranh được nhà thơ nhân hóa qua động từ “đứng”. Không chỉ là “đứng” mà là “đứng im lìm” và “trong vắng lặng”, từ láy nối tiếp động từ như nhân thêm sự trống vắng không chỉ riêng bến sông gây hiệu ứng mạnh trong khổ thơ.Nơi quán tranh này là trung tâm của hoang vắng và xơ xác khi ngày sắp kết thúc. Hoa tím rụng “tơi bời” vào những phút cuối của ngày dài. Dường như không chỉ con người mệt mỏi mà vạn vật cũng rã rời, trút bỏ tàn dư cuối cùng.Thời gian thì cứ mỗi phút trôi qua mang theo sự rộn ràng hối hả của ban ngày và thay thế là chiếc áo khá buồn tẻ vì cô đơn và vắng lặng khắp nơi.Khổ thơ thứ hai hiện lên bằng những hình ảnh được thu gọn vào tầm mắt nhà thơ:
                               Ngoài đường đề cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Đường đê rộng đôi bờ chạy dài và mơn mởn bao ngọn cỏ xanh tươi, màu sắc của câu thơ chính là màu “biếc” của cỏ. Ngòi bút nhà thơ tạo những nét chấm phá màu sắc khá đẹp, cảnh thoáng buồn của khổ một bây giờ như được dung hòa lại bằng chính màu sắc của sự sống dù chỉ là ngọn cỏ. Ðến ðây không gian bớt ði màu tàn phai nhýờng chỗ cho màu biếc rạng rỡ, cái tĩnh lặng cũng tan dần theo tiếng vỗ cánh của ðàn chim sáo ðen ðang sà xuống.Chúng vô tý nhý những ðứa trẻ nghịch trên ðồng qua cách miêu tả tinh tế “mổ vu võ”. Không phải “mổ vu võ” mà thực ra chúng ðang mổ những con mồi bé nhỏ nhýng trong mắt nhà thõ hình ảnh đó khá là dễ thương và mang cảm giác thanh bình hạnh phúc vì cuộc sống tự do và khoáng đạt. Không dừng lại bấy nhiêu đó, hình ảnh tiếp theo mang lại cho độc giả cái nhìn hơi ngỡ ngàng vì những điều bình dị mà không bao nhiêu người cảm nhận được:
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
                              Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Gió lướt qua thổi mát khung cảnh và không ít lần làm nghiêng nghiêng cánh bướm, khả năng dùng từ láy khá là phong phú “rập rờn”,nhà thơ miêu tả cái cách chú bướm nhỏ muốn bay nhưng không sao vựơt qua sức ép của cơn gió nên đôi cánh kia cứ mãi chao đi chao lại theo làn gió thổi. Động từ “trôi” càng tô đậm thêm hình ảnh cánh bướm nhỏ bị cơn gió kia hững hờ mang đi. Từng đợt gió đến rồi đi và tiếp tục thổi cho cánh bướm mãi “rập rờn” chao nghiêng.Thấp hơn cánh bướm là những chú trâu bò đang từ tốn nhai cỏ non một cách “thong thả”, chậm rãi như tận hưởng hạnh phúc.Mưa vẫn còn rơi và vương hạt mưa lên ngọn cỏ cho ta cảm giác trâu bò đang thưởng thức chính “mưa”. Nhịp thơ không nhanh mà theo nhịp hoạt động của muôn vật. Đây là khoảng thời gian mọi thứ trở nên lắng đọng và chầm chậm trôi xua đi mỏi mệt dần tan biến.Đến khổ thơ cuối cùng của bài thơ, không gian mở rộng khắp phía và làm hoàn chỉnh bức tranh “chiều xuân” thơ mộng của thi sĩ Anh Thơ:
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
                              Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
                             Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa
Quê hương tươi đẹp bởi những cánh đồng xanh rì ngọn lúa rung rinh xào xạc theo đợt gió thổi về, còn thấm đẫm những giọt mưa bụi lất phất. Lũ cò con lông trắng là hình ảnh gắn liền với ruộng đồng, với bầu trời thôn quê, với cơn gió mát chiều về, nghịch ngợm bay ra vội vàng hối hả làm xao động cả góc trời, chúng tung cánh tự do phiêu lãng và vô tình làm giật mình một cô gái nông thôn đang cần mẫn làm việc bởi âm thanh bay lên của những đôi cánh. Cô gái trong câu thơ vẫn chăm chỉ làm nốt những công việc cuối cùng của ngày sắp tàn và cũng là những gì hiện lên trước mắt nhà thơ sau chót. Khung cảnh thanh bình tràn đầy sức sống, hoạt động của muôn vật đã xây dựng nên nhịp sống vui tươi nơi đây dù thời gian trôi gần hết ngày.
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, khéo léo dùng ngòi bút của mình vẽ nên những hình ảnh bình dị nhưng thật ấm áp và chan chứa vẻ đẹp cuộc sống, bên cạnh đó theo dòng thơ mạch cảm xúc của người đọc được dâng lên và nhờ đó ta cảm nhận sâu nhất tình cảm cảm xúc của nhà thơ, đây chính là thành công khẳng định giá trị của bài thơ .
Đôi lúc nhịp thơ chầm chậm nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc lại mang đến cảm giác rộn ràng và vui vẻ, cả bài thơ như bài nhạc muôn giai điệu phong phú làm rung động trái tim suy nghĩ của người đọc bài thơ. Tấm lòng yêu thơ ca và yêu những gì thân thuộc giản dị của quê hương cùng tài năng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của bài thơ “Chiều xuân”.

Phần tập làm nghệ sĩ:
Đội I:
Tên kịch bản:                  Định kiến
Lớp 1: Thị Nở vừa đi vừa cắp cái rổ, nghĩ mông lung, mặt ngẩn ngơ, vô tình chạm vào người đi ngược chiều
– Váy yếm đẹp (nanh nọc, điệu đà): ớ này, không có mắt hay sao mà đâm quệt vào người ta thế này. Có biết là mất cả buổi để trang điểm không (tay đang xua xua trên quần áo, mặt cáu có, chưa ngẩng lên).
Ngẩng lên (ngạc nhiên, tay dụi mắt, xỉa xói): sao lại có cái của xấu ma chê quỷ hờn thế này. Chỗ nào trong làng chân mình chả bước đến mà có gặp thể loại này bao giờ đâu nhỉ?
– Thị Nở (cười nhăn nhở): ơ, đằng này cũng chưa gặp đằng ấy bao giờ, nhưng đằng này có mù đâu mà đằng ấy bảo đằng này mù. Có khi đằng ấy mù không nhìn thấy tớ mà tránh ấy chứ nhỉ? (vẫn cười)
(Nhìn lên người kia và xuýt xoa): đằng ấy đẹp thật. Quay ra nghĩ một mình: Dễ mình cũng đẹp như thế ko biết chừng, ấy là mình chưa bao giờ soi gương, chứ mình mà soi gương thì con kia cứ gọi là kém xa mình ý (kéo dài giọng ra, mặt thích thú)
– Váy yếm đẹp (nguýt, mỉa mai): mày chưa bao giờ soi gương đúng không hả cái giống kia. Thôi, chị khuyên một câu chân thành, đừng mua gương mà tốn tiền rồi lại tự kỉ cho cái nhan sắc của mình. Có hiểu thế nào là sản phẩm lỗi của tạo hóa không? Chính là mày đấy (ưỡn ẹođi một vòng)
– Thị Nở (không hiểu gì): Sản phẩm lỗi là cái gì nhỉ? Em dòng giống mả hủi cơ mà, em không thuộc về dây chuyền sản xuất nào đâu ạ.
– Váy yếm đẹp (thất vọng):có khi lại còn cả ngẩn ngơ cũng nên. (quay ra khán giả): nó xấu, lại dòng giống mả hủi, hẳn là ế chồng rồi. Chứ như tôi đây có mà khối kẻ theo (đưa tay lên má). Duy chỉ có cái chú tiểu trên chùa là cứ cự tuyệt mà thôi (mặt chuyển sang giận dỗi nũng nịu).
Nói tiếp (với Nở): này, tao đang bận đi lên chùa để gặp chú tiểu, tao không có thời gian nghe mày trình bày gia cảnh nhé.
– Thị Nở (với theo): ơ, cô xinh thế này mà vào chùa quy y à (mắt mở to, tò mò)
– Váy yếm đẹp: phỉ phui cái mồm nhà mày đi. Quy quy cái gì: ta lên đấy để, để, để ăn oản, ăn oản xong rồi thì, rồi thì rồi thì… (cười bẽn lẽn) ta sẽ nói chuyện cùng chú tiểu. (mặt mơ mộng)
– Thị Nở: nhưng nay có phải ngày rằm đâu? (thắc mắc)
– Váy yếm đẹp: Xời ơi. Chờ đến ngày rằm thì trăng sáng à. Trăng sáng thì còn nước non gì nữa. Ăn thua lúc tối giời ấy chứ (giọng lẳng lơ). Chờ trăng sáng chẳng thà ngồi dưới đèn cao áp. Mà chị ra đèn cao áp ngồi có khi giải tán được những đám đông tụ tập đấy (liếc mắt, khinh khi).
Nói tiếp: Đợi ngày rằm để già nõ như nhà chị ấy à. Tuổi xuân mấy tí, nhan sắc có thì, phải biết mà tận dụng chứ. Thôi, tôi đi đây, nói chuyện với nhà chị phí thời gian. (nói xong  chỉnh sửa váy yếm, lượn một vòng rồi lui vào)
– Thị Nở (còn lại một mình): xinh đáo để cơ. Cơ mà có khi vẫn chẳng bằng mình (cười thật to). Anh Chí chẳng bảo mình có duyên cơ mà. Mà trăng sáng mới thấy đường đi chứ. Đêm ấy chẳng là trăng sáng hay sao (mặt nghểnh ra vẻ đăm chiêu rồi cười một mình)
Lớp kịch 2: Váy đụp (Thị Nở) về đến lều của Chí, Chí đang nằm uống rượu:
– Nở: Này, sao cứ uống rượu mãi thế, hứa với người ta là không uống nữa cơ mà. Giận đấy (quay mặt đi chỗ khác, ngúng nguẩy)
– Chí Phèo: ai bảo đi lâu thế mới về. Nhớ không chịu được nên lôi rượu ra uống cho…đỡ nhớ (cười, gãi hông)
– Nở: có mà nhớ rượu thì có. Hôm ấy thổ một trận chưa kinh à, rõ cái giống bê tha.
– Chí Phèo: men rượu cũng chẳng bằng đằng ấy: đằng ấy không có men nhưng cũng làm cho người ta say. Mà đã say rồi thì cứ say như điếu đổ chứ (cười tình)
– Nở (cười tít mắt): thật á. Vậy đã mê dằng này như thế thì đằng ấy nghe lời đằng này đi: tu chí làm ăn, đừng uống rượu nữa. Đồng ý nhé
-Chí Phèo (nghĩ thầm): trông nó vậy mà khi cười cũng thật là xinh. Rồi nói: đằng này hứa. nhưng mà này: giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?  hay là (ngập ngừng): hay là mình về đây ở với tớ một nhà cho vui (mặt đợi chờ)
– Nở (cười, nguýt hắn một cái, rồi đẩy cho hắn ngã): đừng có mà dụ dỗ (quay đi nói một mình: về với hắn thì thành vợ chồng à. Hai tiếng vợ chồng, gớm ngượng thế, nhưng mà cũng thinh thích).
Rồi mặt chợt đổi vẻ nghiêm trọng: thôi rồi, đằng này còn có một bà cô, đâu như hôm nay hoặc ngày mai bà ấy sẽ về. Để đằng này về hỏi ý kiến đã nhé (dò đón)?
-Chí Phèo (mặt biến sắc, lèm bèm): hỏi cái gì nữa. Đồng ý là đồng ý. Ở đây đã cả năm ngày rồi lại còn…dở chứng. Đằng ấy sẽ giúp tớ lương thiện. Tớ sẽ không uống rượu nữa. Sẽ chăm chỉ làm ăn và chúng ta sẽ có một gia đình ấm êm hạnh phúc như bao gia đình khác
-Nở(giãy nảy lên): đã bảo là không được. Làm gì cũng phải có sự đồng ý của người nhớn chứ. Không người làng Vũ Đại này lại bảo người ta là là dại trai (cười, nhe hàm răng vổ và cái mũi to bạnh lên. Nói rồi thị đi)
Lớp kịch 3: tại nhà thị Nở, bà cô vừa đi về
– Bà cô: ôi giời ôi.Mệt quá đi mất. Nở, mày cho tao chén nước
– Nở: cô về đúng lúc thế chứ lại. Thằng Chí Phèo  trông vậy thôi, nhưng nó hiền lắm, nó đang rủ con về ở cùng với nó đấy.
– Bà cô: cái gì (ngạc nhiên, sặc nước), rồi lăn ra gào lên như con mẹ dại: ôi làng nước ơi, nhục ơi là nhục, nhục quá đi thôi. Mày ra dại hở con. Làng đã hết con trai đâu mà đi lấy cái loại ấy (giọng cay nghiệt, tru tréo)
– Nở (vẫn cười): con đi lấy chồng chứ có làm gì đâu mà nhục. Cô sướng quá hóa dại đúng không ạ. Hay là cô ghen với con
– Bà cô: Này. Mày cãi bà, mày bới móc bà đấy hở con (xông vào đánh tới tấp). Chỉ là 50 tuổi mà bà chưa thèm lấy chồng chứ bà ế bao giờ?
Nói tiếp: Tổ cha nhà mày. Mày nhìn lại mình đi: ai đời ngoài 30 tuổi còn chưa trót đời. Ngoài 30 tuổi ai lại còn đi lấy chồng. Mà lấy ai không lấy lại đi lấy thằng Chí Phèo – cái thằng  không cha chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ (tru tréo lên).
Rồi nghĩ thầm (quay xuống khán giả): cả đời tao – 50 tuổi mà không ma nào nó ngó, mày đi thì tao ở một mình à, làm sao mày lại sướng hơn tao được, không đời nào, là bà cô của mày, tao quyết không đồng ý. Quay lại: đừng có mà cãi lời bà, bà đào cả mả hủi nhà mày lên đấy con ạ.
– Nở (mặt ngệt ra rồi đổi sang tấm tức): ức thật đấy. Không đâu lại bị mắng oan thế này. Tất cả cũng chỉ tại thằng Chí Phèo mà ra. Bà phải làm cho ra nhẽ để xả cơn tức này.
Đi ra
Lớp kịch 4: tại lều của Chí Phèo
-Chí Phèo (Lèm bèm): lần nào đi cũng lâu như ranh. Ai mà chờ được
-Nở (xuất hiện, tức tối): không chờ được thì thôi. Bà không bắt mày chờ nhé.
– Chí Phèo (quay xuống khán giả): nó lại dở chứng đấy các bác ạ. Khen một tí mà nó đã thế kia kìa. Gớm thay, cái mặt như cái bánh đúc rắc nhân lạc lên bề mặt, cái môi như hai con đỉa trâu. Cái mũi chứ, vỏ cam sành gọi bằng cụ. Ô hô hô (thích chí)
– Nở (điên tiết): này nhé, con cụ lớn trong làng còn bảo Nở này là sản phẩm lỗi của tạo hóa nhé, tức là cũng thuộc về một dây chuyền công nghệ cao rồi đấy. Nhìn lại cái mặt mình đi, có giống cái mặt thớt không, hình có ra hình người không?
– Chí Phèo (cười, khề khà): mới bảo chúng mình là đôi lứa xứng đôi
– Nở: không xứng đôi lôi thôi gì hết. Tình ta chấm dứt tại đây. Chả thèm nữa (mặt lạnh tanh, đắc ý)
– Chí Phèo (đánh rơi chai rượu, sững người, lắp bắp): Nở, sao thế, Chí xin lỗi mà. Đừng rơi xa Chí
– Nở: xin cái gì mà xin. Cái gì cần cho, cho được cho hết rồi còn cứ xin mãi. Không cho nữa. ai đâu 30 tuổi lại còn trưa trót đời, mà lấy ai cũng được chứ lấy người như anh tôi không lấy
– Chí Phèo: Chí van xin Nở, Nở muốn Chí thành người như thế nào, Chí sẽ cố gắng thay đổi, ngay từ giây phút này. Chí sợ sự cô đọc ghẻ lạnh lắm rồi, Chí cần tình người, Chí muốn làm một con người. Xin Nở hãy đưa Chí trở về kiếp sống con người. (van xin, nức nở)
– Nở: không là không. Người đâu mà lì thế. Không lôi thôi gì nữa. (dúi cho CP một cái ngã xuống đất)
– Chí Phèo(bò theo, không ngớt gọi, khóc rưng rức). Đời ơi là đời, sao lại phũ phàng với Chí đến vậy. Ta có tội gì mà cuộc đời bất công tàn nhẫn đến thế. Tiên sư cha đứa nào đẻ ra thằng Chí Phèo này. Ô hô, ta là thằng không cha cơ mà. Không cha, không cha. Tiên sư đứa nào dèm pha để con Nở nó từ chối ông. Làm người khó đến thế hay sao.
Lấy tay lần những vết mảnh chai trên má: a ha, đúng rồi. Chính là chúng mày, mấy cái vết sẹo khốn nạn này. Mày là di chứng của những lần tao đi ăn vạ đúng không, chính mà đã tố cáo tội trạng quỷ dữ của tao, chính mày đã là hàng rào dây thép gai cô lập tao, ngăn tao trở về với đồng loại của mình, mày đáng chết. Thằng Chí Phèo đáng chết.
Với tay lấy chai rượu uống:được thôi, không cho ông lương thiện à, muốn đẩy ông ra à, muốn cự tuyệt ông à. Ông không sợ giời, ông không sợ đất, ông sợ cái gì chứ. Gượng đã, nhưng vì sao ông ra nông nỗi này. Mẹ cha con khọm già nhà nó, nó dám chê bai ông à. Được, ông sẽ đi giết cả nhà mày cho bõ tức. Bàn tay này nhuốm máu nhiều rồi, thêm mày nữa có là gì chứ. (Lảo đảo bước đi)
Bỗng khựng lại, mũi hít hà, nói một mình: đâu như có mùi cháo hành, Thị Nở, hay là thị lại qua nhỉ. Mắt nhìn ngó nghiêng. (Không thấy, thất vọng)
Cháo hành ư, tình người ư, chỉ là cái thoáng qua trong cuộc đời Chí Phèo khốn nạn này. Cơ sự vì đâu đây. Phải rồi, từ khi ta đi tù về. Vì sao ta đi tù, a ha, Bá Kiến, con cáo già khôn lỏi ấy. Chính hắn đã đóng đinh lên ngôi một tha hóa của ta, được rồi, ta sẽ đi tìm hắn để đòi món nợ này. Hãy đợi đấy tên Bá Kiến kia. Ta sẽ đòi lại lương thiện. Rồi mọi người sẽ hiểu ta, sẽ biết ta thèm lương thiện biết nhường nào, rồi họ sẽ nhận ra khát khao của ta, sẽ đón ta trở lại bằng ánh mắt bao dung đùm bọc. Ta tin điều đó. Rồi lảo đảo đi.
Đội II: Tên kịch bản:          Chí Phèo ăn vạ
Bên ngoài đường, Chí Phèo xuất hiện:
CP: ( Mặt đỏ tía tai, tay cầm chai sành, áo phanh, quần ống thấp ống cao đi khệnh khạng tới nhà  Bá Kiến, hắn  đi lảo đảo, vừa đi vừa chửi)
Mẹ kiếp! Sao rươu Kim Sơn gì mà uống mãi chẳng thấy say gì cả?…rượu giả rồi… Sao thời này mà nó còn kinh doanh cả rượu lậu nữa cơ chứ… Thế này thì chỉ có chết những thằng nghiện rượu như mình. (vẻ mặt hằn học bực tức). Thế có phí rượu không cơ chứ??
Trong nhà cụ Bá: các bà vợ đang mỗi người mỗi góc ngắm vuốt… Đột nhiên:
Bà Tư: Úi giời!!! Chị Ba…, chị trong kìa, cái con Năm nhà mình sao nó cứ phây phây trẻ mãi ý nhờ, suốt ngày phấn son choe choét, cái mỏ thì chu mãi lên để chụp ảnh… lại còn dùng camera 306 độ mới khổ chứ??? Thảo nào mà nó câu được nhiều giai như vậy (Ấy nhầm nhiều like).
Bà Ba: Cô Tư nói chí phải…Thực ra con đấy, nó nhan sắc thì có hạn mà thủ đoạn lại vô biên…haiz… Chuông khánh còn chẳng ăn ai…những là mảnh chĩnh, mảnh chai bờ rào. Chẳng qua là được thẩm mĩ viên Cát Tường nó chỉnh sửa cho thôi. Chứ chị mày đây nè!!! Chục năm về trước còn trẻ đẹp hơn nó nhiều. Cô Tư không biết đấy thôi, chứ xưa kẻ vẻ đẹp của tôi khiến “hoa phải ghen, liễu phải hờn”. V́ vậy mà ối đứa bị cụ Bá cho đi ở tù đó. Mà khổ thân, trong đó có thằng Chí Phèo ý… nghĩ lại mà vẫn cứ thấy thinh thích ý.
Bà Tư: (Mắt tròn mắt dẹt ra điều ngạc nhiên) Ối giời!!! Những thế kia!! Chị thật là có phước đấy ạ!
Quay đi lẩm bẩm một mình: “Chảnh cầy mà cứ ngỡ fair play”. Ngoài mặt thì thơ ngây những bên trong đúng chất mặt dày.
 
Bên ngoài cổng nhà Bá Kiến:
CP: A…! Đây rồi! .. Nhà thằng Bá Kiến đây rồi. Mày chết với ông mày… Mày chui ra đây cho ông coi??? Tông môn nhà chúng bay. Nhờ phúc của nhà tụi bay. Ờ…! Đúng rồi! Phúc to lắm ý! Giờ ông về rồi đây??? Hôm nay, ông sẽ liều chết với bố con nhà thằng Bá Kiến.
Tiếng chửi ấy vọng từng lời vào nhà Bá Kiến, làm thanh động cả nhả:
Bà Cả: Thằng Tèo đâu? Ra xem thằng trời đánh nào mà dám đến trước cửa nhà bà gây sự vậy hả???
Thằng Tèo: Ối giời ơi! Các bà ơi! Thằng Chí….! Thằng Chí nó về rồi ạ… Nó đang lôi cả tổng nhà mình ra chửi đấy ạ.
Bà Hai (liếc mắt, dè bỉu): cũng chỉ tại cô thôi Ba ạ, ai bảo ngày xưa vì cô mà nó phải đi ở tù??? Nên bay giờ nó quay lại trả thù… Bây giờ thì phải làm thế nào?? Bà Ba (giãy nảy chống đối): Kìa. Sao các chị lại đổ lỗi tại em?
Bà Hai (vẫn giọng điệu trách móc, xóc xỉa): Không tại mày thì tại tao chắc? Tại ai ngày đấy cứ phe phẩy, te tởn , lại còn bắt nó bóp chân. Đã thế lại còn cứ bắt nó bóp lên cao cao…(vẻ mặt coi thường, bực tức).
Bà Năm: (đon đả lòa loẹt cong cớn vẫy tay): Thôi… thôi các chị ơi… để em phone cho anh Bá về giải quyết.
Bốn bà còn lại đồng thanh: Ừ! Đúng rồi đấy, mau gọi luôn đi!
Bà Tư: Giờ mình phải dùng biện pháp đế chế để áp chế thằng Phèo này lại mới được chị ạ. Em có ý kiến này
Bà Cả: ý kiến gì nói đi mau lên….
Bà Tư: Theo em, cả năm chị em cứ lôi nhau ra chửi cho nó một trận, năm đấu một không chột cũng què.
Bà Hai (nói với giọng hưởng ứng): Oki! Nâu bro blem!
Bà Năm (vội vã, ra chiều quan trọng): Các chị ạ, trong giờ phút thiêng liêng  này… Các chị để em làm kiểu ảnh ắp lên facebook … check in tại nhà cụ Bá với biểu tượng cảm xúc hứng khởi cho chúng nó sợ….ha ha…
Năm bà tạo dáng chụp ảnh đủ kiểu trong khi ngoài cổng tiếng chó cắn và tiếng chửi của CP đang ầm ĩ.
Ra đến ngoài cổng, nhìn vào Chí Phèo đang ngật ngưỡng:
Bà Cả (dáng vẻ tiên phong cong cớn): Ôi khổ chửa! cái thằng không cha không mẹ kia, nhà bà có nợ nần gì mày mà mày lôi tổ tông nhà bà lên mà chửi thế hả?
Cả năm cùng đồng thanh, dằn tay vào mặt CP: mà mày lôi cả tổ tông nhà bà lên mà chửi hả?
(Trong khi đó, dân làng kéo đến ùn ùn để xem sự tình ở đó ra làm sao?)
Dân làng 1: Phen này cha con thằng Bá Kiến đố mà dám vác mặt đi đâu được, đỡ phải suốt ngày đọc được mấy cái sờ ta tụt vô vị và những cái ảnh lố lăng kệch cỡm… Úi chao! Có mà mồ mả tổ tiên đến lộn lên hết cả rồi.
Dân làng 2: Phúc đời cho nhà nó, chắc là ông Lí không có nhà.
Lí Cường xuất hiện, vừa lúc về đến nhà:
Lí Cường:  Tưởng ai. Hóa ra thằng Phèo thằng phổi chứ ai? Mày muốn lôi thôi cái gì?  Thân phận cóc ghẻ mà lại đòi chèo mâm cao đúng không? Nhầm to rồi con ơi!
Bà Cả (chạy ra, đứng nép sau lưng con như là nạn nhân bị ức hiếp): Ôi! Còn rồng vàng con heo ngọc của mẹ đã về rồi. Mau dạy cho cái thằng không cha không mẹ này một trận đi giai nhớn.
Lí Cường: Mẹ cứ để on xử lí cái loại rác rưởi này. Tiến đến CP: mày muốn cái gì hả thằng kia. Nói rồi tát một cái rất kêu vào mặt CP.
CP:  (lảo đảo cố với lấy cái iphone ra chụp ảnh lưu lại bằng chưng bằng cách ắp một cái sờ ta tụt: Đắng lòng! Tù nhân mới ra bị ức hiếp tại nhà cụ Bá!)
(Sau khi cất yên chí điện thoại vào túi, CP đập chai rượu xuống đất lấy một mảnh chai khứa nham nhảm vào mặt.)… kêu: Ối làng nước ơi! Ối dân làng ơi! Bố con nhà thằng Bá nó đâm chết tôi…Cứu tôi zới… Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi… Ôi sao thiên vương ơi!… Ối quỷ thần ơi…
Lí Cường  (mặt tái mét, sợ hãi những vẫn cố nhếch mép cười khinh bỉ)
Dân làng (bình luận): Ngỡ là gì?? Hóa ra là màn cào mặt ăn vạ đây mà! Thôi anh em cố gắng chụp lén lấy kiểu đèm đẹp ắp phết nói chuyện com men chém gió cho zui!
Bà Hai ( tay chống hông, tay kia chỉ vào mặt CP): OMG! Cái thằng nhãi kia, mày định nằm ăn vạ nhà bà hả! Nhưng đừng vội đắc ý! Anh Bá ( ô pa) của ta sắp về rồi. Mày sắp lên thớt rồi con ơi!
Bốn bà còn lại đồng thanh: Sắp lên thớt rồi con ơi!
Bà Cả (xỉa xói): Bẩn như rận mà muốn làm thiên thần, rách nát rã rời lại ước mơ làm mẹ đời thiên hạ. Thứ dơ như mày chỉ cần tao nhìn sơ là đã nhớ.
CP: Mày đừng nghĩ mày có quyền có tiếng. Thật ra mày được cái gì ngoài cái miệng? Mày tưởng mày có danh mày mạnh. Hãy nhìn lại mình đi. Xấu từ ngoại hình đến tính cách. Ông khinh nhé.(dằn từng tiếng)
Bà Cả( hằn học bực tức): Tao không xinh…không lung linh những ít ra… tao khôn bị thần kinh giống mày. Mày nghĩ mày là ai… mà … mang tao ra để so sánh.. Xin lỗi, tao khác mày. Nên nếch đi cho nhiệt độ trái đất được bình yên.
CP(lăn lóc, nằm dưới đất rên lên thê thảm)
Bá Kiến về đến nhà:
Cụ Bá( từ xa đi đến cất tiếng rất sang): Có chuyện gì mà đông thế này?
Dân làng: Lạy cụ…Lạy cụ.
Cả năm bà vợ xun xoe ra đón chực kể tội CP và tâng công đã chửi cho hắn một bài học. Bà cả rẽ đám đến bên cụ Bá:
Bà Cả : Ông đã về rồi đấy hả…mau vào mà xem… cái thằng chết giẫm này nó dám tới ăn vạ nhà ta…
Cụ Bá (bình tĩnh, chậm dãi đe nẹt): Các bà đi vào nhà đi,  đàn bà chỉ lội thôi biết gì? (Quay sang dân làng) Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ có gì đâu mà xúm lại như thế này?
Đám đông giải tán
Cụ khẽ lay CP:  Anh CP ơi! Sao anh lại làm ra thế! Có gì ta nói chuyện tử tế với nhau. Người lớn cả mà. Làm vậy mang tiếng xấu chết. (giọng dịu dàng)
CP ( mở mắt, lim dim): Á! Mày bảo tao là xấu hả! Ừ thì tao xấu, nhưng kết cấu tao hài hòa, còn đỡ hơn mày, xấu từ xương chậu xấu ra đến ma còn phải tránh xa khi tiếp xúc.
Lập tức ngồi dậy: Hôm nay tao chỉ liểu chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp! Có thằng rũ từ chưa biết chừng.
Cụ Bá (cười nhạt): Cái nh này mới nói hay làm sao! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ phải con nghóe đâu. Lại say rồi phải không
Đổi giọng thân mật: Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước. Có gì ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế? Người ngoài biết mang tiếng cả.
Xốc Chí đứng dạy rồi phàn nàn: Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu có đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau thế nào cũng xong. Chỉ tại thằng Lí Cường nóng tính, không nghĩ trước sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy
Cất tiếng gọi Lí CườngLí Cường đâu! Tội mày đáng chết. không bảo người nhà đun nước mau lên?
CP  thấy xuôi xuôi, lảo đảo theo Bá Kiến đi vào trong nhà.
Bá Kiến (ngó trước sau, dúi vào tay CP mấy đồng bạc, nói:): đây. Anh cầm lấy mà uống rượu. Hết cứ đến bảo tôi chứ đừng làm khổ thân như vậy. Cứ nghe lời tôi thì bao nhiêu tiền uống rượu cũng có. (giọng tinh quái)
CP: Cầm tiền hả hê, rồi đứng dậy đi ra.
Quay xuống khán giả: Tưởng bố con nhà mày to à. Vẫn còn thua ông nhé. Lại có tiền uống rượu rồi. Cơ bản là Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Ha ha.
Hắn cười ha ha ra về với sự thỏa mãn.
 Thông tin về nhóm giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm:
Phan Sỹ Quý
Phạm Thị Thanh Mai
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục 2006
  2. Bùi Mạnh Hùng. Một cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông. Tạp chíNgôn ngữ và đời sống, số 7 & 8/2012.
  3. Bùi Mạnh Hùng. Chuẩn Chương trình cốt lõi của Mỹ và một số liên hệ với việc đổi mới chương trình Ngữ văn ở Việt Nam.Tạp chíKhoa học(Đại học Sư phạm TP. HCM, số chuyên về Nghiên cứu Giáo dục học), số 4/2013.
  4. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia 1996.
  5. 5. Trần Đình Sử. Trở về với văn bản văn học – Con đường đổi mới căn bảnphương pháp dạy học Văn. BáoVăn nghệsố 10/2009.
  6. 6. Đỗ Ngọc Thống. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam – hiện trạng, hướng phát triển và những vấn đề liên quan. Kỷ yếuHội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Namdo Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 2013.
  7. 7. Nguyễn Minh Thuyết. Một số vấn đề về đánh giá chương trình, sách giáo khoa hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới. Kỷ yếuHội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013.
  8. Nguyễn Thế Truyền. Giới thiệu về trò chơi vui học môn Tiếng Việt THCS, Tạp chí ngôn ngữ số 12 năm 2006

 Xem thêm :
Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *