Tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

Tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc:
Bài làm:
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn…”
Giống như mỗi người, sẽ sở hữu riêng cho mình một loại vân tay riêng, không giống bất kì ai. Thì mỗi nhà văn, nhà thơ, cũng sẽ sở hữu một phong cách “một dạng vân chữ” riêng biệt. Vì thế, khi đọc những tác phẩm văn chương, ta không thể trộn lẫn giữa Hồ Xuân Hương với Xuân Quỳnh khi cả hai cùng nói rất hay về thơ tình yêu người phụ nữ. Và nổi lên trong phong trào dân tộc dân chủ, cùng sự phát triển của văn học nước nhà, ta nhớ tới Tố Hữu, những khổ thơ mượt mà như áng tóc chữ tình của ông, học được trong ca dạo nhưng lại nổi lên một phong cách rất riêng của Tố Hữu, và ta được biết đến điều đó rõ hơn, thông qua 8 khổ thơ đầu bài thơ Việt Bắc.
Nói đến Tố Hữu là nói ngay đến cây đại thụ của làng văn. Ông mang trong mình một áng thơ ca chạy suốt chiều dài lịch sử, thơ văn viết về lịch sử là thế, nhưng trong đó lại mang đậm dấu ấn của một người con rất Huế, rất Việt Nam, lúc nào cũng tha thiết, lúc nào cũng vấn vương gợi tình.
Mình về mình có nhớ ta
Mười năm lăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Bài thơ Việt Bắc là một trong những kiệt tác văn chương rất tiêu biểu của tiếng thơ Tố Hữu. Ra đời trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp vừa dành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tiếp quản. Lấy cảm hứng từ buổi chia tay mang ý nghĩa lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết ra áng thơ này. Việt Bắc như mang nặng hồn thiêng của sông núi, vì thế, bài thơ đến gần với trái tim người đọc, nhờ tính dân tộc đậm đã, được thể hiện đậm nét trong cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Ta biết tính dân tộc trong một bài thơ, là một khái niệm quen thuộc, thuộc phạm trù tư tưởng- thẩm mĩ, và là mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn học và dân tộc. Tính dân tộc trong một bài thơ là cách thức thể hiện và nội dung có tính bền vững cho các sáng tác của dân tộc ta, được hình thành từ quá trình phát triển của dân tộc từ xưa đến nay. Và tính dân tộc, phải được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Trong ca dao ta vẫn thường nghe có câu:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào
Vậy đấy, tính dân tộc là đây chứ đâu. Vì sao ca dao dân ca từ ngàn đời nay vẫn mới và vẫn luôn khiến ta cảm thấy mến thương như vậy. Đơn giản, bởi ca dao luôn mang đậm chất trữ tình, ngọt ngào, chân chất và gần  gũi, được thể hiện qua thể thơ lục bát uyển chuyển. Bắt nhịp và nối tiếp những giá trị cao quý đó của ca dao dân ca, Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn để làm ra Việt Bắc.
Mình về mình có nhớ ta
Mười năm lăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Tính dân tộc trước hết thể hiện ở thể thơ lục bát quen thuộc, nhờ nó, ý thơ vốn uyển chuyển và đầy chất trữ tình của Tố Hữu càng được bộc lộ một cách rõ nét. Không những thế, Tố Hữu đã vận dụng khéo léo lối đối đáp vốn là hình thức quen thuộc trong ca dao, ngôn ngữ mượt mà, uyển chuyển, đặc tả tình cảm giữa mình – ta ngọt ngào sâu lắng, mà ta vốn thường hay gặp trong những câu ca dao viết về tình yêu lứa đôi.
Đoạn thơ đầu đặc tả nỗi nhớ của người ở lại dành cho người da đi, ngôn từ bình dị nhưng tha thiết và quyện chặt trong lòng kẻ đi người ở. Tình cảm người gắn bó keo sơn tựa như tình cảm đôi lứa, qua đó càng cho ta thấy sự đoàn kết của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Hóa ra, dù có khó khăn cách trở về không gian, thời gian, trái tim của những người con đất Việt vẫn mãi gắn bó và dành cho nhau. Chỉ cần anh cần, tôi luôn có mặt. Những hình ảnh mang đậm tính dân tộc cũng được tả rõ nét, đó là “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” những cây, những núi, sông, nguồn, là những hình ảnh quen thuộc, vốn đã đi vào tiềm thức của người dân ta muôn đời.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Lời đầu tiên là lời người ở lại dành cho người ra đi, vì nhớ thương, vì luôn canh cánh trong lòng, nên đoạn thơ này tựa như một lời đồng vọng thân thương mà người ra đi đáp lại người ở. Từ “ai” là một đại từ phiếm chỉ, như ám chỉ hình ảnh tiếng hát da diết và mộc mạc của người dân vùng núi Việt Bắc, người cất bước ra đi nhưng vọng trong hoài niệm, trong nhung nhớ vẫn luôn nghĩ về ân tình Việt Bắc, muối mặn gừng cay, phai chăng “Khi ta ở thì là nơi đất ở/ khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” là vậy? Những hình ảnh mang đậm tính dân tộc như “áo chàm” “cầm tay” mang một vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhưng ấm cúng lắm. Những cái bắt tay mặn mà tình cảm, những tấm áo chàm là hoán dụ cho nhân dân Việt Bắc, cầm tay thôi là đã nói lên tất cả, ngôn ngữ dần như cũng ngưng đọng lại, bồi hồi vì cảm xúc mà không nói thành lời.
Qua đó, càng nổi bật rõ nên nét dân tộc truyền lại trong thơ Tố Hữu, đặc tả vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình, son sắt của người dân quê hương. Việt Bắc là sự kế thừa trọn vẹn những tinh hoa của văn chương muôn đời.
Xem thêm :
VIỆT BẮC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *