Bài văn hay Phân tích bài thơ Sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh

Bài văn phân tích Sóng- Xuân Quỳnh, hay và giàu cảm xúc.

Sóng của Xuân Quỳnh- Những cung bậc tình yêu

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã gợi ý cho tôi viết bài này.
“Giao thừa là giây phút của những ước mơ” có ai đó đã nói đại ý như vậy.
Quả thật, cuộc sống chỉ thực sự thi vị khi con người ta sống trong mơ ước. Mơ ước đẹp bao giờ cũng đáng trân trọng, nâng niu. Trong giờ phút thiêng liêng đón chào năm mới tôi bỗng nhớ về khát vọng của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, dẫu chị không còn ở độ tuổi mười tám, dẫu không phải là rung động đầu đời nhưng: Nỗi khát vọng tình yêu vẫn Bồi hồi trong ngực trẻ…
Vâng. Khi người ta yêu là khi người ta còn trẻ. Và, Xuân Quỳnh trẻ mãi bởi “Chị sinh ra dường như là để cho thơ và cho tình yêu”. Nhận định ấy của sách giáo khoa Văn học 12 đã nói chính xác hồn vía thơ Xuân Quỳnh.
Viết về tình yéu. Xuân Quỳnh không phải là nữ sĩ duy nhất, càng khống phải là thi sĩ duy nhất. Tình yếu là đề tài vĩnh cửu. Trái đất có bao nhiêu con người thì bấy nhiêu tình yêu. Ai đó đã nói rằng nếu khổng có tình yêu trên trái đất này thì vầng mặt trời sẽ tắt. Đi vào để tài tình yêu, Xuân Quỳnh không hề lặp lại người khác và cũng không lặp lại chính mình.
Sóng là một trong những bài thơ để đời về tình yêu của chị. Có phải ngẫu nhiên nữ sĩ chọn thể thơ năm chữ? Thơ ngũ ngôn chuyển tải nhịp sóng lòng, chuyển tải sự xốn xang của trái tim tình yêu là phù hợp hơn cả. Khổ thơ thứ nhất, như một sự giãi bày, củng là một lời lí giải. Giãi bày vìchị đã  nóí đúng những cung bậc thổn thức của con tim người phụ nữ đang yêu Những đối cực:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
vừa là thuộc tính của sóng vừa là khí chất của người phụ nữ. Nhất là người phụ nữ đang yêu. Những đối cực ấy lí giải vì sao trái tim yêu dịu dàng và sôi nổi, lặng lẽ và đắm say lại không chịu gò bó trong khuôn khổ nhỏ hẹp, chật chội để tìm đến với chân trời khoáng đạt bao la:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ngôn ngữ Việt Nam có những trường hợp đồng nghĩa khá thú vị: bể cũng là biển. Vì sao Xuân Quỳnh không dùng chữ “biển”: lượng nguyên âm và phụ âm nhiều hơn nhưng phụ âm cuối “n” lại là phụ âm khép, nó hạn chế sự vang ngân. Còn “bể”: tận cùng là nguyên âm, không phải là phụ âm khép, do đó, độ dài rộng, sự bao la của biển như được nới rộng tới không cùng. Phải là như thế mới là chân trời của tình yêu, của sóng – của em – của người phụ nữ chưa phút giây nào trong cuộc đời thôi khát khao tình yêu nồng cháy.
Với tình yêu chân chính, không tính toán, người ta không thể biết thời đểm chính xác để tình yêu bắt đầu. Cũng như vậy, Xuân Quỳnh lí giải;
Sóng bắt đấu từ gió
Gió bắt đẩu từ đâu?                                                          ‘  f
Em cũng không biết nữa
Khi nào tư yêu nhau
Không biết chính xác phút nào em yêu anh. Nhưng, quan trọng nhất là trong đôi mắt em, anh là tất cả. Có anh rồi, sự băn khoăn kia bỗng trở thành vô nghĩa. Yêu là nhớ. Dường như, đó là một quy luật và muôn đời nay, người ta vãn dùng nỗi nhớ để “xác nhận” sự còn, mất của tình yêu. “Một trái tim đang nhớ, là một trái tim đang yêu; một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chán của một trái tim ngừng yêu” (Chu Văn Sơn) và càng nhớ da diết thì tình yêu càng sâu sắc. Khi yêu, người ta hay triết lí, và để triết lí đỡ khô khan, còn cách nào hơn dùng nghệ thuật so sánh? Có phải vì vậy mà Xuân Quỳnh so sánh:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi! con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Biển khơi bao la có bao nhiêu con sóng thì có bấy nhiêu nỗi nhớ, dù đó là sóng nổi, sóng chìm, sóng nhẹ hay sóng sâu… Em nhớ anh như sóng nhớ bờ. Đại dương có nhiều sóng; đời chỉ có một em. Nỗi nhớ, em dành cho anh, bằng tất cả nỗi nhớ của bao con sóng kia hợp lại. Thế đã là sâu sắc, thế đã là tha thiết. Nhưng không, Xuân Quỳnh không bằng lòng với sự so sánh ngang bằng ấy. Với sự say mê (mà động lực cũng từ sự thôi thúc của trái tim tình yêu) chị đem đến cho độc giả một sự bất ngờ đến thú vị, cũng là một sự cảm phục chân thành bởi chị không ngần ngại thể hiện chân thật nỗi nhớ trong tình yêu cháy bỏng đến dường ấy:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nhớ trong cõi thực, nhớ cả trong cõi mơ. Mơ thấy anh đã là biểu hiện cao của nỗi nhớ. Nhưng, thức cả trong mơ để nhớ anh thì quả là, không còn một cách diễn đạt nào sâu sắc hơn.
Sóng là bài thơ tình yêu, Sóng cũng là bài thơ về nỗi nhớ. Chẳng phải thế sao? Chín khổ thơ, khổ dài nhất, ấn tượng nhất đối với người đọc là khổ thứ năm này. Đây là khổ thơ duy nhất trong bài có độ dài lớn nhất: Sáu câu thơ (tám khổ còn lại, mỗi khổ bốn câu thơ). Hình như, Xuân Quỳnh quan niệm khổ thơ kéo dài là để đo độ dài của nỗi nhớ – cũng là độ sâu sắc của tình yêu. Tình yêu của chị, quả là chỉ có thể đo bằng thời gian vô tận và không gian mênh mông. Và, đi kèm với tình yêu luôn luôn là niềm tin. Vâng. Chỉ với niềm tin, những người yêu nhau mới có khả năng chờ đợi, mới có khả năng tồn tại và cống hiến cho đời bằng tất cả tâm sức và trí tuệ. Xuân Quỳnh tin vào tình yêu bằng một niềm tin chắc chắn: Dù ờ đâu, chị luôn luôn có người yêu bên cạnh vì chị luôn nghĩ về anh, nghĩ về tình yêu:
Dẫu xuôi về phương bắc…Hướng về anh một phương.
 
Có phải ý nghĩ làm cho con người gần nhau hơn? Có phải ý nghĩ thu hẹp khoáng cách hơn? Tất nhiên, luôn luôn nghĩ về người yêu là hạnh phúc. Nhung, chưa đủ. Bời thế, chị muôn hoá thân thành sóng biển. Không phải một con sóng mà là “tràm con sóng nhỏ” để hoà vào biển lớn tình yêu, để dược vinh viền sông trong tình yêu, để mãi mãi tình yêu nâng đỡ con người đến những chân trời hạnh phúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Đê ngàn năm còn vỗ.
Nếu ở khổ thơ thứ 7, còn là âm điệu của một niềm tin chắc chắn:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Ta như thấy, trong đó, có cả âm điệu của ca dao thuở trước “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo…”. Núi cao, vực sâu, … đâu phải là trở ngại nếu tình cảm con người cao hơn núi, sâu hơn sông? Bởi thế, dự cảm về “muôn vời cách trở” đi liền với niềm tin: sóng sẽ tới bờ – như khát vọng về tình yêu sẽ luôn được thoả nguyện. “Trăm ngàn con sóng” có con nổi, con chìm, và trong hành trình không mệt mỏi, con sóng nào rồi cũng tới đích. Niềm tin của chị, sao mà trong sáng, sao mà đáng yêu? Tiếng thơ là tiếng lòng. Bởi vậy Sóng là thơ, Sóng cũng là tình. Tinh yêu noi Xuân Quỳnh chưa bao giờ vơi nguội, niềm tin nơi Xuân Quỳnh chưa bao giờ mai một. Nhưng, Xuân Quỳnh còn là một trái tim của dự cảm và lo âu: biển khơi vẫn rộng, mây vẫn bay, thời gian vẫn vĩnh hằng? Có phải vì câu hỏi ấy, mà Xuân Quỳnh chẳng muốn phân thân, chị muốn nhập thân vào sóng. Vì thế, hơi thơ gấp gáp hơn, câu hỏi “Làm sao được tan ra”, được hoà thành sóng biển để tồn tại vĩnh hằng có một sức mê hoặc lòng người. Không, phải là sức mê hoặc đối với tình yêu. Chì có thể dùng tình người mới hiểu hết tình thơ – tình đời mà Xuân Quỳnh gửi vào bài thơ Sóng.
Dẫu chị chẳng thề thốt như Xuân Diệu:
Kẻ đa tình không cần đến thịt da
Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma
nhưng chị dã hứa bằng lời hứa của trái tim yêu chân thật:
nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Lẽ nào lại không trân trọng một lời hứa như thế? Và, đã bao lần đọc thơ chị, trong tôi vẫn nguyên vẹn sự xốn xang trước câu hỏi cháy lòng:
Làm sao dược tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Không phải là một trái tim phụ nữ với tình yêu sôi nổi và mê say không thể có được một câu hỏi, một âm điệu da diết và khắc khoải như thế.
Mùa xuân dã vể, cảm xúc mùa xuân và cảm xúc tình yêu dường như có duyên nợ. Bời thế, mỗi dịp xuân sang, tôi vẫn hằng ngâm nga thơ tình yêu cùa chị và tôi dám chắc rằng, nhiểu người cũng dồng cảm với tôi bời “Nếu trái đất không có tình yêu thì vầng mặt trời sẽ tắt”.

ThS. Đỗ Nguyên Hương

Xem thêm : Sóng Xuân Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *